SHB tham vọng tái cấu trúc thành công Bianfishco
SHB đặt tham vọng sẽ tham gia tái cấu trúc thành công Bianfishco - công ty vừa đứng trước nguy cơ phá sản
Thủ tục sở hữu 50% cổ phần cơ bản hoàn tất, SHB đặt tham vọng sẽ tham gia tái cấu trúc thành công Bianfishco - công ty vừa đứng trước nguy cơ phá sản.
Nguồn tin VnEconomy cho biết, ngày 24/8/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco).
Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ Bianfishco (tổng vốn điều lệ 500 tỷ đồng) và tham gia tái cấu trúc toàn diện công ty này.
Đi vào hoạt động từ năm 2005, Bianfishco đã tập trung đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản hiện đại với công suất chế biến 600 tấn cá/ngày. Bên cạnh đó Bianfishco đã đầu tư phát triển chuỗi cung ứng khép kín như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi hải sản rộng 100 ha, lập công ty sản xuất nước uống Collagen, lập viện nghiên cứu thủy sản… với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.
Đến nay sản phẩm của Bianfishco đã xuất khẩu vào 80 nước trong đó có những thị trường hết sức khắt khe như: Mỹ, Nhật và EU. Đặc biệt Bianfishco là một trong rất ít doanh nghiệp thủy sản có giấy phép xuất khẩu vào Mỹ với thuế suất bằng 0%.
Trong giai đoạn hoạt động ổn định, Bianfishco đạt doanh thu 100 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho 5.000 lao động. Đây từng được đánh giá là thương hiệu quốc gia hàng đầu về sản phẩm cá tra, cá basa được thị trường trong và ngoài nước ghi nhận.
Tuy nhiên, năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2012, Bianfishco gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định, chi phí tài chính tăng cao, ngân hàng ngưng cung cấp tín dụng, quản trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Công ty này bị thua lỗ, nợ đọng ngân hàng và người dân bán cá kéo dài, dẫn đến tình trạng có thể bị phá sản.
Các khoản nợ của Bianfishco tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Á châu (ACB) khá phức tạp, dù đều có tài sản đảm bảo là máy móc, nhà xưởng, bất động sản. Việc thế chấp 25 triệu cổ phần của bà Phạm Thị Diệu Hiền, nguyên Tổng giám đốc Bianfishco chỉ là bổ sung tài sản đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng nêu trên, Bianfishco không nhận thêm được khoản tiền nào từ việc thế chấp cổ phiếu này.
SHB cho biết, trên cơ sở kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trước đây (nay đã sáp nhập vào SHB), đồng thời đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Bianfishco nói riêng, SHB đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý để trở thành cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của Bianfishco.
SHB đã phối hợp cùng Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DATC (thuộc Bộ Tài chính), Bianfishco xây dựng phương án tái cấu trúc công ty này.
Cụ thể, SHB sẽ cùng DATC tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Bianfishco, đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, kiểm soát chi phí thị trường đầu vào và đầu ra.
SHB sẽ thực hiện giải ngân cho Bianfishco trả nợ tiền mua nguyên liệu của nông dân, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong khoảng thời gian ba năm nhằm sớm đưa công ty đi vào hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Đối với một số chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ.
Dự kiến, sau khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, công ty này sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng nhằm tăng năng lực tài chính, giảm chi phí đầu vào.
Sau đó, bước tiếp theo trong kế hoạch dự kiến là thành lập Tổng công ty Thủy sản Bình An trên cơ sở mở rộng, tiếp nhận và nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty vệ tinh (nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, công ty nuôi trồng thủy hải sản, tái cấu trúc công ty sản xuất nước uống Collagen, viện nghiên cứu thủy sản…).
Theo lãnh đạo SHB, với các giải pháp tổng thể trên, dự kiến trong năm 2013 Bianfishco sẽ đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả.
“Bianfishco hoạt động ổn định sẽ mang lại cho SHB nguồn thu ngoại tệ lớn, mở rộng đối tác, khách hàng, giải quyết số lượng lớn việc làm cho người lao động trong vùng. Dự kiến ba năm tới Bianfishco sẽ đại chúng hóa công ty, mời các tập đoàn kinh tế chuyên ngành thủy sản lớn trong và ngoài nước tham gia và thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung trong nước và quốc tế”, đại diện SHB cho biết.
Nguồn tin VnEconomy cho biết, ngày 24/8/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cần Thơ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco).
Theo đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ Bianfishco (tổng vốn điều lệ 500 tỷ đồng) và tham gia tái cấu trúc toàn diện công ty này.
Đi vào hoạt động từ năm 2005, Bianfishco đã tập trung đầu tư hệ thống dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản hiện đại với công suất chế biến 600 tấn cá/ngày. Bên cạnh đó Bianfishco đã đầu tư phát triển chuỗi cung ứng khép kín như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi hải sản rộng 100 ha, lập công ty sản xuất nước uống Collagen, lập viện nghiên cứu thủy sản… với các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.
Đến nay sản phẩm của Bianfishco đã xuất khẩu vào 80 nước trong đó có những thị trường hết sức khắt khe như: Mỹ, Nhật và EU. Đặc biệt Bianfishco là một trong rất ít doanh nghiệp thủy sản có giấy phép xuất khẩu vào Mỹ với thuế suất bằng 0%.
Trong giai đoạn hoạt động ổn định, Bianfishco đạt doanh thu 100 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho 5.000 lao động. Đây từng được đánh giá là thương hiệu quốc gia hàng đầu về sản phẩm cá tra, cá basa được thị trường trong và ngoài nước ghi nhận.
Tuy nhiên, năm 2011 và 7 tháng đầu năm 2012, Bianfishco gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu ổn định, chi phí tài chính tăng cao, ngân hàng ngưng cung cấp tín dụng, quản trị điều hành doanh nghiệp yếu kém khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Công ty này bị thua lỗ, nợ đọng ngân hàng và người dân bán cá kéo dài, dẫn đến tình trạng có thể bị phá sản.
Các khoản nợ của Bianfishco tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Á châu (ACB) khá phức tạp, dù đều có tài sản đảm bảo là máy móc, nhà xưởng, bất động sản. Việc thế chấp 25 triệu cổ phần của bà Phạm Thị Diệu Hiền, nguyên Tổng giám đốc Bianfishco chỉ là bổ sung tài sản đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng nêu trên, Bianfishco không nhận thêm được khoản tiền nào từ việc thế chấp cổ phiếu này.
SHB cho biết, trên cơ sở kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ của Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trước đây (nay đã sáp nhập vào SHB), đồng thời đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Bianfishco nói riêng, SHB đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý để trở thành cổ đông nắm giữ 50% cổ phần của Bianfishco.
SHB đã phối hợp cùng Công ty Mua bán nợ và Tài sản tồn đọng DATC (thuộc Bộ Tài chính), Bianfishco xây dựng phương án tái cấu trúc công ty này.
Cụ thể, SHB sẽ cùng DATC tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Bianfishco, đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, kiểm soát chi phí thị trường đầu vào và đầu ra.
SHB sẽ thực hiện giải ngân cho Bianfishco trả nợ tiền mua nguyên liệu của nông dân, bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bianfishco trong khoảng thời gian ba năm nhằm sớm đưa công ty đi vào hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả. Đối với một số chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán để chuyển nợ thành vốn góp khi Bianfishco tăng vốn điều lệ.
Dự kiến, sau khi hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào ổn định, công ty này sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng nhằm tăng năng lực tài chính, giảm chi phí đầu vào.
Sau đó, bước tiếp theo trong kế hoạch dự kiến là thành lập Tổng công ty Thủy sản Bình An trên cơ sở mở rộng, tiếp nhận và nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty vệ tinh (nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, công ty nuôi trồng thủy hải sản, tái cấu trúc công ty sản xuất nước uống Collagen, viện nghiên cứu thủy sản…).
Theo lãnh đạo SHB, với các giải pháp tổng thể trên, dự kiến trong năm 2013 Bianfishco sẽ đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả.
“Bianfishco hoạt động ổn định sẽ mang lại cho SHB nguồn thu ngoại tệ lớn, mở rộng đối tác, khách hàng, giải quyết số lượng lớn việc làm cho người lao động trong vùng. Dự kiến ba năm tới Bianfishco sẽ đại chúng hóa công ty, mời các tập đoàn kinh tế chuyên ngành thủy sản lớn trong và ngoài nước tham gia và thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung trong nước và quốc tế”, đại diện SHB cho biết.