S&P có quyết định số phận châu Âu?
Nỗi lo Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ không thể kiểm soát hiện còn lớn hơn nhiều so với động thái của S&P
Chuyên gia đầu tư Dominic Rossi thuộc Fidelity Worldwide Investment cho rằng, khủng hoảng nợ công Khu vực đồng Euro lại chi phối các thị trường sau một thời gian các thông tin kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc làm an lòng giới đầu tư.
Hôm qua (16/1), tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) đã hạ xếp hạng tín dụng của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) từ AAA xuống còn AA+. S&P tuyên bố sẽ khôi phục lại mức AAA nếu quỹ này giành được những đảm bảo bổ sung.
S&P khẳng định, quyết định này là kết quả bắt buộc xảy ra sau động thái hạ mức tín nhiệm của Pháp và Áo từ AAA khi các nước này đóng vai trò đảm bảo hàng đầu của EFSF. Cảnh báo này đã được S&P đưa ra từ hôm 6/12/2011.
Các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Societe Generale cũng cho rằng, động thái này nằm trong tầm dự báo từ trước nên không gây bất ngờ. Do đó, Societe Generale quyết định không xem xét lại triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Âu.
Trên thực tế, động thái mới nhất của Standard & Poor’s đã gây ra những xáo trộn nhất định đối với tâm lý nhà đầu tư trên các thị trường hàng hóa, như vàng, dầu thô. Đáng chú ý là quyết định được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi S&P hạ bậc 9 nước Eurozone.
Trước đó, hôm 13/1, Standard & Poor's đã hạ một bậc tín nhiệm của Pháp và Áo, tức mức AAA xuống AA+, cùng triển vọng tiêu cực, trong khi vẫn giữ nguyên mức tín nhiệm tín dụng AAA của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cùng triển vọng ổn định.
S&P cũng hạ xếp hạng tín dụng của Italy từ A xuống BBB+, Tây Ban Nha từ AA- xuống A, Bồ Đào Nha từ BBB- xuống BB và Cyprus từ BBB xuống BB+, Slovenia từ AA- xuống A+, Slovakia từ A+ xuống A và Malta từ A xuống A-.
Giới phân tích cho rằng đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của Pháp và Đức nhằm khôi phục lòng tin của thị trường vào đồng Euro, đồng tiền đang được sử dụng tại 17 quốc gia châu Âu với tổng dân số trên 300 triệu người.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh, William Hague, cũng nhận định rằng động thái của Standard & Poor’s là "nghiêm trọng" và các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu phải tập trung thúc đẩy tăng trưởng và giảm bớt các quy định.
Theo ông, để làm được những điều này, châu Âu cần có thêm các thỏa thuận mậu dịch tự do với phần còn lại của thế giới, thúc đẩy thị trường nội khối và ngừng đưa ra các quy định gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp.
Thủ tướng Australia Julia Gillard thì cho rằng việc nhiều nước Khu vực đồng Euro mất hạng tín nhiệm là cái giá mà các chính phủ ở châu Âu phải trả do chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp cải tổ kinh tế quyết liệt.
Còn theo các chuyên gia phân tích từ Ngân hàng RBS, cho dù động thái của S&P không tác động mạnh tới thị trường trong ngắn hạn, nhưng nó cũng nhắc nhở rằng cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone vẫn chưa kết thúc.
Chính phủ các nước Eurozone đang chật vật leo dốc khi vừa phải gấp rút giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ, tăng quy mô của EFSF để cứu trợ các nước gặp khó khăn và nhanh chóng ký hiệp ước tài chính nhằm thắt chặt hơn kỷ luật ngân sách.
Do đó, điều đáng lo nhất là Eurozone sẽ gặp trở ngại trong việc bổ sung vốn cho EFSF sau động thái của S&P. Hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi cũng cho rằng, EFSF cần thêm tiền do mất mức tín nhiệm AAA.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lạc quan cho rằng, không cần quá lo lắng về những diễn biến mới nhất này. Theo giới chức Pháp, quyết định của S&P không ảnh hưởng tới chính sách kinh tế của Pháp. Đức cũng cho rằng, kinh tế Pháp đang đi đúng hướng.
Còn theo ủy viên thị trường nội khối Liên minh châu Âu, Michel Barnier, đồng Euro vẫn là đồng tiền toàn cầu và Eurozone sẽ vượt qua khủng hoảng. "Trong 10 năm qua đồng Euro đã thực sự chứng tỏ là đồng tiền quốc tế”, ông nói.
“Bất chấp những khó khăn gần đây, đồng Euro vẫn mạnh. Vấn đề mà Eurozone đang phải đối mặt là khủng hoảng lòng tin. Đoàn kết chính trị, quyết đoán và khả năng của chúng ta để sửa chữa những gì sai lầm đang được kiểm nghiệm", Barnier bổ sung.
Ngoài ra, tâm điểm của thị trường tuần này sẽ là cuộc thương lượng với các ngân hàng về việc hoán đổi nợ của Hy Lạp. Nếu thất bại, Hy Lạp sẽ không tránh khỏi tình trạng vỡ nợ không thể kiểm soát ngay trong tháng 3, đẩy Eurozone lún sâu vào nợ công.
Thỏa thuận giảm nợ là điều kiện mà Athens phải đạt được với các chủ ngân hàng tư nhân để nhận được gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos thừa nhận nước này đang đối mặt với những nguy cơ cấp bách nếu không đạt được thỏa thuận giảm nợ với khu vực tư nhân. Do vậy, nỗi lo Hy Lạp vỡ nợ hiện còn lớn hơn nhiều so với động thái của S&P.
Hôm qua (16/1), tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's (S&P) đã hạ xếp hạng tín dụng của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) từ AAA xuống còn AA+. S&P tuyên bố sẽ khôi phục lại mức AAA nếu quỹ này giành được những đảm bảo bổ sung.
S&P khẳng định, quyết định này là kết quả bắt buộc xảy ra sau động thái hạ mức tín nhiệm của Pháp và Áo từ AAA khi các nước này đóng vai trò đảm bảo hàng đầu của EFSF. Cảnh báo này đã được S&P đưa ra từ hôm 6/12/2011.
Các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Societe Generale cũng cho rằng, động thái này nằm trong tầm dự báo từ trước nên không gây bất ngờ. Do đó, Societe Generale quyết định không xem xét lại triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Âu.
Trên thực tế, động thái mới nhất của Standard & Poor’s đã gây ra những xáo trộn nhất định đối với tâm lý nhà đầu tư trên các thị trường hàng hóa, như vàng, dầu thô. Đáng chú ý là quyết định được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi S&P hạ bậc 9 nước Eurozone.
Trước đó, hôm 13/1, Standard & Poor's đã hạ một bậc tín nhiệm của Pháp và Áo, tức mức AAA xuống AA+, cùng triển vọng tiêu cực, trong khi vẫn giữ nguyên mức tín nhiệm tín dụng AAA của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cùng triển vọng ổn định.
S&P cũng hạ xếp hạng tín dụng của Italy từ A xuống BBB+, Tây Ban Nha từ AA- xuống A, Bồ Đào Nha từ BBB- xuống BB và Cyprus từ BBB xuống BB+, Slovenia từ AA- xuống A+, Slovakia từ A+ xuống A và Malta từ A xuống A-.
Giới phân tích cho rằng đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của Pháp và Đức nhằm khôi phục lòng tin của thị trường vào đồng Euro, đồng tiền đang được sử dụng tại 17 quốc gia châu Âu với tổng dân số trên 300 triệu người.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh, William Hague, cũng nhận định rằng động thái của Standard & Poor’s là "nghiêm trọng" và các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu phải tập trung thúc đẩy tăng trưởng và giảm bớt các quy định.
Theo ông, để làm được những điều này, châu Âu cần có thêm các thỏa thuận mậu dịch tự do với phần còn lại của thế giới, thúc đẩy thị trường nội khối và ngừng đưa ra các quy định gây thêm khó khăn cho các doanh nghiệp.
Thủ tướng Australia Julia Gillard thì cho rằng việc nhiều nước Khu vực đồng Euro mất hạng tín nhiệm là cái giá mà các chính phủ ở châu Âu phải trả do chậm trễ trong việc đưa ra các biện pháp cải tổ kinh tế quyết liệt.
Còn theo các chuyên gia phân tích từ Ngân hàng RBS, cho dù động thái của S&P không tác động mạnh tới thị trường trong ngắn hạn, nhưng nó cũng nhắc nhở rằng cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone vẫn chưa kết thúc.
Chính phủ các nước Eurozone đang chật vật leo dốc khi vừa phải gấp rút giúp Hy Lạp tránh nguy cơ vỡ nợ, tăng quy mô của EFSF để cứu trợ các nước gặp khó khăn và nhanh chóng ký hiệp ước tài chính nhằm thắt chặt hơn kỷ luật ngân sách.
Do đó, điều đáng lo nhất là Eurozone sẽ gặp trở ngại trong việc bổ sung vốn cho EFSF sau động thái của S&P. Hôm qua, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi cũng cho rằng, EFSF cần thêm tiền do mất mức tín nhiệm AAA.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lạc quan cho rằng, không cần quá lo lắng về những diễn biến mới nhất này. Theo giới chức Pháp, quyết định của S&P không ảnh hưởng tới chính sách kinh tế của Pháp. Đức cũng cho rằng, kinh tế Pháp đang đi đúng hướng.
Còn theo ủy viên thị trường nội khối Liên minh châu Âu, Michel Barnier, đồng Euro vẫn là đồng tiền toàn cầu và Eurozone sẽ vượt qua khủng hoảng. "Trong 10 năm qua đồng Euro đã thực sự chứng tỏ là đồng tiền quốc tế”, ông nói.
“Bất chấp những khó khăn gần đây, đồng Euro vẫn mạnh. Vấn đề mà Eurozone đang phải đối mặt là khủng hoảng lòng tin. Đoàn kết chính trị, quyết đoán và khả năng của chúng ta để sửa chữa những gì sai lầm đang được kiểm nghiệm", Barnier bổ sung.
Ngoài ra, tâm điểm của thị trường tuần này sẽ là cuộc thương lượng với các ngân hàng về việc hoán đổi nợ của Hy Lạp. Nếu thất bại, Hy Lạp sẽ không tránh khỏi tình trạng vỡ nợ không thể kiểm soát ngay trong tháng 3, đẩy Eurozone lún sâu vào nợ công.
Thỏa thuận giảm nợ là điều kiện mà Athens phải đạt được với các chủ ngân hàng tư nhân để nhận được gói cứu trợ thứ hai từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp Hy Lạp thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos thừa nhận nước này đang đối mặt với những nguy cơ cấp bách nếu không đạt được thỏa thuận giảm nợ với khu vực tư nhân. Do vậy, nỗi lo Hy Lạp vỡ nợ hiện còn lớn hơn nhiều so với động thái của S&P.