Siêu lợi nhuận với cổ phiếu “ruồi”
Đó là những cổ phiếu “ruồi” với mức giá gần như tương đương ve chai đồng nát
Thị trường chứng khoán bê bết trong tháng 10, nhưng vẫn có những cổ phiếu có thể đem lại siêu lợi nhuận trên sổ sách. Không phải là những blue-chip của các doanh nghiệp ngàn tỉ lợi nhuận, cũng không phải những cổ phiếu nóng đình đám ngày nào, đó là những cổ phiếu “ruồi” với mức giá gần như tương đương ve chai đồng nát!
Bù đắp nhỏ nhoi
Thống kê trên sàn HNX từ đầu tháng 10/2012 đến ngày 22/10, có tới 26 cổ phiếu tiềm năng đem lại mức lợi nhuận tối đa trên 20% cho những ai ra vào chuẩn thời điểm. Dĩ nhiên mức tăng trưởng này tính trên phương diện lý thuyết vì đa số nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận một phần nào đó trong toàn bộ sóng tăng tối đa. Một thông tin thú vị là trong số những cổ phiếu tăng mạnh nhất, không có cổ phiếu nào đạt thị giá trên 10.000 đồng.
Dẫn đầu HNX hiện đang là cổ phiếu FLC với mức tăng tối đa khoảng 64% tính đến ngày hôm qua. FLC có mức giá thấp nhất 4.500 đồng vào ngày 2/10 và ngày 23/10 đóng cửa ở mức 7.400 đồng. Cơ hội kiếm lợi nhuận ngắn hạn từ FLC là rất cao vì đây là một trong số ít cổ phiếu có mức thanh khoản dễ dàng cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên để hưởng một chút thành quả với FLC trong tháng 10, không ít nhà đầu tư đã phải chấp nhận những tháng ngày “sống trong địa ngục” với cổ phiếu này. FLC xứng đáng là một trong những cổ phiếu “ác mộng” nhất của thị trường trong năm 2012. Từ mức giá cao nhất trên 46.000 đồng hồi đầu tháng 3/2012, FLC đã giảm liên tục tròn 7 tháng về mức quanh 5.000 đồng vào đầu tháng 10.
Chính vấn đề khiến FLC giảm giá trong 7 tháng vừa qua đang là động lực để FLC tăng giá từ đầu tháng đến nay. Việc đẩy nhanh hoạt động bán bất động sản dự kiến đem lại doanh thu lớn cho FLC trong quý 3 và cả năm nay. Tuy nhiên thị trường vẫn chờ đợi một con số chính xác hơn là con số ước tính và giá FLC đang phản ánh kỳ vọng hơn là thực tế.
Dẫn đầu trên HSX hiện đang là VHG. Phục hồi từ mức giá thấp nhất 2.100 đồng của ngày 2/10, tính đến hôm qua (22/10) VHG đóng cửa ở mức 3.000 đồng, tương đương tỉ lệ tăng trưởng trên 42%. Tuy nhiên VHG đang có triển vọng mất vị trí quán quân này vào tay CTI khi VHG hôm nay đang giảm sàn với khối lượng bán quá lớn so với thanh khoản bình thường của mã này.
VHG được “đánh lên” mạnh mẽ cho đến cuối tuần trước và bắt đầu sụt giảm khi xuất hiện thông tin lỗ 5,49 tỷ đồng trong quý 3. Tính chung 9 tháng VHG lỗ hơn 21,6 tỷ đồng. Trong 3 phiên giao dịch cuối cùng còn tăng giá, HVG vẫn kịp chuyển nhượng đến 1,25 triệu cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu lớn này về tài khoản đến phiên hôm qua thì bắt đầu bị kẹt lại vì mất thanh khoản. Lượng giao dịch ngày 22/10 chỉ có hơn 11.000 cổ phiếu và hôm nay chỉ khoảng 6.000 cổ và đang mất thanh khoản.
Tuy không có thời gian sụt giảm dài như FLC, nhưng VHG cũng có thể xếp vào nhóm cổ phiếu “xay tiền” khủng nhất thị trường. Từ mức giá 6.600 đồng vào đầu tháng 5/2012, VHG đã rơi về mức 2.100 đồng vào đầu tháng 10. Thanh khoản trong suốt quá trình giảm giá này gần như bế tắc và khối lượng kẹt lại rất lớn.
Thống kê cũng cho thấy HSX có 16 mã đạt mức lợi nhuận trên 20% trong tháng 10, trong đó 9 cổ phiếu có thị giá dưới 10.000 đồng. Ngoài VHG, 3 cổ phiếu đạt lợi nhuận trên 30% là CTI, BGM và TTF. Có 6 cổ phiếu đạt lợi nhuận trên 25% là KBC, FDC, CNT, TDW, RIC và LCM. Tại HNX, trong số 26 mã đạt lợi nhuận trên 20%, có 10 mã đạt trên 30%, 8 mã từ 25% đến dưới 30%. Toàn bộ 26 cổ phiếu này đều có thị giá dưới 10.000 đồng và thấp nhất là NVC, giá chỉ có 1.000 đồng.
Cổ phiếu “ruồi” dễ thổi giá?
Trong số những cổ phiếu đem lại lợi nhuận trên 20% của HSX, rất thú vị khi xuất hiện VNM. Nếu chỉ tính riêng trong tháng 10, VNM phải chấp nhận xếp bét bảng, dưới cả chục cổ phiếu “ruồi” khác. Tuy nhiên nhìn từ chất lượng của lợi nhuận với góc độ cơ hội hiện thực hóa lợi nhuận, cũng như khả năng tham gia của các nguồn tiền lớn thì VNM chắc chắn dẫn đầu.
VNM thực tế đã có mức tăng trưởng cực tốt từ đầu tháng 8 đến nay. Tính chung từ đầu tháng 8/2012 thì VNM đã tăng gần 53%, một mức tăng cực hiếm đối với những blue-chip nặng ký như vậy. Giá trị giao dịch của VNM cũng rất cao do thị giá cao nên khối lượng giao dịch lớn đồng nghĩa với khả năng tham gia của các nhà đầu tư nhiều tiền. VNM lâu nay vẫn thuộc nhóm cổ phiếu đầu tư, và đây là cơ hội hiếm có cho cả hoạt động đầu cơ.
Khác với VNM, trong số các cổ phiếu thị giá thấp có mức tăng trưởng “khủng” vừa qua, hầu như không có mã nào gây ấn tượng về chất lượng. Lĩnh vực kinh doanh chính gặp khó khăn, giá cổ phiếu phản ánh sự thất vọng lẫn kỳ vọng kém cỏi trong suốt thời gian trước đó. Tuy nhiên các cổ phiếu này lại hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để “đánh lên”.
Đầu tiên luôn là mức giảm giá quá mạnh, khiến giá rơi về ngưỡng vài ngàn đồng, thậm chí thấp hơn. Do đó, các cổ phiếu này có độ hấp dẫn nhất định nếu nhà đầu tư quen “nhìn ngược” vào triền dốc giảm giá trước đó vì khi ước đoán mức phục hồi, các ngưỡng giá cũ thường được sử dụng để so sánh.
Mức giảm rất mạnh thường được cho là đã phản ánh hết thông tin xấu, nghĩa là giá không thể giảm thêm trừ phi tình hình xấu hơn nữa. Tiếp đến, thị giá rất thấp đồng nghĩa với nguồn tiền “đánh lên” không cần mạnh. Tùy vào mức độ thanh khoản mà có mã chỉ cần vài trăm triệu, đến vài tỉ đồng là đã có thể kéo lên kịch trần, hoặc khống chế toàn bộ thanh khoản của một phiên giao dịch. Cuối cùng, các cổ phiếu này thường kém minh bạch về thông tin, là điều kiện tốt để xuất hiện các tin đồn, phụ họa cho biến động giá.
Một khoảng tối trong số những cổ phiếu “ruồi” siêu lợi nhuận của tháng 10, là mức lãi có thể chỉ nằm trên sổ sách, hoặc “miếng bánh” chỉ giành cho những nhà đầu tư nhỏ. Yếu tố thanh khoản hàng ngày là một bằng chứng chính xác nhất về quy mô lợi nhuận tuyệt đối lớn hay nhỏ.
Với quy mô thanh khoản chỉ vài ngàn cổ phiếu như VCH hay LUT, BVG… thì mức lợi nhuận 30-50% cũng không nhiều ý nghĩa, có chăng chỉ là niềm vui của những người đang kẹt hàng.
Một yếu tố nữa, là thị giá quá thấp khiến mức tăng trưởng tính theo phần trăm lại rất cao. Không ít cổ phiếu chỉ biến động được một bước giá trong phiên nhưng đã kịch trần cả chục phần trăm như NVC.
Bù đắp nhỏ nhoi
Thống kê trên sàn HNX từ đầu tháng 10/2012 đến ngày 22/10, có tới 26 cổ phiếu tiềm năng đem lại mức lợi nhuận tối đa trên 20% cho những ai ra vào chuẩn thời điểm. Dĩ nhiên mức tăng trưởng này tính trên phương diện lý thuyết vì đa số nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lợi nhuận một phần nào đó trong toàn bộ sóng tăng tối đa. Một thông tin thú vị là trong số những cổ phiếu tăng mạnh nhất, không có cổ phiếu nào đạt thị giá trên 10.000 đồng.
Dẫn đầu HNX hiện đang là cổ phiếu FLC với mức tăng tối đa khoảng 64% tính đến ngày hôm qua. FLC có mức giá thấp nhất 4.500 đồng vào ngày 2/10 và ngày 23/10 đóng cửa ở mức 7.400 đồng. Cơ hội kiếm lợi nhuận ngắn hạn từ FLC là rất cao vì đây là một trong số ít cổ phiếu có mức thanh khoản dễ dàng cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên để hưởng một chút thành quả với FLC trong tháng 10, không ít nhà đầu tư đã phải chấp nhận những tháng ngày “sống trong địa ngục” với cổ phiếu này. FLC xứng đáng là một trong những cổ phiếu “ác mộng” nhất của thị trường trong năm 2012. Từ mức giá cao nhất trên 46.000 đồng hồi đầu tháng 3/2012, FLC đã giảm liên tục tròn 7 tháng về mức quanh 5.000 đồng vào đầu tháng 10.
Chính vấn đề khiến FLC giảm giá trong 7 tháng vừa qua đang là động lực để FLC tăng giá từ đầu tháng đến nay. Việc đẩy nhanh hoạt động bán bất động sản dự kiến đem lại doanh thu lớn cho FLC trong quý 3 và cả năm nay. Tuy nhiên thị trường vẫn chờ đợi một con số chính xác hơn là con số ước tính và giá FLC đang phản ánh kỳ vọng hơn là thực tế.
Thống kê cho thấy sàn Tp.HCM có 16 mã đạt mức lợi nhuận trên 20% trong tháng 10, trong đó 9 cổ phiếu có thị giá dưới 10.000 đồng.
Dẫn đầu trên HSX hiện đang là VHG. Phục hồi từ mức giá thấp nhất 2.100 đồng của ngày 2/10, tính đến hôm qua (22/10) VHG đóng cửa ở mức 3.000 đồng, tương đương tỉ lệ tăng trưởng trên 42%. Tuy nhiên VHG đang có triển vọng mất vị trí quán quân này vào tay CTI khi VHG hôm nay đang giảm sàn với khối lượng bán quá lớn so với thanh khoản bình thường của mã này.
VHG được “đánh lên” mạnh mẽ cho đến cuối tuần trước và bắt đầu sụt giảm khi xuất hiện thông tin lỗ 5,49 tỷ đồng trong quý 3. Tính chung 9 tháng VHG lỗ hơn 21,6 tỷ đồng. Trong 3 phiên giao dịch cuối cùng còn tăng giá, HVG vẫn kịp chuyển nhượng đến 1,25 triệu cổ phiếu. Khối lượng cổ phiếu lớn này về tài khoản đến phiên hôm qua thì bắt đầu bị kẹt lại vì mất thanh khoản. Lượng giao dịch ngày 22/10 chỉ có hơn 11.000 cổ phiếu và hôm nay chỉ khoảng 6.000 cổ và đang mất thanh khoản.
Tuy không có thời gian sụt giảm dài như FLC, nhưng VHG cũng có thể xếp vào nhóm cổ phiếu “xay tiền” khủng nhất thị trường. Từ mức giá 6.600 đồng vào đầu tháng 5/2012, VHG đã rơi về mức 2.100 đồng vào đầu tháng 10. Thanh khoản trong suốt quá trình giảm giá này gần như bế tắc và khối lượng kẹt lại rất lớn.
Thống kê cũng cho thấy HSX có 16 mã đạt mức lợi nhuận trên 20% trong tháng 10, trong đó 9 cổ phiếu có thị giá dưới 10.000 đồng. Ngoài VHG, 3 cổ phiếu đạt lợi nhuận trên 30% là CTI, BGM và TTF. Có 6 cổ phiếu đạt lợi nhuận trên 25% là KBC, FDC, CNT, TDW, RIC và LCM. Tại HNX, trong số 26 mã đạt lợi nhuận trên 20%, có 10 mã đạt trên 30%, 8 mã từ 25% đến dưới 30%. Toàn bộ 26 cổ phiếu này đều có thị giá dưới 10.000 đồng và thấp nhất là NVC, giá chỉ có 1.000 đồng.
Cổ phiếu “ruồi” dễ thổi giá?
Trong số những cổ phiếu đem lại lợi nhuận trên 20% của HSX, rất thú vị khi xuất hiện VNM. Nếu chỉ tính riêng trong tháng 10, VNM phải chấp nhận xếp bét bảng, dưới cả chục cổ phiếu “ruồi” khác. Tuy nhiên nhìn từ chất lượng của lợi nhuận với góc độ cơ hội hiện thực hóa lợi nhuận, cũng như khả năng tham gia của các nguồn tiền lớn thì VNM chắc chắn dẫn đầu.
VNM thực tế đã có mức tăng trưởng cực tốt từ đầu tháng 8 đến nay. Tính chung từ đầu tháng 8/2012 thì VNM đã tăng gần 53%, một mức tăng cực hiếm đối với những blue-chip nặng ký như vậy. Giá trị giao dịch của VNM cũng rất cao do thị giá cao nên khối lượng giao dịch lớn đồng nghĩa với khả năng tham gia của các nhà đầu tư nhiều tiền. VNM lâu nay vẫn thuộc nhóm cổ phiếu đầu tư, và đây là cơ hội hiếm có cho cả hoạt động đầu cơ.
Khác với VNM, trong số các cổ phiếu thị giá thấp có mức tăng trưởng “khủng” vừa qua, hầu như không có mã nào gây ấn tượng về chất lượng. Lĩnh vực kinh doanh chính gặp khó khăn, giá cổ phiếu phản ánh sự thất vọng lẫn kỳ vọng kém cỏi trong suốt thời gian trước đó. Tuy nhiên các cổ phiếu này lại hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để “đánh lên”.
Đầu tiên luôn là mức giảm giá quá mạnh, khiến giá rơi về ngưỡng vài ngàn đồng, thậm chí thấp hơn. Do đó, các cổ phiếu này có độ hấp dẫn nhất định nếu nhà đầu tư quen “nhìn ngược” vào triền dốc giảm giá trước đó vì khi ước đoán mức phục hồi, các ngưỡng giá cũ thường được sử dụng để so sánh.
Một khoảng tối trong số những cổ phiếu “ruồi” siêu lợi nhuận của tháng
10, là mức lãi có thể chỉ nằm trên sổ sách, hoặc “miếng bánh” chỉ giành
cho những nhà đầu tư nhỏ.
Mức giảm rất mạnh thường được cho là đã phản ánh hết thông tin xấu, nghĩa là giá không thể giảm thêm trừ phi tình hình xấu hơn nữa. Tiếp đến, thị giá rất thấp đồng nghĩa với nguồn tiền “đánh lên” không cần mạnh. Tùy vào mức độ thanh khoản mà có mã chỉ cần vài trăm triệu, đến vài tỉ đồng là đã có thể kéo lên kịch trần, hoặc khống chế toàn bộ thanh khoản của một phiên giao dịch. Cuối cùng, các cổ phiếu này thường kém minh bạch về thông tin, là điều kiện tốt để xuất hiện các tin đồn, phụ họa cho biến động giá.
Một khoảng tối trong số những cổ phiếu “ruồi” siêu lợi nhuận của tháng 10, là mức lãi có thể chỉ nằm trên sổ sách, hoặc “miếng bánh” chỉ giành cho những nhà đầu tư nhỏ. Yếu tố thanh khoản hàng ngày là một bằng chứng chính xác nhất về quy mô lợi nhuận tuyệt đối lớn hay nhỏ.
Với quy mô thanh khoản chỉ vài ngàn cổ phiếu như VCH hay LUT, BVG… thì mức lợi nhuận 30-50% cũng không nhiều ý nghĩa, có chăng chỉ là niềm vui của những người đang kẹt hàng.
Một yếu tố nữa, là thị giá quá thấp khiến mức tăng trưởng tính theo phần trăm lại rất cao. Không ít cổ phiếu chỉ biến động được một bước giá trong phiên nhưng đã kịch trần cả chục phần trăm như NVC.