SPT sẽ bán 20-30% cổ phần
SPT sẽ bán 20-30% tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của công ty liên doanh, sau khi lựa chọn được đối tác đầu tư
Công ty Cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) sẽ bán 20-30% tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ của liên doanh sau khi lựa chọn được đối tác đầu tư.
Ông Hồ Hồng Sơn, Tổng giám đốc SPT cho biết, hiện tại, phương án chuyển đổi sang mô hình liên doanh của S-Fone đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, SK Telecom đóng vai trò là một thành viên trong liên doanh, với thời hạn 1 đến 2 năm đầu của liên doanh.
Cụ thể, theo thỏa thuận hợp tác, SPT sẽ nắm giữ 80% vốn trong liên doanh, còn SK Telecom Việt Nam sẽ nắm giữ 20%. Và sau khi liên doanh hoàn thành, SPT sẽ mua lại 20% tỷ lệ vốn góp của SK Telecom Việt Nam.
SPT cho biết, với tỉ lệ nguồn vốn mà mình nắm giữ, công ty sẽ tìm kiếm các đối tác đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và khả năng quản lý, phát triển về công nghệ để cùng hợp tác để đầu tư cho mạng di động S-Fone.
Theo ông Hồ Hồng Sơn, 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chiếm hơn 90% thị phần, nên phần còn lại chỉ là khe cửa hẹp cho các mạng nhỏ, thị trường thông tin di động trở nên cạnh tranh gay gắt. Điều đó khiến các mạng nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường.
"Chính vì vậy, để có thể đủ sức chạy đua đường dài, các mạng nhỏ như S-Fone phải không ngừng nâng cao năng lực đầu tư, quản lý, chính sách kinh doanh linh hoạt và quan trọng nhất là phải có khả năng tài chính dồi dào", ông Sơn nói.
Ông Hồ Hồng Sơn, Tổng giám đốc SPT cho biết, hiện tại, phương án chuyển đổi sang mô hình liên doanh của S-Fone đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, SK Telecom đóng vai trò là một thành viên trong liên doanh, với thời hạn 1 đến 2 năm đầu của liên doanh.
Cụ thể, theo thỏa thuận hợp tác, SPT sẽ nắm giữ 80% vốn trong liên doanh, còn SK Telecom Việt Nam sẽ nắm giữ 20%. Và sau khi liên doanh hoàn thành, SPT sẽ mua lại 20% tỷ lệ vốn góp của SK Telecom Việt Nam.
SPT cho biết, với tỉ lệ nguồn vốn mà mình nắm giữ, công ty sẽ tìm kiếm các đối tác đầu tư có kinh nghiệm, tiềm lực tài chính và khả năng quản lý, phát triển về công nghệ để cùng hợp tác để đầu tư cho mạng di động S-Fone.
Theo ông Hồ Hồng Sơn, 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chiếm hơn 90% thị phần, nên phần còn lại chỉ là khe cửa hẹp cho các mạng nhỏ, thị trường thông tin di động trở nên cạnh tranh gay gắt. Điều đó khiến các mạng nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển thị trường.
"Chính vì vậy, để có thể đủ sức chạy đua đường dài, các mạng nhỏ như S-Fone phải không ngừng nâng cao năng lực đầu tư, quản lý, chính sách kinh doanh linh hoạt và quan trọng nhất là phải có khả năng tài chính dồi dào", ông Sơn nói.