Siêu thanh tra thuế vụ chuyên sờ gáy VIP
Ở Pháp, có một cơ quan mà những người giàu nhất, nổi tiếng nhất đều phải “lè lưỡi”
Ở Pháp, có một cơ quan mà những người giàu nhất, nổi tiếng nhất đều phải “lè lưỡi”.
Đó là Cục Kiểm tra tình hình đóng thuế (DNVSF), được thành lập năm 1983, nhằm giám sát các VIP về mặt thu nhập.
Đó là một tòa nhà năm tầng luôn được canh phòng cẩn mật như pháo đài, cửa sổ gắn thêm lưới thép bảo vệ. Người qua đường thường không chú ý khi đi qua tòa nhà số 34 đường Ampère, quận 17, thủ đô Paris này, và cả tấm biển nhỏ màu đen khắc năm con chữ sơn vàng: D.N.V.S.F.
Chẳng mấy ai lại ngờ rằng đó chính là bản doanh của cơ quan thuế vụ bí mật nhất nước Pháp mà DNVSF theo dõi những người có tài sản trên 15 triệu Euro hoặc thu nhập vượt 756.000 Euro/năm. Có khoảng 8.000-10.000 người Pháp nằm trong hai diện này. Đó là các nhà tài phiệt, nhân vật nổi tiếng, người mẫu loại siêu, cầu thủ bóng đá, các tay đua xe, ca sĩ và cả các chính trị gia.
Không chỉ “dòm ngó” các VIP này, DNVSF còn “canh” cả thân nhân họ. Toàn bộ thu nhập và các giao dịch tài chính, tài khoản ngân hàng của những người này đều được các nhân viên của DNVSF “soi kính lúp”. Các nhân vật này hằng năm đều có dịp phải ra vào nơi đây. DNVSF buộc các đương sự phải đích thân đi đến số 34 đường Ampère để khai thuế, chứ không được ủy quyền cho người khác đi thay.
Ngoài ban lãnh đạo, DNVSF còn có 15 đội, mỗi đội gồm 10 người. Họ là tinh hoa của ngành thuế vụ Pháp. Trong số họ có các chuyên gia am hiểu về “thiên đường thuế khóa” (một số nước vùng Caribê hoặc một số đảo ở châu Á - Thái Bình Dương..., những nơi thuế được đánh rất nhẹ), các chuyên viên truy tầm các vụ lậu thuế, trốn thuế, luật sư chuyên về luật công ty hoặc chuyên nghiên cứu các vụ lách luật.
Công việc hằng ngày của họ là tìm xem có gì “không khớp” giữa lối sống thấy được (xe hơi sang trọng, nhà cao cửa rộng), các mối lợi thu được (tiền bồi thường nghỉ việc, chứng khoán, cổ phiếu ưu đãi...), với bản khai thuế của các đương sự.
“Họ có thể trực tiếp đến cả công ty du lịch để kiểm tra xem đương sự trả bằng tiền mặt hay séc” - Jean Dupoux, luật sư chuyên khai thuế cho một số “ngôi sao” biểu diễn, cho biết.
DNVSF cũng trả lương cho một nhóm nhân viên chuyên đọc báo và lọc các bài cần đọc kỹ. Thường đó là các bài trong những tạp chí chuyên soi mói đời tư người nổi tiếng như Gala hoặc Voici. Thông qua đó, cơ quan này có thể biết “người cần quan tâm” có ký hợp đồng lớn hoặc mua sắm thêm nhà cửa, căn hộ cao cấp hay không.
Dường như các vụ việc DNVSF thích thâm nhập nhất là các trường hợp khai cư trú ảo. Do luật thuế chỉ bắt đóng thuế ở nơi cư trú và nơi làm việc, nên người ta tìm cách trốn thuế bằng cách khai đang sinh sống tại nước ngoài trong khi thật ra vẫn ở trong lãnh thổ Pháp. Công việc của DNVSF là khi có nghi vấn sẽ “vạch lá tìm sâu” để chứng minh rằng người bị tình nghi đang sinh sống ở Pháp, từ lục lọi hóa đơn tiền điện, moi thông tin từ hàng xóm, kiểm tra thư tín, thẻ tín dụng... đến rà danh sách các cuộc gọi điện thoại di động của người bị tình nghi sau khi đã được tòa án cho phép.
Đầu năm nay, ca sĩ Richard Cocciante đã phải trả giá vì khai gian chỗ ở. Vợ chồng Cocciante khai rằng họ sinh sống tại Ireland từ hơn sáu năm qua, nhưng DNVSF đã chứng minh được hai người vẫn cư ngụ ở Pháp trong suốt thời gian đó. Đặc biệt, năm 2000, Cocciante - ca sĩ kiêm nhạc sĩ - có thu nhập lên đến 6 triệu euro nhưng chỉ khai thu nhập chịu thuế tại Pháp có 9.300 Euro! Tòa thượng thẩm Paris đã tuyên án 30 tháng tù treo, phạt vạ 75.000 Euro.
DNVSF đã từng đưa ca sĩ Richard Anthony vào tù. Thần tượng của giới trẻ Pháp những năm 1960 này đã quên đóng thuế 1,4 triệu quan Pháp. Quả là một cú sốc, đặc biệt đối với các ca sĩ và nghệ sĩ nổi tiếng. Bởi cho đến trước khi vụ này diễn ra, họ luôn xem thường và qua mặt cơ quan thuế vụ, mà cho tới thời điểm đó chỉ hoạt động với những phương tiện và quyền lực hạn chế.
Nhưng có phải các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng mới là đối tượng chính của DNVSF? Một lãnh đạo của cơ quan này cho biết: “Nếu tính theo tỉ lệ, chúng tôi kiểm tra những người trong giới kinh doanh, giám đốc, chủ công ty nhiều hơn”.
Cơ quan thuế vụ đặc biệt này gõ cửa cả những nhân vật tưởng chừng như không ai dám đụng đến. Chẳng hạn như Roland Dumas. Các nhân viên DNVSF đã đòi vị cựu Ngoại trưởng Pháp phải trả lời chuyện tại sao lại có 10 triệu quan Pháp đã vào rồi ra khỏi tài khoản của ông, từ năm 1989-1997, mà không thấy ông khai báo gì.
Hoặc Jean - Claude Trichet, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, vì đã “quên” khai báo việc mình được thụ hưởng miễn phí một căn hộ cao cấp công vụ 300m2 nằm trong khu vực Palais - Royal đầy dinh thự giữa Paris. Chính vì tội “quên khai” mà ông Trichet đã phải nộp phạt 100.000 quan.
Mỗi năm DNVSF đâm đơn kiện các cá nhân bị nghi trốn thuế ra tòa tiểu hình đến hơn 1.000 vụ, và hình phạt đề nghị thường rất nghiêm khắc. Trong ba năm trở lại đây, mỗi năm cơ quan thuế vụ “sao” này thu về cho ngân sách nhà nước Pháp trung bình 270 triệu Euro.
Vấn đề không phải là thu hồi thuế mà là thực thi luật thuế.
Đó là Cục Kiểm tra tình hình đóng thuế (DNVSF), được thành lập năm 1983, nhằm giám sát các VIP về mặt thu nhập.
Đó là một tòa nhà năm tầng luôn được canh phòng cẩn mật như pháo đài, cửa sổ gắn thêm lưới thép bảo vệ. Người qua đường thường không chú ý khi đi qua tòa nhà số 34 đường Ampère, quận 17, thủ đô Paris này, và cả tấm biển nhỏ màu đen khắc năm con chữ sơn vàng: D.N.V.S.F.
Chẳng mấy ai lại ngờ rằng đó chính là bản doanh của cơ quan thuế vụ bí mật nhất nước Pháp mà DNVSF theo dõi những người có tài sản trên 15 triệu Euro hoặc thu nhập vượt 756.000 Euro/năm. Có khoảng 8.000-10.000 người Pháp nằm trong hai diện này. Đó là các nhà tài phiệt, nhân vật nổi tiếng, người mẫu loại siêu, cầu thủ bóng đá, các tay đua xe, ca sĩ và cả các chính trị gia.
Không chỉ “dòm ngó” các VIP này, DNVSF còn “canh” cả thân nhân họ. Toàn bộ thu nhập và các giao dịch tài chính, tài khoản ngân hàng của những người này đều được các nhân viên của DNVSF “soi kính lúp”. Các nhân vật này hằng năm đều có dịp phải ra vào nơi đây. DNVSF buộc các đương sự phải đích thân đi đến số 34 đường Ampère để khai thuế, chứ không được ủy quyền cho người khác đi thay.
Ngoài ban lãnh đạo, DNVSF còn có 15 đội, mỗi đội gồm 10 người. Họ là tinh hoa của ngành thuế vụ Pháp. Trong số họ có các chuyên gia am hiểu về “thiên đường thuế khóa” (một số nước vùng Caribê hoặc một số đảo ở châu Á - Thái Bình Dương..., những nơi thuế được đánh rất nhẹ), các chuyên viên truy tầm các vụ lậu thuế, trốn thuế, luật sư chuyên về luật công ty hoặc chuyên nghiên cứu các vụ lách luật.
Công việc hằng ngày của họ là tìm xem có gì “không khớp” giữa lối sống thấy được (xe hơi sang trọng, nhà cao cửa rộng), các mối lợi thu được (tiền bồi thường nghỉ việc, chứng khoán, cổ phiếu ưu đãi...), với bản khai thuế của các đương sự.
“Họ có thể trực tiếp đến cả công ty du lịch để kiểm tra xem đương sự trả bằng tiền mặt hay séc” - Jean Dupoux, luật sư chuyên khai thuế cho một số “ngôi sao” biểu diễn, cho biết.
DNVSF cũng trả lương cho một nhóm nhân viên chuyên đọc báo và lọc các bài cần đọc kỹ. Thường đó là các bài trong những tạp chí chuyên soi mói đời tư người nổi tiếng như Gala hoặc Voici. Thông qua đó, cơ quan này có thể biết “người cần quan tâm” có ký hợp đồng lớn hoặc mua sắm thêm nhà cửa, căn hộ cao cấp hay không.
Dường như các vụ việc DNVSF thích thâm nhập nhất là các trường hợp khai cư trú ảo. Do luật thuế chỉ bắt đóng thuế ở nơi cư trú và nơi làm việc, nên người ta tìm cách trốn thuế bằng cách khai đang sinh sống tại nước ngoài trong khi thật ra vẫn ở trong lãnh thổ Pháp. Công việc của DNVSF là khi có nghi vấn sẽ “vạch lá tìm sâu” để chứng minh rằng người bị tình nghi đang sinh sống ở Pháp, từ lục lọi hóa đơn tiền điện, moi thông tin từ hàng xóm, kiểm tra thư tín, thẻ tín dụng... đến rà danh sách các cuộc gọi điện thoại di động của người bị tình nghi sau khi đã được tòa án cho phép.
Đầu năm nay, ca sĩ Richard Cocciante đã phải trả giá vì khai gian chỗ ở. Vợ chồng Cocciante khai rằng họ sinh sống tại Ireland từ hơn sáu năm qua, nhưng DNVSF đã chứng minh được hai người vẫn cư ngụ ở Pháp trong suốt thời gian đó. Đặc biệt, năm 2000, Cocciante - ca sĩ kiêm nhạc sĩ - có thu nhập lên đến 6 triệu euro nhưng chỉ khai thu nhập chịu thuế tại Pháp có 9.300 Euro! Tòa thượng thẩm Paris đã tuyên án 30 tháng tù treo, phạt vạ 75.000 Euro.
DNVSF đã từng đưa ca sĩ Richard Anthony vào tù. Thần tượng của giới trẻ Pháp những năm 1960 này đã quên đóng thuế 1,4 triệu quan Pháp. Quả là một cú sốc, đặc biệt đối với các ca sĩ và nghệ sĩ nổi tiếng. Bởi cho đến trước khi vụ này diễn ra, họ luôn xem thường và qua mặt cơ quan thuế vụ, mà cho tới thời điểm đó chỉ hoạt động với những phương tiện và quyền lực hạn chế.
Nhưng có phải các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng mới là đối tượng chính của DNVSF? Một lãnh đạo của cơ quan này cho biết: “Nếu tính theo tỉ lệ, chúng tôi kiểm tra những người trong giới kinh doanh, giám đốc, chủ công ty nhiều hơn”.
Cơ quan thuế vụ đặc biệt này gõ cửa cả những nhân vật tưởng chừng như không ai dám đụng đến. Chẳng hạn như Roland Dumas. Các nhân viên DNVSF đã đòi vị cựu Ngoại trưởng Pháp phải trả lời chuyện tại sao lại có 10 triệu quan Pháp đã vào rồi ra khỏi tài khoản của ông, từ năm 1989-1997, mà không thấy ông khai báo gì.
Hoặc Jean - Claude Trichet, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp, vì đã “quên” khai báo việc mình được thụ hưởng miễn phí một căn hộ cao cấp công vụ 300m2 nằm trong khu vực Palais - Royal đầy dinh thự giữa Paris. Chính vì tội “quên khai” mà ông Trichet đã phải nộp phạt 100.000 quan.
Mỗi năm DNVSF đâm đơn kiện các cá nhân bị nghi trốn thuế ra tòa tiểu hình đến hơn 1.000 vụ, và hình phạt đề nghị thường rất nghiêm khắc. Trong ba năm trở lại đây, mỗi năm cơ quan thuế vụ “sao” này thu về cho ngân sách nhà nước Pháp trung bình 270 triệu Euro.
Vấn đề không phải là thu hồi thuế mà là thực thi luật thuế.