08:00 18/12/2015

“Sinh viên với kiến thức thực tiễn về công trình xanh”

Thư Lê

Công trình xanh không chỉ mang lại lợi ích về môi trường, sức khỏe cộng đồng

Nhà máy và văn phòng BlueScope - công trình đạt chứng nhận Leed - Bạch kim.
Nhà máy và văn phòng BlueScope - công trình đạt chứng nhận Leed - Bạch kim.
“Sinh viên với kiến thức thực tiễn về công trình xanh” là chủ đề chuỗi hội thảo do công ty NS BlueScope Việt Nam phối hợp với các trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách khoa Tp.HCM, Đại học Kiến trúc Tp.HCM tổ chức, nhằm trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên năm cuối về khái niệm công trình xanh, hệ thống đánh giá và vai trò của thép mạ màu Colorbond đóng góp vào tiêu chí xanh.

Công trình xanh là công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành theo hướng giảm thiểu các tác động đến môi trường, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và cung cấp môi trường sống và làm việc tốt cho người sử dụng.

Xét ở khía cạnh doanh nghiệp, công trình xanh không chỉ mang lại lợi ích về môi trường, sức khỏe cộng đồng. Công trình xanh sử dụng nguồn nguyên liệu và năng lượng hiệu quả và bền vững hơn.

Tại Việt Nam, có hai chứng nhận công trình xanh phổ biến được áp dụng nhiều trong thời gian gần đây là Leed (Mỹ), Lotus (Việt Nam).

Leed (Leadership in Energy & Environmental Design) là hệ thống chứng nhận công trình xanh được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Leed được phát triển bởi Hội đồng công trình xanh Mỹ và bắt đầu được áp dụng từ năm 1997 cho các dự án tại Mỹ.

Sau đó, Leed được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia khác nhau, trong đó Việt Nam có công trình đầu tiên vào năm 2008. Kể từ đó đến nay đã có khoảng 30 công trình, chủ yếu là đầu tư nước ngoài, áp dụng chứng chỉ này.

Lotus là chứng nhận công trình xanh được phát triển và chứng nhận bởi Hội đồng công trình xanh Việt Nam, viết tắt là VGBC. Công cụ này được đưa vào sử dụng cách đây 5 năm, hiện có hơn 10 dự án tại Việt Nam đã và đang áp dụng Lotus.

Cả Leed và Lotus đều có 5 nhóm tiêu chí chính, bao gồm địa điểm bền vững, tiết kiệm năng lượng và nước, sử dụng vật liệu bền vững và chất lượng môi trường trong công trình. Trong đó, vật liệu bền vững là yếu tố hiệu quả kinh tế cao tính về chi phí  đầu tư và lợi ích cho công trình.

Trong buổi hội thảo này, ngoài khái niệm cơ bản về công trình xanh, sinh viên được chia sẻ những ứng dụng vật liệu bền vững và các công trình xanh điển hình trên thế giới và Việt Nam. Đó là những ví dụ về vai trò của thép mạ màu Colorbond® sử dụng công nghệ Thermatech® đáp ứng các tiêu chuẩn của cả hai chứng nhận công trình xanh phổ biến Leed và Lotus.

Những ứng dụng cụ thể của công trình xanh đạt chứng nhận cao nhất Leed (Bạch kim) của tòa BlueScope tại Tây An, Trung Quốc.

Sau hội thảo, NS BlueScope Việt Nam đã trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc và tổ chức các chuyến tham quan thực tế tại nhà máy Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu) và khu công nghiệp Biên Hòa (Đồng Nai) để sinh viên tìm hiểu các công nghệ sản xuất thép mạ màu Colorbond® và quy trình hiện đại, kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và cách vận hành mô hình Zero Harm (Không tai nạn lao động) của một tập đoàn NS BlueScope.

(Nguồn: NS BlueScope Việt Nam)