Số trường đại học, cao đẳng tăng chóng mặt
Giai đoạn 1998-2008, đã có thêm 198 trường đại học, cao đẳng được thành lập mới hoặc được nâng cấp
Giai đoạn 1998-2008, đã có thêm 198 trường đại học, cao đẳng được thành lập mới hoặc được nâng cấp.
Trong đó, số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tăng gấp 4 lần (từ 16 lên 64); đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và tổng số sinh viên tăng gấp 2 lần.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tốc độ tăng chóng mặt của số lượng đã khiến chất lượng giáo dục tại nhiều trường chưa bảo đảm, và đây là mối lo hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên, Bộ đã tổ chức một hội nghị dành riêng cho các trường đại học, cao đẳng mới thành lập, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân chủ trì.
Còn nhiều vấn đề tồn tại
Theo Vụ Đại học và sau đại học, tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng với quy mô hơn 1,6 triệu sinh viên, đạt 188 sinh viên/vạn dân.
Nhìn lại, trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2004, cả nước chỉ mới thành lập 3 trường đại học và 3 trường cao đẳng dân lập, tư thục; 25 trường cao đẳng nâng cấp lên đại học; 15 trường trung cấp chuyên nghiệp nâng cấp thành cao đẳng.
Nhưng chỉ trong 3 năm, từ 2005 - 2008, số trường đại học được thành lập lên đến 20 trường, trong đó có 1 trường công lập và 19 trường đại học tư thục. Cũng tính từ năm 2005 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cấp 28 trường lên đại học, 86 trường trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tốc độ phát triển các trường đại học, cao đẳng là quá nhanh khi chưa đủ nguồn lực. Theo ông Trần Bá Giao, Phó chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua kiểm tra một số trường đại học, cao đẳng mới thành lập, đã phát hiện nhiều tồn tại.
Ở một số trường đại học mới được nâng cấp, đội ngũ nhà giáo rất thiếu. Trường Đại học Phú Yên và Phạm Văn Đồng đều chỉ có 2 giảng viên là tiến sĩ. Khối các trường ngoài công lập, đội ngũ giảng viên vừa thiếu vừa yếu lại thường xuyên biến động.
Số giảng viên cơ hữu thực tế của nhiều trường thấp hơn số liệu đã gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân gửi báo cáo là có 20 tiến sĩ, 105 thạc sĩ, nhưng khi kiểm tra theo bảng lương chỉ có 1 tiến sĩ, 6 thạc sĩ; Đại học Phú Xuân tuyển sinh đào tạo trình độ đại học ngành tài chính - ngân hàng, trong khi chỉ có 1 giảng viên cơ hữu có bằng cử nhân; Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đông Du có 6 giảng viên cử nhân ngành kế toán, nhưng đào tạo 850 sinh viên cao đẳng kế toán...
Chất lượng là mối lo lớn
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân, số lượng trường đại học, cao đẳng cần có sẽ là 386 trường vào năm 2010, 410 trường vào năm 1015 và 600 trường vào năm 2020, trong đó 225 trường đại học và 375 trường cao đẳng.
Tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng. Như vậy, trong 15 năm tới, mạng lưới các trường đại học nước ta cần được mở rộng và nâng cao năng lực đào tạo lên gấp ba lần hiện nay, để đảm bảo đủ chỗ học tập cho khoảng 4,5 triệu sinh viên.
Một trong những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của các trường mới thành lập chính là khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, nhất là giảng viên trình độ cao. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long cho biết, Bộ đã lên kế hoạch, đối với các trường cao đẳng, mỗi năm cử 3% giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, 20% giảng viên đi đào tạo thạc sĩ. Đối với hệ đại học, mỗi năm cử 10% giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, 15% đào tạo thạc sĩ.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, việc thành lập mới các trường sẽ được làm chậm lại để đảm bảo các tiêu chí mới ban hành. Xu hướng mở các trường đại học mới sẽ không ở khu đô thị tập trung nữa, để đảm bảo các điều kiện về đất đai.
Nhà nước cũng sẽ ban hành những chính sách hỗ trợ các trường mới thành lập. Ví dụ, về chính sách thuế: trong 5 năm đầu, các trường sẽ không phải chịu thuế, các năm sau, chịu thuế 5% và từ 10 năm mới phải đóng thuế 10%. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hỗ trợ các trường trong việc đào tạo giáo viên, trong đó, trường ngoài công lập cũng được gửi giáo viên đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo đề án của Bộ...
Để đảm bảo chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy chế giảng viên đại học để đánh giá giảng viên, nếu không đạt trình độ thì không được giảng dạy. Bắt đầu từ năm học này, các trường phải công bố chuẩn đào tạo, tiến tới công bố giáo trình đào tạo mỗi học phần; trước khi tuyển sinh phải công bố mục tiêu đào tạo, chương trình, giáo trình, tên giảng viên...
Trong đó, số trường đại học, cao đẳng ngoài công lập tăng gấp 4 lần (từ 16 lên 64); đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và tổng số sinh viên tăng gấp 2 lần.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tốc độ tăng chóng mặt của số lượng đã khiến chất lượng giáo dục tại nhiều trường chưa bảo đảm, và đây là mối lo hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên, Bộ đã tổ chức một hội nghị dành riêng cho các trường đại học, cao đẳng mới thành lập, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân chủ trì.
Còn nhiều vấn đề tồn tại
Theo Vụ Đại học và sau đại học, tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng với quy mô hơn 1,6 triệu sinh viên, đạt 188 sinh viên/vạn dân.
Nhìn lại, trong giai đoạn từ năm 1998 đến 2004, cả nước chỉ mới thành lập 3 trường đại học và 3 trường cao đẳng dân lập, tư thục; 25 trường cao đẳng nâng cấp lên đại học; 15 trường trung cấp chuyên nghiệp nâng cấp thành cao đẳng.
Nhưng chỉ trong 3 năm, từ 2005 - 2008, số trường đại học được thành lập lên đến 20 trường, trong đó có 1 trường công lập và 19 trường đại học tư thục. Cũng tính từ năm 2005 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nâng cấp 28 trường lên đại học, 86 trường trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, tốc độ phát triển các trường đại học, cao đẳng là quá nhanh khi chưa đủ nguồn lực. Theo ông Trần Bá Giao, Phó chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, qua kiểm tra một số trường đại học, cao đẳng mới thành lập, đã phát hiện nhiều tồn tại.
Ở một số trường đại học mới được nâng cấp, đội ngũ nhà giáo rất thiếu. Trường Đại học Phú Yên và Phạm Văn Đồng đều chỉ có 2 giảng viên là tiến sĩ. Khối các trường ngoài công lập, đội ngũ giảng viên vừa thiếu vừa yếu lại thường xuyên biến động.
Số giảng viên cơ hữu thực tế của nhiều trường thấp hơn số liệu đã gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân gửi báo cáo là có 20 tiến sĩ, 105 thạc sĩ, nhưng khi kiểm tra theo bảng lương chỉ có 1 tiến sĩ, 6 thạc sĩ; Đại học Phú Xuân tuyển sinh đào tạo trình độ đại học ngành tài chính - ngân hàng, trong khi chỉ có 1 giảng viên cơ hữu có bằng cử nhân; Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Đông Du có 6 giảng viên cử nhân ngành kế toán, nhưng đào tạo 850 sinh viên cao đẳng kế toán...
Chất lượng là mối lo lớn
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân, số lượng trường đại học, cao đẳng cần có sẽ là 386 trường vào năm 2010, 410 trường vào năm 1015 và 600 trường vào năm 2020, trong đó 225 trường đại học và 375 trường cao đẳng.
Tính đến tháng 8/2008, cả nước có 369 trường đại học, cao đẳng trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng. Như vậy, trong 15 năm tới, mạng lưới các trường đại học nước ta cần được mở rộng và nâng cao năng lực đào tạo lên gấp ba lần hiện nay, để đảm bảo đủ chỗ học tập cho khoảng 4,5 triệu sinh viên.
Một trong những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo của các trường mới thành lập chính là khắc phục tình trạng thiếu giảng viên, nhất là giảng viên trình độ cao. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bành Tiến Long cho biết, Bộ đã lên kế hoạch, đối với các trường cao đẳng, mỗi năm cử 3% giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, 20% giảng viên đi đào tạo thạc sĩ. Đối với hệ đại học, mỗi năm cử 10% giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, 15% đào tạo thạc sĩ.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, việc thành lập mới các trường sẽ được làm chậm lại để đảm bảo các tiêu chí mới ban hành. Xu hướng mở các trường đại học mới sẽ không ở khu đô thị tập trung nữa, để đảm bảo các điều kiện về đất đai.
Nhà nước cũng sẽ ban hành những chính sách hỗ trợ các trường mới thành lập. Ví dụ, về chính sách thuế: trong 5 năm đầu, các trường sẽ không phải chịu thuế, các năm sau, chịu thuế 5% và từ 10 năm mới phải đóng thuế 10%. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ hỗ trợ các trường trong việc đào tạo giáo viên, trong đó, trường ngoài công lập cũng được gửi giáo viên đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài theo đề án của Bộ...
Để đảm bảo chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy chế giảng viên đại học để đánh giá giảng viên, nếu không đạt trình độ thì không được giảng dạy. Bắt đầu từ năm học này, các trường phải công bố chuẩn đào tạo, tiến tới công bố giáo trình đào tạo mỗi học phần; trước khi tuyển sinh phải công bố mục tiêu đào tạo, chương trình, giáo trình, tên giảng viên...