Sóng ngầm trên thị trường vàng
Những con sóng ngầm trên thị trường vàng Việt Nam đang chuẩn bị cho một thời kỳ sôi động nhất từ trước tới nay
Những con sóng ngầm trên thị trường vàng Việt Nam đang chuẩn bị cho một thời kỳ sôi động nhất từ trước tới nay.
Trong gần 6 tháng qua, thị trường vàng trong nước mới chỉ thực sự gợn lên một cao trào giá nhưng lại hạn chế ở cao trào đầu tư. Đó là trong nửa cuối tháng 2/2007, khi giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh lên gần 690 USD/oz rồi chuyển hướng nhanh xuống đáy 640 USD.
Diễn biến quá nhanh cùng với sự vận động khá mờ nhạt nối tiếp khiến thị trường vàng đầu tư tạm mất sức hấp dẫn vốn có. Một nguyên do quan trọng khác là giới đầu tư đang đổ xô vào một lực hút khác mạnh và nóng hơn: chứng khoán.
Nhưng đây lại là một trong những thời điểm quan trọng nhất của thị trường vàng Việt Nam; thời điểm khởi phát những con sóng ngầm cần thiết cho một sự cạnh tranh cởi mở và quyết liệt hơn trong tương lai.
Cuối năm 2006, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường, hoàn thành xưởng sản xuất vàng thứ hai, đưa công suất dập vàng miếng của doanh nghiệp này lên tới 12.000 lượng/ngày, thậm chí lên đến 20.000 lượng/ngày nếu cần.
Kế hoạch của SJC là sự chủ động cần thiết để đón đầu xu hướng phát triển của một thị trường mới nổi trong khoảng 4 năm trở lại đây. Con số trên không cao xa khi thời hoàng kim quý II/2006, có ngày SJC không còn hàng để cung cho thị trường, lượng bán ra đạt tới 8.000 lượng/ngày.
Sau khi Công ty Mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp (AAA) đưa kho ngoại qua đầu tiên vào hoạt động tại miền Bắc, SJC cùng chuẩn bị một đối trọng tại thị trường miền Nam, dự kiến đi vào hoạt động trong vài tháng tới. Sự chuẩn bị này được xem là rất cần thiết khi những đợt sốt giá, khan hàng quay trở lại.
Con sóng mới nhất, tiềm ẩn một sức cạnh tranh mới nhất là kế hoạch chuẩn bị đột phá thị trường vàng của Ngân hàng Á châu (ACB). Cuối năm 2006, ngân hàng này đã báo trước với thị trường về bước đi mới của một địa chỉ kinh doanh vàng có tiếng 10 năm qua.
Dự kiến, giữa năm 2007 này, thị trường sẽ xuất hiện một thương hiệu vàng miếng mới của ACB. Một trung tâm sản xuất vàng miếng có công suất 10.000 lượng/ngày sẽ ra đời tại Tp.HCM. Cùng với thương hiệu đã gây dựng trên thị trường ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, ACB sẽ là một thách thức mới của thị trường vàng Việt Nam.
Một ngân hàng khác cũng đang gấp rút thành lập một công ty trực thuộc, chuyên biệt về kinh doanh và sản xuất vàng miếng. Dự kiến quy mô dự án này nhỏ hơn SJC và ACB nhưng lại hội tụ sức mạnh của một số doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Con sóng này cũng đến từ phương Nam, đất lành của giới kinh doanh vàng những năm qua.
Ở một hướng khác, những cơn sóng ngầm đang chuyển động rõ rệt trong định hướng mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh vàng, tạo thêm môi trường đầu tư của các ngân hàng thương mại. Đầu mối quan trọng vẫn là Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Á châu, Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank). Và Ngân hàng Nhà nước cũng vừa có sự điều chỉnh trong quy định theo hướng tạo điều kiện để một số nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư vàng phát triển hơn…
Thị trường vàng vẫn hứa hẹn nhiều sôi động và phát triển mạnh. Những con sóng trên khởi phát vì định hướng đó. Còn nếu đưa ra mục tiêu cụ thể hơn thì con số trên 1 tỷ USD doanh số của SJC năm 2006 là miếng bánh mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh vàng nào cũng muốn chia sẻ.
Trong gần 6 tháng qua, thị trường vàng trong nước mới chỉ thực sự gợn lên một cao trào giá nhưng lại hạn chế ở cao trào đầu tư. Đó là trong nửa cuối tháng 2/2007, khi giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh lên gần 690 USD/oz rồi chuyển hướng nhanh xuống đáy 640 USD.
Diễn biến quá nhanh cùng với sự vận động khá mờ nhạt nối tiếp khiến thị trường vàng đầu tư tạm mất sức hấp dẫn vốn có. Một nguyên do quan trọng khác là giới đầu tư đang đổ xô vào một lực hút khác mạnh và nóng hơn: chứng khoán.
Nhưng đây lại là một trong những thời điểm quan trọng nhất của thị trường vàng Việt Nam; thời điểm khởi phát những con sóng ngầm cần thiết cho một sự cạnh tranh cởi mở và quyết liệt hơn trong tương lai.
Cuối năm 2006, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường, hoàn thành xưởng sản xuất vàng thứ hai, đưa công suất dập vàng miếng của doanh nghiệp này lên tới 12.000 lượng/ngày, thậm chí lên đến 20.000 lượng/ngày nếu cần.
Kế hoạch của SJC là sự chủ động cần thiết để đón đầu xu hướng phát triển của một thị trường mới nổi trong khoảng 4 năm trở lại đây. Con số trên không cao xa khi thời hoàng kim quý II/2006, có ngày SJC không còn hàng để cung cho thị trường, lượng bán ra đạt tới 8.000 lượng/ngày.
Sau khi Công ty Mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp (AAA) đưa kho ngoại qua đầu tiên vào hoạt động tại miền Bắc, SJC cùng chuẩn bị một đối trọng tại thị trường miền Nam, dự kiến đi vào hoạt động trong vài tháng tới. Sự chuẩn bị này được xem là rất cần thiết khi những đợt sốt giá, khan hàng quay trở lại.
Con sóng mới nhất, tiềm ẩn một sức cạnh tranh mới nhất là kế hoạch chuẩn bị đột phá thị trường vàng của Ngân hàng Á châu (ACB). Cuối năm 2006, ngân hàng này đã báo trước với thị trường về bước đi mới của một địa chỉ kinh doanh vàng có tiếng 10 năm qua.
Dự kiến, giữa năm 2007 này, thị trường sẽ xuất hiện một thương hiệu vàng miếng mới của ACB. Một trung tâm sản xuất vàng miếng có công suất 10.000 lượng/ngày sẽ ra đời tại Tp.HCM. Cùng với thương hiệu đã gây dựng trên thị trường ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, ACB sẽ là một thách thức mới của thị trường vàng Việt Nam.
Một ngân hàng khác cũng đang gấp rút thành lập một công ty trực thuộc, chuyên biệt về kinh doanh và sản xuất vàng miếng. Dự kiến quy mô dự án này nhỏ hơn SJC và ACB nhưng lại hội tụ sức mạnh của một số doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Con sóng này cũng đến từ phương Nam, đất lành của giới kinh doanh vàng những năm qua.
Ở một hướng khác, những cơn sóng ngầm đang chuyển động rõ rệt trong định hướng mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh vàng, tạo thêm môi trường đầu tư của các ngân hàng thương mại. Đầu mối quan trọng vẫn là Ngân hàng Xuất nhập khẩu, Ngân hàng Á châu, Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank). Và Ngân hàng Nhà nước cũng vừa có sự điều chỉnh trong quy định theo hướng tạo điều kiện để một số nghiệp vụ kinh doanh, đầu tư vàng phát triển hơn…
Thị trường vàng vẫn hứa hẹn nhiều sôi động và phát triển mạnh. Những con sóng trên khởi phát vì định hướng đó. Còn nếu đưa ra mục tiêu cụ thể hơn thì con số trên 1 tỷ USD doanh số của SJC năm 2006 là miếng bánh mà bất cứ doanh nghiệp kinh doanh vàng nào cũng muốn chia sẻ.