S&P 500 lập đỉnh mới sau quyết định của FED
Thị trường chứng khoán Mỹ đã thiết lập mức đỉnh mới sau khi FED công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25%
Thị trường chứng khoán Mỹ đã thiết lập mức đỉnh mới sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25% và nhất mạnh đến chủ trương này thêm một khoảng thời gian nữa.
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số nhà mới khởi công ở nước này trong tháng 2/2010 đã giảm 5,9% xuống 575.000 căn - cao hơn so với mức dự báo 570.000 của giới phân tích. Trong khi đó, số giấy phép xây dựng nhà đã giảm 1,6% xuống 612.000 căn trong tháng 2/2010 - đây là tháng suy giảm thứ hai liên tiếp.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, giá nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ trong tháng 2/2010 đã giảm 0,3%, nhờ giá dầu và các sản phẩm từ dầu suy giảm. Đây là tháng đầu tiên giá cả suy giảm và giảm mạnh hơn mức dự báo 0,2% của giới phân tích.
Chuyển qua thông tin khác, Standard & Poor's vừa khẳng định sẽ không xem xét việc hạ định mức tín nhiệm nợ đối với Hy Lạp do Chính phủ nước này gần đây đã có nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, Standard & Poor's vẫn nhấn mạnh: “Dù đã có những biện pháp mới, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ là khó khăn cho Hy Lạp để nước này tuân theo đầy đủ những kế hoạch đã đặt ra - gồm giảm thâm hụt ngân sách xuống 5,6% GDP năm 2010 và 2,8% GDP năm 2012 - nếu nước này không thực thi ngay các giải pháp đó trong các năm tới”.
Trong một diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày, FED đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và giúp ổn định thị trường lao động. Ngay sau khi quyết định này được công bố, thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng tích cực.
Dow Jones hướng tới đỉnh mới
Mở cửa với mức tăng điểm nhẹ nhưng cả ba chỉ số đã sớm giảm điểm trước thông tin số nhà mới khởi công suy giảm trong tháng 2. Tuy nhiên, thị trường cũng nhanh chóng lấy lại đà tăng khi mà các yếu tố hỗ trợ vẫn nhiều hơn, nhất là thông tin Standard & Poor's cho biết sẽ không xem xét hạ định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp.
Sắc xanh vẫn liên tục hiện diện ở cả ba chỉ số và có phần trùng xuống khi đến gần thời điểm FED công bố thông tin. Lúc hơn 14h, sau khi FED công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản, thị trường chứng khoán đã bật tăng và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày giao dịch.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã thiết lập mức đỉnh cao nhất trong 17 tháng qua. Còn Dow Jones cũng đang dần tiếp cận mốc 10.725 điểm vốn được thiết lập ngày 19/1/2010.
Với mức tăng hơn 4%, cổ phiếu GE và Intel là hai đầu tàu trong số 23/30 cổ phiếu tăng điểm giúp Dow Jones khởi sắc. Đây là tiền đề tích cực để thị trường tin tưởng chỉ số này sẽ sớm thiết lập mốc đỉnh cao mới trong những phiên giao dịch tới.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,89 tỷ cổ phiếu. Tại sàn New York, thị trường cứ có 11 cổ phiếu lên điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 16/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 16/3: chỉ số Dow Jones tăng 43,83 điểm, tương đương 0,41%, chốt ở mức 10.685,98.
Chỉ số Nasdaq lên 15,8 điểm, tương ứng 0,67%, chốt ở mức 2.378,01.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 8,95 điểm, tương ứng 0,78%, đóng cửa ở mức 1.159,46.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI).
Thứ Năm: Công bố chỉ số tiêu dùng (CPI); công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Sự kiện “Quadruple Witching” - ngày các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán các hợp đồng chỉ số tương lai, quyền chọn mua/bán các chỉ số, quyền chọn mua/bán cổ phiếu và thanh toán các hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm nhờ khối tài chính
Ngày 16/3, chứng khoán châu Á đã tăng điểm nhẹ nhờ sức nâng đỡ của cổ phiếu khối tài chính.
Sự phân hóa thể hiện rõ nét trên các thị trường lớn, trong đó thị trường Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc đã giảm điểm, còn 5 thị trường lớn khác duy trì sắc xanh khi kết thúc ngày giao dịch. Diễn biến giao dịch khá trầm lắng, khối lượng khớp lệnh ở mức thấp, cùng với biên độ dao động hẹp.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 0,2% lên 122,95 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 3 trong số 4 phiên giao dịch gần đây.
Tại thị trường Nhật, áp lực chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm gần đây đã khiến chỉ số Nikkei 225 đi xuống. Sự thận trọng đã thể hiện rõ nét trong ngày giao dịch khi nhà đầu tư đang ngóng đợi quyết định về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật.
Nhiều cổ phiếu khối xuất khẩu lớn đã giảm điểm với biên độ lớn, trong đó, cổ phiếu Canon giảm 1,3%, cổ phiếu TDK Corp xuống 0,9%, cổ phiếu Honda hạ 1,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 30,27 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 10.721,71. Khối lượng giao dịch đạt 1,7 tỷ cổ phiếu, thị trường có 747 cổ phiếu tăng điểm và có 738 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm đáng chú ý nhất trong ngày 16/3 chính là diễn biến từ thị trường Việt Nam khi VN-Index giảm mạnh nhất trong nhiều tuần nay, với biên độ gần 3%, dù không có thông tin gì quá bi quan. Hơn nữa, thị trường giảm điểm trong bối cảnh nhà đầu tư đang kỳ vọng VN-Index sẽ thiết lập những mốc điểm cao mới.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,8%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,6%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,2%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,73%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,53%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,28%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 0,09%.
HTML clipboard
Hôm thứ Ba, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số nhà mới khởi công ở nước này trong tháng 2/2010 đã giảm 5,9% xuống 575.000 căn - cao hơn so với mức dự báo 570.000 của giới phân tích. Trong khi đó, số giấy phép xây dựng nhà đã giảm 1,6% xuống 612.000 căn trong tháng 2/2010 - đây là tháng suy giảm thứ hai liên tiếp.
Cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ cho hay, giá nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ trong tháng 2/2010 đã giảm 0,3%, nhờ giá dầu và các sản phẩm từ dầu suy giảm. Đây là tháng đầu tiên giá cả suy giảm và giảm mạnh hơn mức dự báo 0,2% của giới phân tích.
Chuyển qua thông tin khác, Standard & Poor's vừa khẳng định sẽ không xem xét việc hạ định mức tín nhiệm nợ đối với Hy Lạp do Chính phủ nước này gần đây đã có nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Tuy nhiên, Standard & Poor's vẫn nhấn mạnh: “Dù đã có những biện pháp mới, nhưng chúng tôi cho rằng sẽ là khó khăn cho Hy Lạp để nước này tuân theo đầy đủ những kế hoạch đã đặt ra - gồm giảm thâm hụt ngân sách xuống 5,6% GDP năm 2010 và 2,8% GDP năm 2012 - nếu nước này không thực thi ngay các giải pháp đó trong các năm tới”.
Trong một diễn biến đáng chú ý nhất trong ngày, FED đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0-0,25% nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và giúp ổn định thị trường lao động. Ngay sau khi quyết định này được công bố, thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng tích cực.
Dow Jones hướng tới đỉnh mới
Mở cửa với mức tăng điểm nhẹ nhưng cả ba chỉ số đã sớm giảm điểm trước thông tin số nhà mới khởi công suy giảm trong tháng 2. Tuy nhiên, thị trường cũng nhanh chóng lấy lại đà tăng khi mà các yếu tố hỗ trợ vẫn nhiều hơn, nhất là thông tin Standard & Poor's cho biết sẽ không xem xét hạ định mức tín nhiệm nợ của Hy Lạp.
Sắc xanh vẫn liên tục hiện diện ở cả ba chỉ số và có phần trùng xuống khi đến gần thời điểm FED công bố thông tin. Lúc hơn 14h, sau khi FED công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản, thị trường chứng khoán đã bật tăng và đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày giao dịch.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã thiết lập mức đỉnh cao nhất trong 17 tháng qua. Còn Dow Jones cũng đang dần tiếp cận mốc 10.725 điểm vốn được thiết lập ngày 19/1/2010.
Với mức tăng hơn 4%, cổ phiếu GE và Intel là hai đầu tàu trong số 23/30 cổ phiếu tăng điểm giúp Dow Jones khởi sắc. Đây là tiền đề tích cực để thị trường tin tưởng chỉ số này sẽ sớm thiết lập mốc đỉnh cao mới trong những phiên giao dịch tới.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York, American Stock Exchange và Nasdaq đạt 7,89 tỷ cổ phiếu. Tại sàn New York, thị trường cứ có 11 cổ phiếu lên điểm thì có 4 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 16/3 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 16/3: chỉ số Dow Jones tăng 43,83 điểm, tương đương 0,41%, chốt ở mức 10.685,98.
Chỉ số Nasdaq lên 15,8 điểm, tương ứng 0,67%, chốt ở mức 2.378,01.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 nhích 8,95 điểm, tương ứng 0,78%, đóng cửa ở mức 1.159,46.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI).
Thứ Năm: Công bố chỉ số tiêu dùng (CPI); công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu.
Thứ Sáu: Sự kiện “Quadruple Witching” - ngày các nhà đầu tư phải thực hiện nghĩa vụ quyết toán các hợp đồng chỉ số tương lai, quyền chọn mua/bán các chỉ số, quyền chọn mua/bán cổ phiếu và thanh toán các hợp đồng tương lai mua bán cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tăng điểm nhờ khối tài chính
Ngày 16/3, chứng khoán châu Á đã tăng điểm nhẹ nhờ sức nâng đỡ của cổ phiếu khối tài chính.
Sự phân hóa thể hiện rõ nét trên các thị trường lớn, trong đó thị trường Nhật, Hồng Kông và Hàn Quốc đã giảm điểm, còn 5 thị trường lớn khác duy trì sắc xanh khi kết thúc ngày giao dịch. Diễn biến giao dịch khá trầm lắng, khối lượng khớp lệnh ở mức thấp, cùng với biên độ dao động hẹp.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này tăng 0,2% lên 122,95 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 3 trong số 4 phiên giao dịch gần đây.
Tại thị trường Nhật, áp lực chốt lời sau nhiều phiên tăng điểm gần đây đã khiến chỉ số Nikkei 225 đi xuống. Sự thận trọng đã thể hiện rõ nét trong ngày giao dịch khi nhà đầu tư đang ngóng đợi quyết định về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Nhật.
Nhiều cổ phiếu khối xuất khẩu lớn đã giảm điểm với biên độ lớn, trong đó, cổ phiếu Canon giảm 1,3%, cổ phiếu TDK Corp xuống 0,9%, cổ phiếu Honda hạ 1,5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 30,27 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 10.721,71. Khối lượng giao dịch đạt 1,7 tỷ cổ phiếu, thị trường có 747 cổ phiếu tăng điểm và có 738 cổ phiếu giảm điểm.
Điểm đáng chú ý nhất trong ngày 16/3 chính là diễn biến từ thị trường Việt Nam khi VN-Index giảm mạnh nhất trong nhiều tuần nay, với biên độ gần 3%, dù không có thông tin gì quá bi quan. Hơn nữa, thị trường giảm điểm trong bối cảnh nhà đầu tư đang kỳ vọng VN-Index sẽ thiết lập những mốc điểm cao mới.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan tăng 0,8%. Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,6%. Chỉ số ASX của Australia nhích 0,2%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tiến thêm 0,73%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng 0,53%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,28%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc hạ 0,09%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.642,15 | 10.685,98 | 43,83 | 0,41 |
Nasdaq | 2.362,21 | 2.378,01 | 15,80 | 0,67 | |
S&P 500 | 1.150,51 | 1.159,46 | 8,95 | 0,78 | |
Anh | FTSE 100 | 5.593,85 | 5.620,43 | 26,58 | 0,48 |
Đức | DAX | 5.903,56 | 5.970,99 | 67,43 | 1,14 |
Pháp | CAC 40 | 3.890,91 | 3.938,95 | 48,04 | 1,23 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.634,92 | 7.695,63 | 60,71 | 0,80 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.751,98 | 10.721,71 | 30,27 | 0,28 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.079,10 | 21.022,93 | 56,17 | 0,27 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.649,50 | 1.648,01 | 1,49 | 0,09 |
Singapore | Straits Times | 2.874,33 | 2.891,60 | 17,27 | 0,60 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.976,94 | 2.992,84 | 15,90 | 0,53 |
Ấn Độ | BSE | 17.164,99 | 17.290,20 | 125,21 | 0,73 |
Australia | ASX | 4.799,40 | 4.809,10 | 9,70 | 0,20 |
Việt Nam | VN-Index | 531,86 | 516,08 | 15,78 | 2,97 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |