Số liệu nợ công Việt Nam vẫn vừa thừa vừa thiếu
Bộ Tài chính thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ, còn báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay
Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2013 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/5, thêm một lần Kiểm toán Nhà nước phải đưa ra nhận xét rằng số liệu nợ công vừa thừa vừa thiếu.
Ở kết quả kiểm toán ngân sách Nhà nước năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ Bộ Tài chính tổng hợp thừa, thiếu một số khoản vay/nợ dẫn đến số liệu nợ công giảm trên 1.600 tỷ đồng.
Dự thảo báo cáo hoàn thành tháng 5 năm nay, Kiểm toán Nhà nước vẫn phải nêu lại chuyện cũ.
Đó là Bộ Tài chính thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ, còn báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay, dẫn đến số liệu nợ công đến 31/12/2013 giảm 25,28 tỷ đồng so với số báo cáo tại báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2013. Cụ thể hơn là tổng hợp thiếu 26,13 tỷ đồng, thừa 51,41 tỷ đồng.
Kết quả này, như báo cáo năm trước vẫn bắt nguồn từ công tác tổ chức và quản lý nợ công chưa được tập trung thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với tổ chức thực hiện và trả nợ vay.
Điều này dẫn đến bị động trong việc cân đối nguồn trả nợ cũng như khuyến khích sử dụng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm.
Việc tổng hợp số liệu nợ công theo một đầu mối thống nhất còn khó khăn, dẫn đến còn sai sót, hệ thống mẫu biểu báo cáo về nợ công chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và chưa được các đơn vị tham gia quản lý nợ công lập đầy đủ hoặc gửi kịp thời, cơ quan kiểm toán nhận xét.
Bên cạnh số liệu, nhiều hạn chế khác trong quản lý, sử dụng nợ công cũng được nêu tại báo cáo kiểm toán.
Năm 2013, số dư nợ nước ngoài của 81 dự án được Chính phủ bảo lãnh tương đương 8.960 triệu USD (188.486 tỷ đồng), tăng 23,89% (8.960/7.232 triệu USD) so với năm 2012.
Tuy nhiên, việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, dự án triển khai chậm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, sau đầu tư gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Mặt khác, một số doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị chi phí, rủi ro hối đoái, dòng tiền… dẫn đến việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, một số dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ, quỹ tích lũy phải ứng trả nợ thay lớn và có nguy cơ biến thành nghĩa vụ trực tiếp của ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, đến 31/12/2013, số còn phải thu về quỹ tích lũy đối với số tiền ứng trả nợ thay cho các dự án 3.956 tỷ đồng (tương đương 188 triệu USD), bằng 2,1% tổng dư nợ được bảo lãnh Chính phủ. Trong đó năm 2013 ứng trả nợ thay cho 6 dự án 992 tỷ đồng, tương đương 47 triệu USD), giảm 243,8 tỷ đồng so với năm 2012.
Kết quả kiểm toán còn cho thấy, tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh hầu hết các chủ dự án chỉ cam kết sẽ đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư (chưa bố trí đủ mức vốn chủ sở hữu theo quy định), song chưa báo cáo đầy đủ tiến độ góp vốn chủ sở hữu trong quá trình triển khai dự án.
38/38 dự án đã hoàn thành rút vốn và nghiệm thu quá 6 tháng đều chưa đăng ký tài sản đảm bảo, các chủ đầu tư dự án thực hiện chế độ báo cáo không kịp thời, đầy đủ theo quy định; một số dự án nộp phí bảo lãnh chậm hoặc khó khăn chưa nộp phí bảo lãnh, cơ quan kiểm toán tiếp tục chỉ ra hàng loạt vấn đề có nguy cơ gây rủi ro cho nợ công.
Bên cạnh vấn đề nêu trên, việc quản lý nợ chính quyền địa phương theo Kiểm toán Nhà nước cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định trong việc huy động vốn của chính quyền địa phương.
Đáng chú ý là, Bộ Tài chính tổng hợp nợ chính quyền địa phương theo số liệu báo cáo của các địa phương, không nắm đầy đủ, chính xác nợ của chính quyền địa phương và giới hạn vay nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Ở kết quả kiểm toán ngân sách Nhà nước năm 2012, Kiểm toán Nhà nước đã chỉ rõ Bộ Tài chính tổng hợp thừa, thiếu một số khoản vay/nợ dẫn đến số liệu nợ công giảm trên 1.600 tỷ đồng.
Dự thảo báo cáo hoàn thành tháng 5 năm nay, Kiểm toán Nhà nước vẫn phải nêu lại chuyện cũ.
Đó là Bộ Tài chính thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ, còn báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay, dẫn đến số liệu nợ công đến 31/12/2013 giảm 25,28 tỷ đồng so với số báo cáo tại báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2013. Cụ thể hơn là tổng hợp thiếu 26,13 tỷ đồng, thừa 51,41 tỷ đồng.
Kết quả này, như báo cáo năm trước vẫn bắt nguồn từ công tác tổ chức và quản lý nợ công chưa được tập trung thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với tổ chức thực hiện và trả nợ vay.
Điều này dẫn đến bị động trong việc cân đối nguồn trả nợ cũng như khuyến khích sử dụng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm.
Việc tổng hợp số liệu nợ công theo một đầu mối thống nhất còn khó khăn, dẫn đến còn sai sót, hệ thống mẫu biểu báo cáo về nợ công chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và chưa được các đơn vị tham gia quản lý nợ công lập đầy đủ hoặc gửi kịp thời, cơ quan kiểm toán nhận xét.
Bên cạnh số liệu, nhiều hạn chế khác trong quản lý, sử dụng nợ công cũng được nêu tại báo cáo kiểm toán.
Năm 2013, số dư nợ nước ngoài của 81 dự án được Chính phủ bảo lãnh tương đương 8.960 triệu USD (188.486 tỷ đồng), tăng 23,89% (8.960/7.232 triệu USD) so với năm 2012.
Tuy nhiên, việc xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, dự án triển khai chậm, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, sau đầu tư gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Mặt khác, một số doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị chi phí, rủi ro hối đoái, dòng tiền… dẫn đến việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, một số dự án gặp khó khăn trong việc trả nợ, quỹ tích lũy phải ứng trả nợ thay lớn và có nguy cơ biến thành nghĩa vụ trực tiếp của ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, đến 31/12/2013, số còn phải thu về quỹ tích lũy đối với số tiền ứng trả nợ thay cho các dự án 3.956 tỷ đồng (tương đương 188 triệu USD), bằng 2,1% tổng dư nợ được bảo lãnh Chính phủ. Trong đó năm 2013 ứng trả nợ thay cho 6 dự án 992 tỷ đồng, tương đương 47 triệu USD), giảm 243,8 tỷ đồng so với năm 2012.
Kết quả kiểm toán còn cho thấy, tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh hầu hết các chủ dự án chỉ cam kết sẽ đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư (chưa bố trí đủ mức vốn chủ sở hữu theo quy định), song chưa báo cáo đầy đủ tiến độ góp vốn chủ sở hữu trong quá trình triển khai dự án.
38/38 dự án đã hoàn thành rút vốn và nghiệm thu quá 6 tháng đều chưa đăng ký tài sản đảm bảo, các chủ đầu tư dự án thực hiện chế độ báo cáo không kịp thời, đầy đủ theo quy định; một số dự án nộp phí bảo lãnh chậm hoặc khó khăn chưa nộp phí bảo lãnh, cơ quan kiểm toán tiếp tục chỉ ra hàng loạt vấn đề có nguy cơ gây rủi ro cho nợ công.
Bên cạnh vấn đề nêu trên, việc quản lý nợ chính quyền địa phương theo Kiểm toán Nhà nước cũng chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định trong việc huy động vốn của chính quyền địa phương.
Đáng chú ý là, Bộ Tài chính tổng hợp nợ chính quyền địa phương theo số liệu báo cáo của các địa phương, không nắm đầy đủ, chính xác nợ của chính quyền địa phương và giới hạn vay nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.