“Sóng ngầm” cạnh tranh môi giới
Những đợt “sóng ngầm” cạnh tranh giành khách hàng vẫn đang tiếp diễn, song bây giờ là cạnh tranh “chuyên nghiệp và khoa học”
Chứng khoán Việt Nam quí 1/2010 đã không có một sự bứt phá đáng kể nào và VN-Index dao động khá phẳng lặng trong tâm lý chờ đợi của giới đầu tư về sự thay đổi của chính sách tiền tệ.
Những tưởng sự phẳng lặng đó sẽ làm cuộc cạnh tranh giành thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các công ty chứng khoán bớt gay gắt hơn. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Những đợt “sóng ngầm” cạnh tranh giành khách hàng vẫn đang tiếp diễn, song bây giờ là cạnh tranh “chuyên nghiệp và khoa học”.
Chuyển dịch tốp đầu
Quí 4/2009 môi giới của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) bất ngờ vươn lên chiếm vị trí đầu với thị phần 11,31% , bỏ xa đơn vị đứng thứ hai là Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) tới 3,38% (thị phần của SBS là 7,93%).
Sang quí 1/2010 thống kê của Hose cho thấy TSC vẫn giật giải quán quân về môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, nhưng thị phần đã giảm xuống còn 9,37% trong khi doanh nghiệp thứ hai là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chiếm 8,47%, rút khoảng cách giữa hai vị trí còn 0,9%.
Môi giới SSI sau khi bị “qua mặt” trong năm ngoái, đã “bừng tỉnh” và nhanh chóng lấy lại thị phần. Từ vị trí thứ ba vào cuối năm 2009 với thị phần 6,78%, SSI đã nâng thị phần lên sát nút với công ty đứng đầu và khả năng SSI trở lại vị trí dẫn đầu đường đua môi giới đang rất hiện thực.
Với một nền tảng khách hàng khá vững chắc, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức, SSI đang củng cố lại khối khách hàng cá nhân và sự nỗ lực của họ bắt đầu mang lại kết quả khả quan.
Tuy nhiên, hai điểm nhấn của tốp đầu thị phần môi giới lại không rơi vào những vị trí nhất nhì, mà ở các vị trí tiếp theo.
“Sự ngạc nhiên dễ chịu” đang đến với Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) khi thị phần của đơn vị này tăng đáng kể từ 4,99% quí 4/2009 lên 7,09% quí 1/2010 và hiện ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Điểm nhấn thứ hai thuộc về Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) khi thị phần môi giới của họ tăng từ 3,29% vị trí thứ 7 lên 4,77% vị trí thứ 5 chỉ trong vòng 90 ngày.
Bám vào tư vấn
“Công ty chứng khoán ở Việt Nam có sản phẩm nào mà không vi phạm pháp luật thì ACBS sẽ có sản phẩm đó”, ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng sáng lập ACB, trao đổi với chúng tôi. Ông cho biết, ACBS sẽ tăng cường mảng tư vấn khách hàng, và trước mắt tập trung vào việc hoàn tất tuyển dụng thêm 100 nhân viên tư vấn có trình độ trước ngày 30/5/2010.
Hiện công ty đang quản lý 50.000 tài khoản của nhà đầu tư và đặt mục tiêu 100.000 tài khoản, đi kèm chỉ tiêu thị phần môi giới 8% vào cuối năm. Công bằng mà nói, từ nhiều năm nay, ACBS không nhận được sự quan tâm thỏa đáng của ngân hàng mẹ như các công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng khác. Ra đời ngay khi thị trường mới thành lập và là một trong những công ty chứng khoán thâm niên nhất ở Việt Nam, lẽ ra ACBS phải thường xuyên ở những vị trí cao hơn.
Chiến lược tư vấn mà ACBS dồn sức tiến hành hiện nay đã được HSC lặng lẽ thực hiện từ lâu. Bây giờ là lúc HSC tăng tốc. HSC có những bản tin nhận định thị trường riêng, phân tích kỹ thuật riêng hàng ngày dành cho nhà đầu tư tổ chức.
Bộ phận phân tích của HSC đứng đầu là ông MacCana hoạt động hết công suất, theo dõi kỹ từng mảng ngành nghề và từng cổ phiếu, không phân biệt cổ phiếu hàng hiệu hay vừa và nhỏ.
Ngoài ra phải kể đến lượng nhà đầu tư ngoại đang gia tăng ở HSC, vốn là đường dẫn tốt để tăng thị phần môi giới mà nhiều công ty khác chưa có được. Xét về môi giới cho nước ngoài, có lẽ HSC chỉ đứng sau SSI.
Đối với TSC, từ đầu tháng 2/2010 bộ phận tư vấn chuyển hướng khi tập trung vào các tổ chức. Bản tin hàng ngày dành cho tổ chức của TSC tỏ ra sắc sảo hơn hẳn bản dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ thông thường trước đây. TSC tự nhận thức được họ chưa có nhiều khách hàng tổ chức, nhất là nước ngoài như SSI, HSC hay ACBS và nếu không nhanh chóng “tiến quân” vào mảng này, thị phần môi giới của họ có thể tụt hạng, đơn giản vì khối lượng và giá trị giao dịch của tổ chức thường ổn định và lớn hơn các nhà đầu tư cá nhân.
Chẳng hạn doanh số giao dịch tầm 100-150 tỉ đồng/ngày của nước ngoài ở SSI là bình thường và những phiên nước ngoài mua ròng nhiều, doanh số môi giới của SSI tăng vọt, thì TSC chưa thể ngày một ngày hai xây dựng được “sự bình thường” mà SSI đang có đó.
Trong bảng xếp hạng môi giới của Hose quí 1/2010, từ vị trí thứ 6 đến thứ 10 lần lượt là các công ty FPTS, Bảo Việt, VNDirect, KimEng và Quốc tế VIS. KimEng từ thứ 7 tụt xuống thứ 9 do mảng tư vấn khách hàng trầm lắng sau khi chuyên gia phân tích kỹ thuật KenTai trở về Singapore. VNDirect lần đầu tiên có mặt trong tốp 10 ở vị trí thứ 8. Mười công ty chứng khoán hàng đầu hiện chiếm 50,53% thị phần môi giới cả thị trường.
Một ghi nhận khác là bên cạnh tư vấn, các công ty chứng khoán đã chú trọng nhiều hơn đến hỗ trợ tài chính cho khách hàng. Mặc dù vậy, vai trò của công cụ đòn bẩy tài chính trong cạnh tranh giành thị phần đã không còn nhiều tác dụng.
Trong bối cảnh quy mô của thị trường lớn hơn, ngày càng có nhiều công ty niêm yết, thì tư vấn và chất lượng dịch vụ mới là chìa khóa để có thị phần mạnh. Và đây chính là phương thức cạnh tranh lành mạnh của những định chế tài chính chuyên nghiệp mà thị trường Việt Nam đang hướng tới.
Hải Lý (TBKTSG)
Những tưởng sự phẳng lặng đó sẽ làm cuộc cạnh tranh giành thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các công ty chứng khoán bớt gay gắt hơn. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Những đợt “sóng ngầm” cạnh tranh giành khách hàng vẫn đang tiếp diễn, song bây giờ là cạnh tranh “chuyên nghiệp và khoa học”.
Chuyển dịch tốp đầu
Quí 4/2009 môi giới của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC) bất ngờ vươn lên chiếm vị trí đầu với thị phần 11,31% , bỏ xa đơn vị đứng thứ hai là Công ty Chứng khoán Sacombank (SBS) tới 3,38% (thị phần của SBS là 7,93%).
Sang quí 1/2010 thống kê của Hose cho thấy TSC vẫn giật giải quán quân về môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, nhưng thị phần đã giảm xuống còn 9,37% trong khi doanh nghiệp thứ hai là Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chiếm 8,47%, rút khoảng cách giữa hai vị trí còn 0,9%.
Môi giới SSI sau khi bị “qua mặt” trong năm ngoái, đã “bừng tỉnh” và nhanh chóng lấy lại thị phần. Từ vị trí thứ ba vào cuối năm 2009 với thị phần 6,78%, SSI đã nâng thị phần lên sát nút với công ty đứng đầu và khả năng SSI trở lại vị trí dẫn đầu đường đua môi giới đang rất hiện thực.
Với một nền tảng khách hàng khá vững chắc, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức, SSI đang củng cố lại khối khách hàng cá nhân và sự nỗ lực của họ bắt đầu mang lại kết quả khả quan.
Tuy nhiên, hai điểm nhấn của tốp đầu thị phần môi giới lại không rơi vào những vị trí nhất nhì, mà ở các vị trí tiếp theo.
“Sự ngạc nhiên dễ chịu” đang đến với Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) khi thị phần của đơn vị này tăng đáng kể từ 4,99% quí 4/2009 lên 7,09% quí 1/2010 và hiện ở vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Điểm nhấn thứ hai thuộc về Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) khi thị phần môi giới của họ tăng từ 3,29% vị trí thứ 7 lên 4,77% vị trí thứ 5 chỉ trong vòng 90 ngày.
Bám vào tư vấn
“Công ty chứng khoán ở Việt Nam có sản phẩm nào mà không vi phạm pháp luật thì ACBS sẽ có sản phẩm đó”, ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng sáng lập ACB, trao đổi với chúng tôi. Ông cho biết, ACBS sẽ tăng cường mảng tư vấn khách hàng, và trước mắt tập trung vào việc hoàn tất tuyển dụng thêm 100 nhân viên tư vấn có trình độ trước ngày 30/5/2010.
Hiện công ty đang quản lý 50.000 tài khoản của nhà đầu tư và đặt mục tiêu 100.000 tài khoản, đi kèm chỉ tiêu thị phần môi giới 8% vào cuối năm. Công bằng mà nói, từ nhiều năm nay, ACBS không nhận được sự quan tâm thỏa đáng của ngân hàng mẹ như các công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng khác. Ra đời ngay khi thị trường mới thành lập và là một trong những công ty chứng khoán thâm niên nhất ở Việt Nam, lẽ ra ACBS phải thường xuyên ở những vị trí cao hơn.
Chiến lược tư vấn mà ACBS dồn sức tiến hành hiện nay đã được HSC lặng lẽ thực hiện từ lâu. Bây giờ là lúc HSC tăng tốc. HSC có những bản tin nhận định thị trường riêng, phân tích kỹ thuật riêng hàng ngày dành cho nhà đầu tư tổ chức.
Bộ phận phân tích của HSC đứng đầu là ông MacCana hoạt động hết công suất, theo dõi kỹ từng mảng ngành nghề và từng cổ phiếu, không phân biệt cổ phiếu hàng hiệu hay vừa và nhỏ.
Ngoài ra phải kể đến lượng nhà đầu tư ngoại đang gia tăng ở HSC, vốn là đường dẫn tốt để tăng thị phần môi giới mà nhiều công ty khác chưa có được. Xét về môi giới cho nước ngoài, có lẽ HSC chỉ đứng sau SSI.
Đối với TSC, từ đầu tháng 2/2010 bộ phận tư vấn chuyển hướng khi tập trung vào các tổ chức. Bản tin hàng ngày dành cho tổ chức của TSC tỏ ra sắc sảo hơn hẳn bản dành cho nhà đầu tư nhỏ lẻ thông thường trước đây. TSC tự nhận thức được họ chưa có nhiều khách hàng tổ chức, nhất là nước ngoài như SSI, HSC hay ACBS và nếu không nhanh chóng “tiến quân” vào mảng này, thị phần môi giới của họ có thể tụt hạng, đơn giản vì khối lượng và giá trị giao dịch của tổ chức thường ổn định và lớn hơn các nhà đầu tư cá nhân.
Chẳng hạn doanh số giao dịch tầm 100-150 tỉ đồng/ngày của nước ngoài ở SSI là bình thường và những phiên nước ngoài mua ròng nhiều, doanh số môi giới của SSI tăng vọt, thì TSC chưa thể ngày một ngày hai xây dựng được “sự bình thường” mà SSI đang có đó.
Trong bảng xếp hạng môi giới của Hose quí 1/2010, từ vị trí thứ 6 đến thứ 10 lần lượt là các công ty FPTS, Bảo Việt, VNDirect, KimEng và Quốc tế VIS. KimEng từ thứ 7 tụt xuống thứ 9 do mảng tư vấn khách hàng trầm lắng sau khi chuyên gia phân tích kỹ thuật KenTai trở về Singapore. VNDirect lần đầu tiên có mặt trong tốp 10 ở vị trí thứ 8. Mười công ty chứng khoán hàng đầu hiện chiếm 50,53% thị phần môi giới cả thị trường.
Một ghi nhận khác là bên cạnh tư vấn, các công ty chứng khoán đã chú trọng nhiều hơn đến hỗ trợ tài chính cho khách hàng. Mặc dù vậy, vai trò của công cụ đòn bẩy tài chính trong cạnh tranh giành thị phần đã không còn nhiều tác dụng.
Trong bối cảnh quy mô của thị trường lớn hơn, ngày càng có nhiều công ty niêm yết, thì tư vấn và chất lượng dịch vụ mới là chìa khóa để có thị phần mạnh. Và đây chính là phương thức cạnh tranh lành mạnh của những định chế tài chính chuyên nghiệp mà thị trường Việt Nam đang hướng tới.
Hải Lý (TBKTSG)