Start-up Việt có cần đến thẳng Silicon Valley khởi nghiệp?
“Làm những gì mình muốn, và đừng nghĩ quá nhiều”, Tổng giám đốc Google nói với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam
“Với gần 100 triệu dân, Việt Nam là một thị trường rất lớn, các công ty khởi nghiệp (start-up) nên nắm lấy cơ hội và phát triển tốt thị trường trong nước, rồi hãy tính đến tiếp cận thị trường thế giới”, ông Sundar Pichai, Tổng giám đốc Google nhiều lần nhấn mạnh như vậy tại buổi trò chuyện với cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam, chiều 22/12 tại Hà Nội.
Nội địa cũng chính là “bệ đỡ”
Trong 45 phút nói chuyện, Sundar Pichai không ít lần khẳng định, thị trường nội địa - với gần 100 triệu dân - nên được xem là lợi thế và “bệ đỡ” cho con đường khởi nghiệp của start-up Việt.
“Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và sẽ trở thành một thị trường lớn trong tương lai, các công ty khởi nghiệp cần có sự tin tưởng, nhìn nhận vào việc nắm bắt cơ hội và cần bắt đầu khai thác thị trường trong nước, sau đó mới tiếp cận thị trường thế giới”, ông nói và cho rằng, đây cũng chính là cách tiếp cận của các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc, khi nhiều start-up Trung Quốc thành công trong nước trước, sau đó mới tìm thành công trên thế giới.
Sundar Pichai kể, ở quê hương ông (Ấn Độ) cũng vậy. Các start-up về thương mại điện tử, thanh đoán điện tử… hầu hết đều phát triển ở trong nước, và khi mạnh rồi thì mới tiến ra nước ngoài.
Một đại diện start-up Việt Nam có mặt tại buổi trò chuyện băn khoăn, nhiều người bạn của anh đã không bắt đầu khởi nghiệp từ Việt Nam, mà đến thẳng “thánh địa công nghệ” Silicon Valley (Mỹ) vì ở đó dễ dàng hơn, còn tại Việt Nam, đôi khi rất khó khăn để khởi nghiệp...
Nhưng theo quan điểm của vị Tổng giám đốc Google, mỗi một thị trường đều có một nhu cầu nhất định. Ví dụ như Ấn Độ, với sự phát triển của Internet và điện thoại thông minh, các doanh nghiệp khởi nghiệp đến một thời điểm nào đó có thể “đột ngột” tiếp cận tới 200-300 triệu người và có cơ hội rất lớn.
Theo ông Sundar Pichai, ngoài lợi thế thị trường gần 100 triệu dân, Việt Nam còn có thuận lợi là có mạng Internet rất phát triển, với mức độ kết nối cao và các thiết bị thông minh cũng phát triển mạnh mẽ. Khi có thanh toán điện tử, thương mại điện tử… thì cơ hội cũng rộng mở hơn rất nhiều.
Khi đáp ứng đủ nhu cầu cho Việt Nam, các doanh nghiệp có thể vươn ra thị trường các nước láng giềng, rồi ra quốc tế, lúc đó, quy mô cũng có thể lên tới 200-300 triệu người và nhiều hơn. Đó cũng là lúc các start-up sẽ có cảm giác là công ty toàn cầu, ông nói.
Trong khi đó, nếu muốn khởi nghiệp tại Mỹ, trong môi trường toàn cầu, theo ông Sundar Pichai, các start-up phải xác định công ty hoạt động như thế nào, huy động nguồn nhân lực ở các nước ra sao… Đây là điều mà các start-up tại Ấn Độ - quê hương ông - không “hăng hái” mà ngược lại, tìm cách thu hút tài năng từ Mỹ về làm lãnh đạo cho các công ty của mình.
“Đẳng cấp” đến từ đâu?
Thừa nhận để khởi nghiệp thành công thì cần có sản phẩm tốt, tuy nhiên, nhiều đại diện start-up đặt vấn đề, để tạo ra các sản phẩm khởi nghiệp đẳng cấp mang tính quốc tế thì cần có những yếu tố gì?
Vị lãnh đạo Google cho rằng, muốn phát triển sản phẩm tốt trước hết cần phải có ý tưởng hay. Sản phẩm hay được đưa ra vì ai đó nhìn thấy rõ vấn đề mà con người đang đối mặt trong cuộc sống và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó. Nó không đến từ việc đi hỏi người dùng muốn gì, mà phải tìm cách giải quyết các vấn đề người dùng đang gặp phải. Điều quan trọng nhất để phát triển một sản phẩm tốt là ý tưởng để giải quyết vấn đề đó, ông nói.
Thứ hai, khi phát triển sản phẩm, các start-up thường không nhận được ý kiến đóng góp từ người dùng. Vì vậy, theo ông, các start-up cần phát triển sản phẩm và đưa cho người dùng thử, thí điểm, qua đó lấy ý kiến phản hồi, công đoạn này có ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển sản phẩm.
Sundar Pichai nói, Google luôn tập trung vào người dùng, đáp ứng những nhu cầu của người dùng và đặt ra các câu hỏi liệu những vấn đề lớn nhất mà người dùng đang gặp phải là gì, có thể giải quyết được các vấn đề đó hay không? Sau đó mới tiếp tục đặt câu hỏi, công nghệ đưa ra có được người dùng chào đón hay không?
Ví dụ điển hình như dự án xe hơi không người lái mà Google đang tham gia. Vấn đề này liên quan đến mọi người. Mỗi người thường đều lái xe hơi hoặc xe máy và một ngày lái nhiều lần. Đó là lý do mà Google tham gia vào dự án.
Ông cũng cho rằng, các công ty khởi nghiệp nhỏ không nên quá lo lắng với việc phải cạnh tranh với các công ty lớn như Google hay Facebook... Vì, dù là công ty nhỏ hay công ty lớn thì đều có những lợi thế riêng.
Ở Mỹ, nhiều công ty mới khởi nghiệp đã giành thị phần từ công ty lớn, kể cả Google. Mô hình này diễn ra phổ biến. Một công ty nhỏ có thể làm những điều chưa ai làm bao giờ.
Không đâu xa, vị Tổng giám đốc Google dẫn chứng trường hợp của Nguyễn Hà Đông, người phát triển trò chơi Flappy Bird (trước khi đến buổi trò chuyện ông đã “trà chanh vỉa hè” cùng Hà Đông tại Hà Nội), chỉ với một đội ngũ rất nhỏ, nhưng đã có thành công lớn trên phạm vi toàn cầu.
“Mọi người hãy làm theo sự mách bảo của trái tim, làm những gì mình muốn, và đừng nghĩ quá nhiều, hãy tự cảm nhận đam mê và theo đuổi đến cùng”, ông Sundar Pichai đưa ra lời khuyên với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.
Nội địa cũng chính là “bệ đỡ”
Trong 45 phút nói chuyện, Sundar Pichai không ít lần khẳng định, thị trường nội địa - với gần 100 triệu dân - nên được xem là lợi thế và “bệ đỡ” cho con đường khởi nghiệp của start-up Việt.
“Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và sẽ trở thành một thị trường lớn trong tương lai, các công ty khởi nghiệp cần có sự tin tưởng, nhìn nhận vào việc nắm bắt cơ hội và cần bắt đầu khai thác thị trường trong nước, sau đó mới tiếp cận thị trường thế giới”, ông nói và cho rằng, đây cũng chính là cách tiếp cận của các công ty khởi nghiệp tại Trung Quốc, khi nhiều start-up Trung Quốc thành công trong nước trước, sau đó mới tìm thành công trên thế giới.
Sundar Pichai kể, ở quê hương ông (Ấn Độ) cũng vậy. Các start-up về thương mại điện tử, thanh đoán điện tử… hầu hết đều phát triển ở trong nước, và khi mạnh rồi thì mới tiến ra nước ngoài.
Một đại diện start-up Việt Nam có mặt tại buổi trò chuyện băn khoăn, nhiều người bạn của anh đã không bắt đầu khởi nghiệp từ Việt Nam, mà đến thẳng “thánh địa công nghệ” Silicon Valley (Mỹ) vì ở đó dễ dàng hơn, còn tại Việt Nam, đôi khi rất khó khăn để khởi nghiệp...
Nhưng theo quan điểm của vị Tổng giám đốc Google, mỗi một thị trường đều có một nhu cầu nhất định. Ví dụ như Ấn Độ, với sự phát triển của Internet và điện thoại thông minh, các doanh nghiệp khởi nghiệp đến một thời điểm nào đó có thể “đột ngột” tiếp cận tới 200-300 triệu người và có cơ hội rất lớn.
Theo ông Sundar Pichai, ngoài lợi thế thị trường gần 100 triệu dân, Việt Nam còn có thuận lợi là có mạng Internet rất phát triển, với mức độ kết nối cao và các thiết bị thông minh cũng phát triển mạnh mẽ. Khi có thanh toán điện tử, thương mại điện tử… thì cơ hội cũng rộng mở hơn rất nhiều.
Khi đáp ứng đủ nhu cầu cho Việt Nam, các doanh nghiệp có thể vươn ra thị trường các nước láng giềng, rồi ra quốc tế, lúc đó, quy mô cũng có thể lên tới 200-300 triệu người và nhiều hơn. Đó cũng là lúc các start-up sẽ có cảm giác là công ty toàn cầu, ông nói.
Trong khi đó, nếu muốn khởi nghiệp tại Mỹ, trong môi trường toàn cầu, theo ông Sundar Pichai, các start-up phải xác định công ty hoạt động như thế nào, huy động nguồn nhân lực ở các nước ra sao… Đây là điều mà các start-up tại Ấn Độ - quê hương ông - không “hăng hái” mà ngược lại, tìm cách thu hút tài năng từ Mỹ về làm lãnh đạo cho các công ty của mình.
“Đẳng cấp” đến từ đâu?
Thừa nhận để khởi nghiệp thành công thì cần có sản phẩm tốt, tuy nhiên, nhiều đại diện start-up đặt vấn đề, để tạo ra các sản phẩm khởi nghiệp đẳng cấp mang tính quốc tế thì cần có những yếu tố gì?
Vị lãnh đạo Google cho rằng, muốn phát triển sản phẩm tốt trước hết cần phải có ý tưởng hay. Sản phẩm hay được đưa ra vì ai đó nhìn thấy rõ vấn đề mà con người đang đối mặt trong cuộc sống và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó. Nó không đến từ việc đi hỏi người dùng muốn gì, mà phải tìm cách giải quyết các vấn đề người dùng đang gặp phải. Điều quan trọng nhất để phát triển một sản phẩm tốt là ý tưởng để giải quyết vấn đề đó, ông nói.
Thứ hai, khi phát triển sản phẩm, các start-up thường không nhận được ý kiến đóng góp từ người dùng. Vì vậy, theo ông, các start-up cần phát triển sản phẩm và đưa cho người dùng thử, thí điểm, qua đó lấy ý kiến phản hồi, công đoạn này có ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển sản phẩm.
Sundar Pichai nói, Google luôn tập trung vào người dùng, đáp ứng những nhu cầu của người dùng và đặt ra các câu hỏi liệu những vấn đề lớn nhất mà người dùng đang gặp phải là gì, có thể giải quyết được các vấn đề đó hay không? Sau đó mới tiếp tục đặt câu hỏi, công nghệ đưa ra có được người dùng chào đón hay không?
Ví dụ điển hình như dự án xe hơi không người lái mà Google đang tham gia. Vấn đề này liên quan đến mọi người. Mỗi người thường đều lái xe hơi hoặc xe máy và một ngày lái nhiều lần. Đó là lý do mà Google tham gia vào dự án.
Ông cũng cho rằng, các công ty khởi nghiệp nhỏ không nên quá lo lắng với việc phải cạnh tranh với các công ty lớn như Google hay Facebook... Vì, dù là công ty nhỏ hay công ty lớn thì đều có những lợi thế riêng.
Ở Mỹ, nhiều công ty mới khởi nghiệp đã giành thị phần từ công ty lớn, kể cả Google. Mô hình này diễn ra phổ biến. Một công ty nhỏ có thể làm những điều chưa ai làm bao giờ.
Không đâu xa, vị Tổng giám đốc Google dẫn chứng trường hợp của Nguyễn Hà Đông, người phát triển trò chơi Flappy Bird (trước khi đến buổi trò chuyện ông đã “trà chanh vỉa hè” cùng Hà Đông tại Hà Nội), chỉ với một đội ngũ rất nhỏ, nhưng đã có thành công lớn trên phạm vi toàn cầu.
“Mọi người hãy làm theo sự mách bảo của trái tim, làm những gì mình muốn, và đừng nghĩ quá nhiều, hãy tự cảm nhận đam mê và theo đuổi đến cùng”, ông Sundar Pichai đưa ra lời khuyên với cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.