Siết chặt đầu tư ngoài ngành: Doanh nghiệp phản pháo
Lập luận của doanh nghiệp là một số khoản đầu tư có lãi lớn, hoặc đầu tư không vì mục đích lợi nhuận mà để phục vụ cơ chế
Tình trạng đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp có vốn nhà nước sẽ bị hạn chế hơn, theo dự thảo nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Tuy nhiên, dự thảo quy định mới này đang “vấp” phải ý kiến phản đối của một số doanh nghiệp lớn, với lập luận là một số khoản đầu tư có lãi lớn, hoặc đầu tư không vì mục đích lợi nhuận mà để phục vụ cơ chế.
Dự thảo quy định, doanh nghiệp chỉ được đầu tư, góp vốn vào ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp. Mức vốn đầu tư vào từng lĩnh vực này không quá 10% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng tổng mức vốn đầu tư vào các lĩnh vực này không vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nếu trong cùng tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ có các công ty con cùng đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên thì tổng mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ không vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này, doanh nghiệp phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo Nghị định 09, công ty nhà nước được phép đầu tư trái ngành tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư. Riêng đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mức vốn đầu tư công ty nhà nước không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn. Mức vốn góp của công ty mẹ, công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn.
Cục Tài chính (Bộ Tài chính), đơn vị soạn thảo nghị định này cho biết, tỷ lệ đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm đều không vượt mức quy định. Trong khi năng lực quản trị của các doanh nghiệp còn hạn chế, sức cạnh tranh chưa mạnh thì việc siết đầu tư này để định hướng các doanh nghiệp nhà nước tập trung vốn đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh chính.
Không hoàn toàn đồng tình với quan điểm của ban soạn thảo, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng, đã đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm thì cần phải ở một mức độ đủ để kiểm soát.
Ví dụ, VNPT đang đầu tư vào Ngân hàng Hàng hải và ngân hàng này đang hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, do sức ép thoái vốn đầu tư trái ngành nên qua hai đợt tăng vốn vừa rồi, VNPT đều không được phép tăng vốn điều lệ và giảm dần từ 20% xuống còn 15% vốn điều lệ. Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Hàng hải vẫn là người của VNPT cử, đang làm theo nhiệm kỳ.
“Nếu bầu lại theo tỷ lệ vốn thì vị chủ tịch này sẽ phải rời bỏ vị trí. Như thế, VNPT sẽ mất kiểm soát. Thực tế, nếu xét vào hiệu quả thì khoản đầu tư vào Ngân hàng Hàng hải của VNPT đang đem lại lợi nhuận lớn cho tập đoàn, lớn hơn hiệu quả từ một số doanh nghiệp con xây lắp trong tập đoàn”, vị đại diện này nói.
Về quyền quyết định đầu tư, ông Trần Long An, Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng, dự thảo quy định tỷ lệ hội đồng thành viên được quyền quyết định đầu tư tới 50% vốn điều lệ là quá thấp. Bởi 50% vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ là không lớn.
“Quy định như thế là chặt chẽ quá”, ông An nói. Theo ông, quy định “tỷ lệ vốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán không quá 10% vốn điều lệ” là quá ít, đã đầu tư thì phải ra tấm, ra món, đủ độ để cầm trịch, chỉ đạo để chủ động trong kinh doanh, nên chăng tăng lên thành 15%, vị này đặt câu hỏi.
Đại diện Petrolimex cũng cho biết, trong một số trường hợp, việc đầu tư không phải là vì lợi nhuận mà để phục vụ cơ chế, định chế tài chính cho chính doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp ông đang đầu tư vào một ngân hàng liên doanh với Ấn Độ, để hỗ trợ trong việc nhập khẩu xăng dầu và hiện ngân hàng này đang sinh lãi rất tốt.
Với những lập luận như vậy, ông Trần Long An cho rằng nên mở tỷ lệ về quyền được quyết định đầu tư cho hội đồng thành viên là không quá 80% vốn điều lệ. Thêm vào đó, “nghị định cũng nên quy định rõ chỉ nên buộc doanh nghiệp xin ý kiến khi đầu tư trái ngành, còn với ngành nghề chính chờ xin ý kiến e rằng sẽ mất cơ hội”, ông An nói.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện VNPT nói, với các tập đoàn, tổng công ty nếu phải xin ý kiến chủ sở hữu, tức là, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Thủ tướng thì lại chờ ý kiến của các bộ, ngành thì dễ mất cơ hội kinh doanh.
Có phần e ngại về chuyện “siết chặt và gấp gáp” vấn đề đầu tư ra ngoài ngành, ông Trịnh Công Loan, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho rằng việc giảm vốn đầu tư ngoài ngành cần có lộ trình. Ví dụ, công ty tài chính của VICEM thành lập với vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn, chủ yếu trái ngành của các đơn vị khác thường là 30% vốn điều lệ, như Tổng công ty Thép, Ngân hàng Ngoại thương. “Nếu các đối tác đồng lọat rút vốn về thì số phận các công ty tài chính sẽ thế nào?”, ông Loan nói.
Tuy nhiên, dự thảo quy định mới này đang “vấp” phải ý kiến phản đối của một số doanh nghiệp lớn, với lập luận là một số khoản đầu tư có lãi lớn, hoặc đầu tư không vì mục đích lợi nhuận mà để phục vụ cơ chế.
Dự thảo quy định, doanh nghiệp chỉ được đầu tư, góp vốn vào ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp. Mức vốn đầu tư vào từng lĩnh vực này không quá 10% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng tổng mức vốn đầu tư vào các lĩnh vực này không vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
Nếu trong cùng tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ có các công ty con cùng đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên thì tổng mức vốn góp của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ không vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn. Trường hợp đặc biệt có nhu cầu đầu tư vượt quá quy định này, doanh nghiệp phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo Nghị định 09, công ty nhà nước được phép đầu tư trái ngành tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư. Riêng đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mức vốn đầu tư công ty nhà nước không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn. Mức vốn góp của công ty mẹ, công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn.
Cục Tài chính (Bộ Tài chính), đơn vị soạn thảo nghị định này cho biết, tỷ lệ đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm đều không vượt mức quy định. Trong khi năng lực quản trị của các doanh nghiệp còn hạn chế, sức cạnh tranh chưa mạnh thì việc siết đầu tư này để định hướng các doanh nghiệp nhà nước tập trung vốn đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh chính.
Không hoàn toàn đồng tình với quan điểm của ban soạn thảo, đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng, đã đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm thì cần phải ở một mức độ đủ để kiểm soát.
Ví dụ, VNPT đang đầu tư vào Ngân hàng Hàng hải và ngân hàng này đang hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, do sức ép thoái vốn đầu tư trái ngành nên qua hai đợt tăng vốn vừa rồi, VNPT đều không được phép tăng vốn điều lệ và giảm dần từ 20% xuống còn 15% vốn điều lệ. Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ngân hàng Hàng hải vẫn là người của VNPT cử, đang làm theo nhiệm kỳ.
“Nếu bầu lại theo tỷ lệ vốn thì vị chủ tịch này sẽ phải rời bỏ vị trí. Như thế, VNPT sẽ mất kiểm soát. Thực tế, nếu xét vào hiệu quả thì khoản đầu tư vào Ngân hàng Hàng hải của VNPT đang đem lại lợi nhuận lớn cho tập đoàn, lớn hơn hiệu quả từ một số doanh nghiệp con xây lắp trong tập đoàn”, vị đại diện này nói.
Về quyền quyết định đầu tư, ông Trần Long An, Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho rằng, dự thảo quy định tỷ lệ hội đồng thành viên được quyền quyết định đầu tư tới 50% vốn điều lệ là quá thấp. Bởi 50% vốn đối với các doanh nghiệp nhỏ là không lớn.
“Quy định như thế là chặt chẽ quá”, ông An nói. Theo ông, quy định “tỷ lệ vốn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán không quá 10% vốn điều lệ” là quá ít, đã đầu tư thì phải ra tấm, ra món, đủ độ để cầm trịch, chỉ đạo để chủ động trong kinh doanh, nên chăng tăng lên thành 15%, vị này đặt câu hỏi.
Đại diện Petrolimex cũng cho biết, trong một số trường hợp, việc đầu tư không phải là vì lợi nhuận mà để phục vụ cơ chế, định chế tài chính cho chính doanh nghiệp đó. Chẳng hạn, doanh nghiệp ông đang đầu tư vào một ngân hàng liên doanh với Ấn Độ, để hỗ trợ trong việc nhập khẩu xăng dầu và hiện ngân hàng này đang sinh lãi rất tốt.
Với những lập luận như vậy, ông Trần Long An cho rằng nên mở tỷ lệ về quyền được quyết định đầu tư cho hội đồng thành viên là không quá 80% vốn điều lệ. Thêm vào đó, “nghị định cũng nên quy định rõ chỉ nên buộc doanh nghiệp xin ý kiến khi đầu tư trái ngành, còn với ngành nghề chính chờ xin ý kiến e rằng sẽ mất cơ hội”, ông An nói.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện VNPT nói, với các tập đoàn, tổng công ty nếu phải xin ý kiến chủ sở hữu, tức là, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và Thủ tướng thì lại chờ ý kiến của các bộ, ngành thì dễ mất cơ hội kinh doanh.
Có phần e ngại về chuyện “siết chặt và gấp gáp” vấn đề đầu tư ra ngoài ngành, ông Trịnh Công Loan, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) cho rằng việc giảm vốn đầu tư ngoài ngành cần có lộ trình. Ví dụ, công ty tài chính của VICEM thành lập với vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn, chủ yếu trái ngành của các đơn vị khác thường là 30% vốn điều lệ, như Tổng công ty Thép, Ngân hàng Ngoại thương. “Nếu các đối tác đồng lọat rút vốn về thì số phận các công ty tài chính sẽ thế nào?”, ông Loan nói.