13:49 12/08/2019

Sốt xuất huyết: 5 ghi nhớ khi chữa trị

Hoài Phương

Sốt xuất huyết đang vào mùa cao điểm, số ca mắc bệnh liên tục tăng nhanh trong đó đã có 10 ca tử vong.


Tính từ đầu năm 2019, cả nước ghi nhận 105.000 ca sốt xuất huyết, tăng gấp 3 lần so với năm ngoái và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội, từ ngày 29/7 đến hết ngày 4/8, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 248 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trước diễn biến phức tạp của căn bệnh, mỗi người dân nên tự trang bị kiến thức và cách phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ bản thân và gia đình.Cách ly bệnh nhânSốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, nhưng truyền qua đường muỗi đốt. Đã có không ít trường hợp bố mẹ sốt xuất huyết, vì chủ quan ngủ không buông màn, mà lây 'oan' cho con nhỏ. Tốt nhất, người bệnh nên cách ly ở phòng riêng, nằm màn, không cho muỗi đốt đưa virus sang người khỏe mạnh. Điều này cũng giúp người bệnh tránh bị muỗi đốt, truyền thêm một lượng virus khác (có 4 loại virus sốt xuất huyết) làm tình trạng nặng hơn.Dùng đúng thuốcThuốc hạ sốt an toàn nhất cho bệnh nhân sốt xuất huyết là paracetamol dạng đơn độc, liều dùng tùy theo lứa tuổi. Liều dùng thông thường là từ 32 5- 650mg, cứ 4 - 6 giờ một lần, không quá 4g một ngày. Những thuốc giảm đau hạ sốt nhóm giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs) khác như ibuprofen, naproxen, diclofenac, acid mefenamic, aspirin... do có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, khi uống gây nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết tạng nặng hơn nên không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết: 5 ghi nhớ khi chữa trị - Ảnh 1.
Việc dùng kháng sinh với bệnh nhân sốt xuất huyết là điều hoàn toàn không cần thiết. Lý do bởi sốt xuất huyết là bệnh do virut gây ra, trong khi các kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn. Dùng kháng sinh không đúng cách ở bệnh nhân sốt xuất huyết thậm chí có thể làm tăng độc tính trên gan, thận, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng người bệnh.Thời điểm dễ xảy ra biến chứngCác bác sĩ cũng lưu ý, từ ngày thứ 4 đến ngày 6 của bệnh, khi bệnh nhân đã hạ sốt, thường mọi người sẽ chủ quan nhưng đây lại là thời điểm nguy hiểm dễ xảy ra biến chứng sốc, đó là tình trạng giảm tiểu cầu máu gây xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí xuất huyết trong nội tạng rất nguy hiểm. Nếu để tình trạng sốc kéo dài có thể gây suy đa phủ tạng, dễ dẫn đến tử vong.Không cạo gió, xông hơiCạo gió, xông hơi là phương pháp truyền thống thường sử dụng cho người bệnh bị cảm cúm. Phương pháp này có thể có hiệu quả với bệnh nhân bị cúm hoặc cảm thông thường. Tuy nhiên khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sẽ bị yếu thành mạch và giảm tiểu cầu. Do vậy, nếu người bệnh được cạo gió thì sẽ làm tăng sự xuất huyết dưới da, các thành mạch sẽ bị vỡ và tiểu cầu giảm, bệnh nhân bị chảy máu dưới da rất nhiều. Người bệnh cũng không nên sử dụng phương pháp xông hơi, bởi nó không những không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà còn làm giãn mạch, chảy máu mũi.
Sốt xuất huyết: 5 ghi nhớ khi chữa trị - Ảnh 2.
Thực phẩm nên kiêngKhi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt... sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.Người bệnh cũng nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.Người bệnh không nên uống nước soda, không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.
Sốt xuất huyết: 5 ghi nhớ khi chữa trị - Ảnh 3.
Cuối cùng, uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có một số chất sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.