Siêu máy tính Nhật đè bẹp hàng Trung Quốc
Nhật Bản vừa giành lại vị trí dẫn đầu về siêu máy tính có tốc độ xử lý nhanh nhất, từ tay đối thủ Trung Quốc
Lần đầu tiên sau 7 năm, siêu máy tính K của Nhật Bản, do Tập đoàn chế tạo máy tính Fujitsu và Học viện nghiên cứu Riken phát triển, đã vượt thành công hàng trăm đối thủ khác, giành vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới.
Danh sách 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới vừa được công bố hôm 20/6 tại Hội nghị quốc tế về siêu máy tính diễn ra tại Hambourg, Đức. Với tổng cộng 68.544 bộ vi xử lý, siêu máy tính K hoàn toàn do Nhật chế tạo, từ khâu nghiên cứu đến phát triển các bộ vi xử lý, thiết kế hệ thống và chế tạo.
K được trang bị hơn 80.000 bộ xử lý trung tâm (CPU), mỗi CPU có tới 8 lõi. Siêu máy tính này có thể thực hiện 8,162 triệu tỷ phép tính/giây, vượt xa siêu máy tính dẫn đầu năm ngoái - Tianhe 1A của Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân (Trung Quốc). Tianhe-1A đạt được tốc độ 2,6 triệu tỷ phép tính/giây.
Theo Tập đoàn Fujitsu và Học viện Riken, thành tích này là kết quả của việc tích hợp một lượng lớn bộ vi xử lý vào siêu máy tính K, các phương pháp liên kết hợp nhất chúng và một phần mềm có khả năng làm nổi bật những thành tích tốt nhất của siêu máy tính trên.
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản đoạt ngôi siêu máy tính nhanh nhất thế giới, lần trước vào tháng 11/2004, siêu máy tính của Nhật cũng đã truất ngôi Earth Simulator của NEC sau hai năm là siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Siêu máy tính K sẽ được các nhà đồng phát triển khai thác bắt đầu từ tháng 11/2012, thời điểm mà nó có thể thực hiện tới 10 triệu tỷ phép tính và được sử dụng trong một loạt các lĩnh vực như nghiên cứu khí hậu, khí tượng học, ngăn ngừa các thảm họa hay trong ngành y học.
Trong top 5, sau siêu máy tính K là Tianhe-1A của Trung Quốc; Jaguar của Mỹ với 1,75 triệu tỷ phép tính/giây; Nebulae của trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) có tốc độ 1,27 triệu tỷ phép tính/giây và Tsubame 2.0 của Viện công nghệ Nhật Bản đạt 1,19 triệu tỷ phép tính/giây.
Các siêu máy tính được sử dụng trong các công việc phức tạp như xây dựng các hệ thống thời tiết, tái tạo các vụ nổ hạt nhân hay thiết kế các máy bay phản lực. Lĩnh vực ứng dụng phổ biến nhất của 500 siêu máy tính trong danh sách này là dành cho nghiên cứu.
Trong số 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới, 42% là do IBM chế tạo, tiếp theo là HP với 31%, Cray có 6%. Mỹ vẫn dẫn đầu về số lượng siêu máy tính, với 256 chiếc, Trung Quốc xếp vị trí tiếp theo với 62 chiếc, Đức 30 chiếc, Anh 27, Nhật Bản 26 và Pháp có 25 siêu máy tính.
Danh sách 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới vừa được công bố hôm 20/6 tại Hội nghị quốc tế về siêu máy tính diễn ra tại Hambourg, Đức. Với tổng cộng 68.544 bộ vi xử lý, siêu máy tính K hoàn toàn do Nhật chế tạo, từ khâu nghiên cứu đến phát triển các bộ vi xử lý, thiết kế hệ thống và chế tạo.
K được trang bị hơn 80.000 bộ xử lý trung tâm (CPU), mỗi CPU có tới 8 lõi. Siêu máy tính này có thể thực hiện 8,162 triệu tỷ phép tính/giây, vượt xa siêu máy tính dẫn đầu năm ngoái - Tianhe 1A của Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thiên Tân (Trung Quốc). Tianhe-1A đạt được tốc độ 2,6 triệu tỷ phép tính/giây.
Theo Tập đoàn Fujitsu và Học viện Riken, thành tích này là kết quả của việc tích hợp một lượng lớn bộ vi xử lý vào siêu máy tính K, các phương pháp liên kết hợp nhất chúng và một phần mềm có khả năng làm nổi bật những thành tích tốt nhất của siêu máy tính trên.
Đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản đoạt ngôi siêu máy tính nhanh nhất thế giới, lần trước vào tháng 11/2004, siêu máy tính của Nhật cũng đã truất ngôi Earth Simulator của NEC sau hai năm là siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Siêu máy tính K sẽ được các nhà đồng phát triển khai thác bắt đầu từ tháng 11/2012, thời điểm mà nó có thể thực hiện tới 10 triệu tỷ phép tính và được sử dụng trong một loạt các lĩnh vực như nghiên cứu khí hậu, khí tượng học, ngăn ngừa các thảm họa hay trong ngành y học.
Trong top 5, sau siêu máy tính K là Tianhe-1A của Trung Quốc; Jaguar của Mỹ với 1,75 triệu tỷ phép tính/giây; Nebulae của trung tâm siêu máy tính quốc gia ở Thẩm Quyến (Trung Quốc) có tốc độ 1,27 triệu tỷ phép tính/giây và Tsubame 2.0 của Viện công nghệ Nhật Bản đạt 1,19 triệu tỷ phép tính/giây.
Các siêu máy tính được sử dụng trong các công việc phức tạp như xây dựng các hệ thống thời tiết, tái tạo các vụ nổ hạt nhân hay thiết kế các máy bay phản lực. Lĩnh vực ứng dụng phổ biến nhất của 500 siêu máy tính trong danh sách này là dành cho nghiên cứu.
Trong số 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới, 42% là do IBM chế tạo, tiếp theo là HP với 31%, Cray có 6%. Mỹ vẫn dẫn đầu về số lượng siêu máy tính, với 256 chiếc, Trung Quốc xếp vị trí tiếp theo với 62 chiếc, Đức 30 chiếc, Anh 27, Nhật Bản 26 và Pháp có 25 siêu máy tính.