“Siêu vàng giả” tại Việt Nam đến từ nước ngoài
Kết quả nghiên cứu mẫu “siêu vàng giả” vừa xuất hiện trên thị trường trong nước
Hôm 17/11, các chuyên gia kỹ thuật của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJ đã công bố kết quả nghiên cứu một mẫu “vàng lạ” thu được trên thị trường.
Mẫu nghiên cứu thu thập từ loại vàng giả cơ quan điều tra phát hiện trên thị trường thời gian gần đây, có xuất xứ từ nước ngoài.
Thông tin phản ánh từ một số đầu mối giao dịch, đây là loại “siêu vàng giả” vì qua mặt được các khâu kiểm định kỹ thuật phổ biến như máy đo quang phổ, các thiết bị đo tuổi vàng mà các tiệm vàng thường sử dụng.
“Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên mẫu “vàng lạ” thu được trên thị trường trong thời gian vừa qua, đây có thể là một dạng vật liệu đặc biệt khác với Volfram thông thường. Vì Volfram thông thường khó hòa tan trong vàng với hàm lượng lớn, đồng thời nó có thể bị phát hiện bằng một số phương pháp”, báo cáo phân tích mẫu từ DOJI đưa ra nhận định.
Phân tích kỹ hơn, chuyên gia của DOJI đã áp dụng một số biện pháp và thiết bị hiện đại và xác định: loại vàng giả này được chế bằng cách cho một loại “bột” kim loại mịn gồm các kim loại nặng là Ru (Ruthenium), Os (Osminum), Ir (Irridium).
Các kim loại này đều không tạo hợp kim với vàng, mà chỉ tồn tại trong vàng miếng dưới dạng tạp chất cơ học giống như các hạt sạn màu ánh kim.
Ở một thử nghiệm khác, khi cắt ngang mẫu vàng giả cho thấy độ dẻo kém hơn, có vết gẫy của vật liệu có độ giòn tự nhiên (chưa bấm hết kìm đã gẫy, không như vàng 9999 bấm hết kìm vẫn chưa đứt hẳn). Đặc biệt, trên bề mặt vết cắt soi dưới kinh hiển vi nhìn thấy những hạt nhỏ màu trắng khá rõ.
Từ nghiên cứu của mình, DOJI đưa ra một số biện pháp để có thể nhận biết hoặc đặt nghi vấn để nghiên cứu kỹ hơn đối với loại “siêu vàng giả” nói trên.
Cụ thể, khi pha hàm lượng lớn trong vàng thường tạo ra bề mặt không thật sáng bóng, sạch sẽ và dễ xuất hiện các dạng hạt “sạn”. Trong một số trường hợp, khi nấu lại sẽ thấy sạn xuất hiện nhiều hơn dưới đáy. Có trường hợp sau khi nấu, xuất hiện những mảng màu trắng ở bề mặt đáy, dưới dạng lớp rất mỏng, đo X-quang vẫn khó phát hiện sai khác, khi nấu lại thì lớp này không còn nữa.
Khi cắt ngang miếng vàng và kiểm tra dưới kính hiển vi kim tương độ phân giải cao có thể phát hiện một số dấu vết “lạ” rất nhỏ bên trong. Đó có thể là bằng chứng để nghi ngờ và cần kiểm tra kỹ hơn bằng phương pháp bổ sung.
Tuy nhiên, các phương pháp nhận biết trên đòi hỏi các thiết bị hiện đại, trong khi sự nhận biết của người dân và nhiều đầu mối trên thị trường hiện còn hạn chế.
Theo đó, phía DOJI cho rằng, điểm quan trọng nhất là khi kiểm tra về cảm quan, người dân và các đầu mối cần xét kỹ các yếu tố nguồn gốc, xuất xứ, độ tin cậy và uy tín của bạn hàng, khách hàng. Trường hợp có nghi vấn, cần kiểm định tại các trung tâm có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật.
Mẫu nghiên cứu thu thập từ loại vàng giả cơ quan điều tra phát hiện trên thị trường thời gian gần đây, có xuất xứ từ nước ngoài.
Thông tin phản ánh từ một số đầu mối giao dịch, đây là loại “siêu vàng giả” vì qua mặt được các khâu kiểm định kỹ thuật phổ biến như máy đo quang phổ, các thiết bị đo tuổi vàng mà các tiệm vàng thường sử dụng.
“Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên mẫu “vàng lạ” thu được trên thị trường trong thời gian vừa qua, đây có thể là một dạng vật liệu đặc biệt khác với Volfram thông thường. Vì Volfram thông thường khó hòa tan trong vàng với hàm lượng lớn, đồng thời nó có thể bị phát hiện bằng một số phương pháp”, báo cáo phân tích mẫu từ DOJI đưa ra nhận định.
Phân tích kỹ hơn, chuyên gia của DOJI đã áp dụng một số biện pháp và thiết bị hiện đại và xác định: loại vàng giả này được chế bằng cách cho một loại “bột” kim loại mịn gồm các kim loại nặng là Ru (Ruthenium), Os (Osminum), Ir (Irridium).
Các kim loại này đều không tạo hợp kim với vàng, mà chỉ tồn tại trong vàng miếng dưới dạng tạp chất cơ học giống như các hạt sạn màu ánh kim.
Ở một thử nghiệm khác, khi cắt ngang mẫu vàng giả cho thấy độ dẻo kém hơn, có vết gẫy của vật liệu có độ giòn tự nhiên (chưa bấm hết kìm đã gẫy, không như vàng 9999 bấm hết kìm vẫn chưa đứt hẳn). Đặc biệt, trên bề mặt vết cắt soi dưới kinh hiển vi nhìn thấy những hạt nhỏ màu trắng khá rõ.
Từ nghiên cứu của mình, DOJI đưa ra một số biện pháp để có thể nhận biết hoặc đặt nghi vấn để nghiên cứu kỹ hơn đối với loại “siêu vàng giả” nói trên.
Cụ thể, khi pha hàm lượng lớn trong vàng thường tạo ra bề mặt không thật sáng bóng, sạch sẽ và dễ xuất hiện các dạng hạt “sạn”. Trong một số trường hợp, khi nấu lại sẽ thấy sạn xuất hiện nhiều hơn dưới đáy. Có trường hợp sau khi nấu, xuất hiện những mảng màu trắng ở bề mặt đáy, dưới dạng lớp rất mỏng, đo X-quang vẫn khó phát hiện sai khác, khi nấu lại thì lớp này không còn nữa.
Khi cắt ngang miếng vàng và kiểm tra dưới kính hiển vi kim tương độ phân giải cao có thể phát hiện một số dấu vết “lạ” rất nhỏ bên trong. Đó có thể là bằng chứng để nghi ngờ và cần kiểm tra kỹ hơn bằng phương pháp bổ sung.
Tuy nhiên, các phương pháp nhận biết trên đòi hỏi các thiết bị hiện đại, trong khi sự nhận biết của người dân và nhiều đầu mối trên thị trường hiện còn hạn chế.
Theo đó, phía DOJI cho rằng, điểm quan trọng nhất là khi kiểm tra về cảm quan, người dân và các đầu mối cần xét kỹ các yếu tố nguồn gốc, xuất xứ, độ tin cậy và uy tín của bạn hàng, khách hàng. Trường hợp có nghi vấn, cần kiểm định tại các trung tâm có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật.