“Soi” tiến độ thoái vốn của các công ty thuộc Bộ Công Thương
Bộ Công Thương cho biết đã hoàn thành việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo đúng kế hoạch của giai đoạn 2011 - 2015
Báo cáo tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm 6 tháng cuối năm của Bộ Công Thương chiều nay (12/7), Bộ Công Thương cho biết đã hoàn thành việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ theo đúng kế hoạch của giai đoạn 2011 - 2015.
Cụ thể, đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành thoái vốn, giảm vốn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã hoàn thành việc thoái vốn tại 13/17 doanh nghiệp, đặc biệt đã hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành, bảo toàn vốn đầu tư và có lãi.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã hoàn thành việc thoái vốn tại 2 đơn vị (Vietcombank và Công ty TNHH Saporo Việt Nam) với tổng số tiền thu về trên 306 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Tổng công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) hiện đang xây dựng phương án thoái vốn nhà nước theo nguyên tắc nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không cần nắm giữ.
Bộ Công Thương thẩm định phương án thoái vốn và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bán tiếp phần vốn Nhà nước tại hai Tổng công ty nêu trên.
Về việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco, mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị các doanh nghiệp này thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn nhà nước.
VAFI cho rằng phương án bán hết vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco là lựa chọn “cực kỳ thông minh” bởi khi đó giá trị doanh nghiệp sẽ đạt được giá tối đa. Còn nếu nhà nước tiếp tục nắm giữ 36% cổ phần, tức là tiếp tục nắm giữ quyền phủ quyết tại đại hội cổ đông và có thể tiếp tục cử cán bộ không đủ năng lực tham gia hội đồng quản trị thì giá bán sẽ giảm và như vậy thu ngân sách sẽ giảm rất nhiều.
Đối với Sabeco, Bộ Công Thương đã đề xuất xin bán phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty theo phương án giảm tỷ lệ sở hữu từ 89,59% hiện nay xuống còn 36% trong một lần và thực hiện đấu giá công khai.
Theo một số nguồn tin, phương án thoái phần vốn thuộc sở hữu nhà nước tại Sabeco do Bộ Công Thương trình Chính phủ phê duyệt có thể nghiêng về việc bán cổ phần theo lô, dù các phương án khác như chọn cổ đông chiến lược, hoặc bán đấu giá công khai cũng đã được tính đến.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra hôm 27/5 vừa qua, ông Vũ Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco, cho biết, ban lãnh đạo công ty ý thức được việc thoái vốn Nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sabeco đã nhiều lần gửi công văn xin thoái vốn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cân nhắc như thoái vốn cho ai, bằng cách nào, thời điểm nào… nhằm đảm bảo lợi ích cổ đông, lợi ích xã hội. Vấn đề này hiện vẫn phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước.
Cụ thể, đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành thoái vốn, giảm vốn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã hoàn thành việc thoái vốn tại 13/17 doanh nghiệp, đặc biệt đã hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành, bảo toàn vốn đầu tư và có lãi.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đã hoàn thành việc thoái vốn tại 2 đơn vị (Vietcombank và Công ty TNHH Saporo Việt Nam) với tổng số tiền thu về trên 306 tỷ đồng.
Đáng lưu ý, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Tổng công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) hiện đang xây dựng phương án thoái vốn nhà nước theo nguyên tắc nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không cần nắm giữ.
Bộ Công Thương thẩm định phương án thoái vốn và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bán tiếp phần vốn Nhà nước tại hai Tổng công ty nêu trên.
Về việc thoái vốn tại Sabeco và Habeco, mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị các doanh nghiệp này thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn nhà nước.
VAFI cho rằng phương án bán hết vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco là lựa chọn “cực kỳ thông minh” bởi khi đó giá trị doanh nghiệp sẽ đạt được giá tối đa. Còn nếu nhà nước tiếp tục nắm giữ 36% cổ phần, tức là tiếp tục nắm giữ quyền phủ quyết tại đại hội cổ đông và có thể tiếp tục cử cán bộ không đủ năng lực tham gia hội đồng quản trị thì giá bán sẽ giảm và như vậy thu ngân sách sẽ giảm rất nhiều.
Đối với Sabeco, Bộ Công Thương đã đề xuất xin bán phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty theo phương án giảm tỷ lệ sở hữu từ 89,59% hiện nay xuống còn 36% trong một lần và thực hiện đấu giá công khai.
Theo một số nguồn tin, phương án thoái phần vốn thuộc sở hữu nhà nước tại Sabeco do Bộ Công Thương trình Chính phủ phê duyệt có thể nghiêng về việc bán cổ phần theo lô, dù các phương án khác như chọn cổ đông chiến lược, hoặc bán đấu giá công khai cũng đã được tính đến.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 diễn ra hôm 27/5 vừa qua, ông Vũ Thanh Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sabeco, cho biết, ban lãnh đạo công ty ý thức được việc thoái vốn Nhà nước sẽ giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Sabeco đã nhiều lần gửi công văn xin thoái vốn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần cân nhắc như thoái vốn cho ai, bằng cách nào, thời điểm nào… nhằm đảm bảo lợi ích cổ đông, lợi ích xã hội. Vấn đề này hiện vẫn phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước.