“Sóng” đầu tư vấp nhiều rào cản lớn
Nếu các địa phương mải mê kêu gọi nhà đầu tư đến mà chưa chuẩn bị tốt hạ tầng để phục vụ những dự án của họ thì thật là tai hại
Tính đến đầu tháng 10/2007, đã có khoảng hơn 50 tỉ USD đầu tư nước ngoài đang chờ vào Việt Nam trong những năm tới.
Nhưng nhìn chung cả nước, hiện nay các thành phố lớn và nhiều địa phương vẫn còn loay hoay chưa tìm ra các phương án khả dĩ đáp ứng các yêu cầu thiết yếu nhất để đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các "ông lớn" vào Việt Nam.
Hiện nay, không ít dự án đầu tư nước ngoài bạc tỉ USD đang phải nằm chờ, chưa thể triển khai thực hiện chỉ vì thiếu một, hoặc vài ba nhu cầu thiết yếu nêu trên.
Trong những năm gần đây, vị thế của nước ta trên quốc tế ngày một được nâng cao. Nỗ lực xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính cộng với đang tạo ra cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa từng có. Nhưng nếu các địa phương mải mê kêu gọi nhà đầu tư đến mà chưa chuẩn bị tốt hạ tầng để phục vụ những dự án của họ thì thật là tai hại. Vì nhà đầu tư đã đổ tiền vào nhưng chưa làm ăn được, dự án không triển khai đúng tiến độ, cơ hội làm ăn của họ bị trôi qua.
Và như vậy, từ chỗ doanh nghiệp nước ngoài hăng hái, nhiệt thành đầu tư vào Việt Nam, nhưng gặp những "rào cản" từ bản thân nơi thu hút đầu tư đã làm chuyển trạng thái sang chờ đợi, chán nản rồi "rút lui" không tiếp tục đầu tư nữa. Như thế, thiệt hại sẽ rất lớn cho nền kinh tế nước ta.
Giữa thành phố lớn, thiếu người
Được biết, Tp.HCM có các dự án mà vốn đầu tư tới hàng tỉ USD, nhưng cho đến nay, sau thời gian dài chờ vẫn chưa có đất để triển khai quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Công tác giải tỏa, đền bù nhiều nơi gần như giậm chân tại chỗ.
Có nơi do địa phương thủ tục giải tỏa, đền bù còn rườm rà, kéo chậm, hoặc do chính sách đền bù, giải tỏa chưa thỏa đáng, người có đất không chịu bàn giao vì quá thiệt thòi, có nơi lại do nhà đầu tư tổ chức việc đền bù không đúng mức đã cam kết, hoặc chậm tổ chức đền bù để giải tỏa đất trong quy hoạch. Các "rào cản" đó thường làm ách tắc, chậm kế hoạch, thời gian triển khai các dự án đầu tư.
Nhìn lại, phần nhiều các dự án đầu tư không đi tới đích, sai quy hoạch, vỡ kế hoạch, thậm chí "đánh mất" dự án là do thiếu mặt bằng, thiếu lao động có trình độ tay nghề cao để đáp ứng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Vì thế, không những cần có "đất sạch", mà nhu cầu thiết yếu của giáo dục - đào tạo cũng cần đặt lên hàng đầu, nhiều khi phải mạnh bạo và quyết đoán giải quyết được những tình trạng cấp thiết, đào tạo "nóng", liên kết hoặc gửi đi đào tạo nhanh ở nước ngoài, nơi có nhà xưởng, thiết bị mà nhà đầu tư có thể chỉ dẫn, gợi mở.
Intel chỉ đầu tư dự án 1 tỉ USD vào Tp.HCM, nhưng chúng ta đã không có đủ nhân lực cho họ. Những dự án 11 tỉ USD vào Phú Yên, hay 5 tỉ USD của Foxconn vào một loạt tỉnh thành, lấy đâu ra nguồn lao động công nghệ cao?
Nơi đồng bằng, thiếu đất
Tại thành phố Cần Thơ, theo dự kiến của Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp, năm 2007 các khu công nghiệp Cần Thơ có khả năng thu hút thêm khoảng 150 triệu USD vốn đăng ký đầu tư. Đây là điều đáng mừng, bởi cho đến nay, sau hàng chục năm thành lập các khu công nghiệp ở Cần Thơ mới chỉ có 144 dự án đăng ký với tổng nguồn vốn 625 triệu USD.
Chỉ tính riêng quý 1/2007, các khu công nghiệp đã thu hút thêm hơn 47 triệu USD vốn đăng ký đầu tư từ 8 dự án mới và 8 dự án tiếp tục tăng vốn mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Nhưng, trong tháng 9/2007, thành phố Cần Thơ không thu hút thêm dự án đầu tư mới, chỉ cấp điều chỉnh 01 dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 1,5 triệu USD cho Công ty TNHH Kwong-Lung Meko.
Tình trạng thiếu, hoặc chậm mặt bằng cũng như thiếu nguồn lao động đảm bảo chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư dè dặt khi đến khảo sát, "thử bàn" tại thành phố Cần Thơ.
Nhưng đáng nói nhất là, hiện nay, nhà đầu tư muốn vào khu công nghiệp Cần Thơ phải "xếp hàng" chờ vì không đủ đất! Ngay với các nhà đầu tư trong nước, với quy mô sử dụng đất không nhiều cũng gặp khó, huống chi là đầu tư nước ngoài.
Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp Cần Thơ, xác nhận: trước hết là quy hoạch, nhưng quy hoạch cũng không được thuận buồm mát mái. Công ty Cafatex đăng ký thuê 10 ha đất để xây dựng cụm nhà máy chế biến thuỷ sản, thức ăn gia súc, kho lạnh; Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải xin thuê 15 ha đất xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản; Công ty TNHH Bia Phong Dinh đăng ký thuê 15 ha xây dựng nhà máy bia; chi nhánh Proconco Cần Thơ thuê 5 ha xây nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhưng chưa được giải quyết.
Trong khi đó, Công ty Xây dựng 586 - đơn vị kinh doanh địa ốc gần gũi với chính quyền địa phương - xin thuê đất để xây dựng nhà máy sản xuất, cũng phải chờ. Hiện nay, khu công nghiệp Trà Nóc I đã lấp đầy, khu công nghiệp Trà Nóc II đang gặp khó khăn trong khâu bồi hoàn giải phóng mặt bằng nên không còn đất cho thuê.
Nhiều nhà đầu tư nhận xét: do thiếu cơ chế thích hợp để chuyên lo kỹ thuật hạ tầng nên Cần Thơ khiến nhà đầu tư phải xếp hàng chờ được giao đất. Chờ lâu, đi lại nhiều, có lẽ đành bỏ cuộc. Sau 20 tháng làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú I nhưng công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Cần Thơ vẫn chưa thu hồi thêm được 1m2 đất nào ngoài 29 ha đất do công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã thu hồi trước đây.
Nhanh lên, các bước chuẩn bị!
Năm 2007, nước ta có thể thu hút trên 13 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có thể tăng thêm nếu các địa phương chuẩn bị kỹ hơn và sớm có các quyết định về chủ trương đầu tư, qui hoạch đất đai, cũng như tập trung đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Nhà nước cũng đang tập trung hai lĩnh vực trọng yếu là cơ sở hạ tầng và điện. Song song đó là vấn đề đào tạo để chuẩn bị cho lực lượng lao động phục vụ đầu tư.
Những dự án đầu tư có số vốn lên đến 50 tỉ USD hiện đang đàm phán với các nhà đầu tư không phải sẽ vào Việt Nam cùng một lúc. Nhưng nếu sang năm 2008, chúng ta cấp giấy chứng nhận đầu tư 15 tỉ USD, thì phải tính ngay giải pháp cho 35 tỉ USD còn lại. Không thể để kéo dài được, bởi nhà đầu tư không thể chờ.
Nhưng nhìn chung cả nước, hiện nay các thành phố lớn và nhiều địa phương vẫn còn loay hoay chưa tìm ra các phương án khả dĩ đáp ứng các yêu cầu thiết yếu nhất để đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các "ông lớn" vào Việt Nam.
Hiện nay, không ít dự án đầu tư nước ngoài bạc tỉ USD đang phải nằm chờ, chưa thể triển khai thực hiện chỉ vì thiếu một, hoặc vài ba nhu cầu thiết yếu nêu trên.
Trong những năm gần đây, vị thế của nước ta trên quốc tế ngày một được nâng cao. Nỗ lực xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính cộng với đang tạo ra cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa từng có. Nhưng nếu các địa phương mải mê kêu gọi nhà đầu tư đến mà chưa chuẩn bị tốt hạ tầng để phục vụ những dự án của họ thì thật là tai hại. Vì nhà đầu tư đã đổ tiền vào nhưng chưa làm ăn được, dự án không triển khai đúng tiến độ, cơ hội làm ăn của họ bị trôi qua.
Và như vậy, từ chỗ doanh nghiệp nước ngoài hăng hái, nhiệt thành đầu tư vào Việt Nam, nhưng gặp những "rào cản" từ bản thân nơi thu hút đầu tư đã làm chuyển trạng thái sang chờ đợi, chán nản rồi "rút lui" không tiếp tục đầu tư nữa. Như thế, thiệt hại sẽ rất lớn cho nền kinh tế nước ta.
Giữa thành phố lớn, thiếu người
Được biết, Tp.HCM có các dự án mà vốn đầu tư tới hàng tỉ USD, nhưng cho đến nay, sau thời gian dài chờ vẫn chưa có đất để triển khai quy hoạch, kế hoạch đầu tư. Công tác giải tỏa, đền bù nhiều nơi gần như giậm chân tại chỗ.
Có nơi do địa phương thủ tục giải tỏa, đền bù còn rườm rà, kéo chậm, hoặc do chính sách đền bù, giải tỏa chưa thỏa đáng, người có đất không chịu bàn giao vì quá thiệt thòi, có nơi lại do nhà đầu tư tổ chức việc đền bù không đúng mức đã cam kết, hoặc chậm tổ chức đền bù để giải tỏa đất trong quy hoạch. Các "rào cản" đó thường làm ách tắc, chậm kế hoạch, thời gian triển khai các dự án đầu tư.
Nhìn lại, phần nhiều các dự án đầu tư không đi tới đích, sai quy hoạch, vỡ kế hoạch, thậm chí "đánh mất" dự án là do thiếu mặt bằng, thiếu lao động có trình độ tay nghề cao để đáp ứng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Vì thế, không những cần có "đất sạch", mà nhu cầu thiết yếu của giáo dục - đào tạo cũng cần đặt lên hàng đầu, nhiều khi phải mạnh bạo và quyết đoán giải quyết được những tình trạng cấp thiết, đào tạo "nóng", liên kết hoặc gửi đi đào tạo nhanh ở nước ngoài, nơi có nhà xưởng, thiết bị mà nhà đầu tư có thể chỉ dẫn, gợi mở.
Intel chỉ đầu tư dự án 1 tỉ USD vào Tp.HCM, nhưng chúng ta đã không có đủ nhân lực cho họ. Những dự án 11 tỉ USD vào Phú Yên, hay 5 tỉ USD của Foxconn vào một loạt tỉnh thành, lấy đâu ra nguồn lao động công nghệ cao?
Nơi đồng bằng, thiếu đất
Tại thành phố Cần Thơ, theo dự kiến của Ban Quản lý các khu chế xuất - khu công nghiệp, năm 2007 các khu công nghiệp Cần Thơ có khả năng thu hút thêm khoảng 150 triệu USD vốn đăng ký đầu tư. Đây là điều đáng mừng, bởi cho đến nay, sau hàng chục năm thành lập các khu công nghiệp ở Cần Thơ mới chỉ có 144 dự án đăng ký với tổng nguồn vốn 625 triệu USD.
Chỉ tính riêng quý 1/2007, các khu công nghiệp đã thu hút thêm hơn 47 triệu USD vốn đăng ký đầu tư từ 8 dự án mới và 8 dự án tiếp tục tăng vốn mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Nhưng, trong tháng 9/2007, thành phố Cần Thơ không thu hút thêm dự án đầu tư mới, chỉ cấp điều chỉnh 01 dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 1,5 triệu USD cho Công ty TNHH Kwong-Lung Meko.
Tình trạng thiếu, hoặc chậm mặt bằng cũng như thiếu nguồn lao động đảm bảo chất lượng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư dè dặt khi đến khảo sát, "thử bàn" tại thành phố Cần Thơ.
Nhưng đáng nói nhất là, hiện nay, nhà đầu tư muốn vào khu công nghiệp Cần Thơ phải "xếp hàng" chờ vì không đủ đất! Ngay với các nhà đầu tư trong nước, với quy mô sử dụng đất không nhiều cũng gặp khó, huống chi là đầu tư nước ngoài.
Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất-khu công nghiệp Cần Thơ, xác nhận: trước hết là quy hoạch, nhưng quy hoạch cũng không được thuận buồm mát mái. Công ty Cafatex đăng ký thuê 10 ha đất để xây dựng cụm nhà máy chế biến thuỷ sản, thức ăn gia súc, kho lạnh; Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất khẩu Minh Hải xin thuê 15 ha đất xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản; Công ty TNHH Bia Phong Dinh đăng ký thuê 15 ha xây dựng nhà máy bia; chi nhánh Proconco Cần Thơ thuê 5 ha xây nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhưng chưa được giải quyết.
Trong khi đó, Công ty Xây dựng 586 - đơn vị kinh doanh địa ốc gần gũi với chính quyền địa phương - xin thuê đất để xây dựng nhà máy sản xuất, cũng phải chờ. Hiện nay, khu công nghiệp Trà Nóc I đã lấp đầy, khu công nghiệp Trà Nóc II đang gặp khó khăn trong khâu bồi hoàn giải phóng mặt bằng nên không còn đất cho thuê.
Nhiều nhà đầu tư nhận xét: do thiếu cơ chế thích hợp để chuyên lo kỹ thuật hạ tầng nên Cần Thơ khiến nhà đầu tư phải xếp hàng chờ được giao đất. Chờ lâu, đi lại nhiều, có lẽ đành bỏ cuộc. Sau 20 tháng làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú I nhưng công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Cần Thơ vẫn chưa thu hồi thêm được 1m2 đất nào ngoài 29 ha đất do công ty xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Cần Thơ đã thu hồi trước đây.
Nhanh lên, các bước chuẩn bị!
Năm 2007, nước ta có thể thu hút trên 13 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và có thể tăng thêm nếu các địa phương chuẩn bị kỹ hơn và sớm có các quyết định về chủ trương đầu tư, qui hoạch đất đai, cũng như tập trung đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Nhà nước cũng đang tập trung hai lĩnh vực trọng yếu là cơ sở hạ tầng và điện. Song song đó là vấn đề đào tạo để chuẩn bị cho lực lượng lao động phục vụ đầu tư.
Những dự án đầu tư có số vốn lên đến 50 tỉ USD hiện đang đàm phán với các nhà đầu tư không phải sẽ vào Việt Nam cùng một lúc. Nhưng nếu sang năm 2008, chúng ta cấp giấy chứng nhận đầu tư 15 tỉ USD, thì phải tính ngay giải pháp cho 35 tỉ USD còn lại. Không thể để kéo dài được, bởi nhà đầu tư không thể chờ.