Strait Times: Nhiều lĩnh vực ở Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư Singapore
Nhận định trên tờ Strait Times của Singapore về những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước này
Mới đây, trên tờ Strait Times của Singapore có đăng bài viết của tác giả Ng. Sook Zhen đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước này trong nhiều lĩnh vực. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả bản lược dịch của bài viết này.
Việt Nam, nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2 ở châu Á đang là một thị trường đầu tư đầy tiềm năng cho các công ty Singapore trong các lĩnh vực bất động sản, logistics, bán lẻ và y tế.
Trước đây, Việt Nam đóng cửa với thế giới bên ngoài nhưng ngày nay, quốc gia này đang là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty của Singapore.
Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại của Chính phủ Singapore (IE Singapore), những lĩnh vực có nhiều cơ hội nhất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà cửa và cảng biển, bất động sản, logistics, bán lẻ và y tế.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở mức bình quân 7% hàng năm, cao thứ 2 ở khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam cũng vừa trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những yếu tố đó đã khiến Việt Nam trở thành một điểm đến đáng chú ý đối với các nhà đầu tư nước ngoài và ngày càng có nhiều công ty ngoại quốc muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đây.
Phó chủ tịch phụ trách mảng logistics của công ty bất động sản có tên Mapletree Investment (Singapore) Chua Tiow Chye cho biết, của cải và đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy vào Việt Nam sẽ dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với nhà cửa, các trung tâm mua sắm và văn phòng, vv và do đó thị trường bất động sản Việt Nam sẽ rất phát triển.
Còn theo ông Yew Sung Pei, Giám đốc phụ trách quan hệ chiến lược với Trung Quốc kiêm Giám đốc khu vực Đông Nam Á của IE Singapore, 80% dân số Việt Nam sẽ có nhu cầu mua một ngôi nhà. Việt Nam cũng đã dành một diện tích đất khá lớn cho các nhà đầu tư trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2005 và còn có thể mở rộng diện tích này.
Với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu nhà ở có chất lượng cao của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản của Singapore.
Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng các toà nhà cao tầng, các công ty của Singapore rất có uy tín ở Việt Nam. Ông Paul Chain, Chủ tịch công ty quản lý dự án Asia Project Consultants nói: “Công nghiệp xây dựng của Việt Nam chưa thực sự phát triển. Đó là lý do tại sao Việt Nam đang có xu hướng thuê các nhà tư vấn nước ngoài tham gia một phần hoặc toàn bộ công trình".
Trong khi lĩnh vực bất động sản và xây dựng của Việt Nam được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong trung hạn, nhiều lĩnh vực khác tại đây cũng có rất đáng chú ý. Ngành logistics là một ví dụ. Đây là một lĩnh vực phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong năm 2006.
Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của những ngành này, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đã tăng 8,6% lên mức 11,28 tỷ USD trong năm 2006. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam được dự báo là sẽ tăng trưởng mạnh sau khi nước này gia nhập WTO, do đó nhu cầu nâng cấp cảng biển và cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam sẽ rất cấp bách.
Theo ông Yew, sự phát triển của cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các dự án dịch vụ kho vận, cảng container, quản lý chuỗi cung cấp, cảng biển và sân bay của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Singapore. Synergy Logistics đã nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam. Công ty này mới đây đã tham gia cung cấp dịch vụ kho vận cho ngành dầu khí của Việt Nam.
Một phần quan trọng khách của nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam là tiêu dùng tư nhân. Báo cáo chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu năm 2005 của công ty tư vấn quản lý AT Kearney, một chỉ số đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ của 30 nền kinh tế đang nổi lên, đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ 8 về tiêu chí mở rộng của thị trường bán lẻ.
Công ty Apex-Pal International của Singapore, công ty quản lý chuỗi nhà hàng Sakae Sushi, cho rằng nhu cầu tiêu dùng tiềm năng và dân số trẻ của Việt Nam là những lý do nên đầu tư tại đây. Công ty này đang có kể hoạch mở rộng tại Việt Nam và sẽ xây dựng nhà hàng Sakae Sushi đầu tiên tại đây vào cuối năm nay.
Giám đốc điều hành Douglas Foo của Apex Pal nói: “Việt Nam là nước có dân số trẻ nhất trong khu vực. Với sự phát triển gần đây của Việt Nam, chúng tôi dự báo nhu cầu mua sắm ở đây sẽ tăng mạnh.” Còn theo ông Yew, chủ nghĩa tiêu dùng đô thị đang trở nên rất rõ ràng ở Việt Nam với sự gia tăng mạnh mẽ của lĩnh vực bán lẻ và nhu cầu đối với các sản phẩm của lối sống mới.
Một lĩnh vực tiềm năng khác của Việt Nam theo nhận định của IE Singapore là y tế. Bộ Y tế Việt Nam đã lên kế hoạch phát triển hệ thống bệnh viện toàn quốc đến năm 2010 với khoản đầu tư lên tới 255 triệu USD cho tổng số 140 bệnh viện. Ông Yew cho rằng ngành y tế của Singapore có một thương hiệu mạnh và những công ty của nước này như Thomson Medical Centre and SingHealth sẽ có lợi trong việc sử dụng uy tín sẵn có này để tham gia đầu tư vào lĩnh vực y tế đang có nhu cầu rất cao của Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải không có những thách thức đối với những nhà đầu tư mới đến Việt Nam.
Việc thành lập liên doanh với một công ty trong nước ở Việt Nam là bắt buộc trong một số lĩnh vực nhất định mặc dù Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh quá trình tự do hoá thị trường.
Chẳng hạn, Việt Nam vẫn chưa cho phép một công ty logistics hoạt động tại đây nếu 49% vốn của công ty này là sở hữu của phía nước ngoài. Điều này có thể dẫn đến sự xung đột văn hoá kinh doanh vì theo ông Joseph Ooi, đôi khi rất khó để có thể hoà nhập văn hoá doanh nghiệp của họ với văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam. Ông nói thêm: “Những quy định ở Việt Nam rất khác biệt và các chúng tôi cần phải tập luyện tính kiên nhẫn rất nhiều.”
Các công ty khác cũng đề cập đến tính thiếu kiên nhẫn của công nhân viên người Việt Nam, một yếu tố có thể cản trở hoạt động kinh doanh. Theo người phát ngôn của chuỗi nhà hàng Crystal Jade, công ty đang có một số nhà hàng ở Việt Nam, song tương đối khó để có thể duy trì đội ngũ nhân viên ở đây. Vì nếu được công ty khác trả lương cao hơn một chút, thường họ sẽ bỏ việc.
Việt Nam, nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2 ở châu Á đang là một thị trường đầu tư đầy tiềm năng cho các công ty Singapore trong các lĩnh vực bất động sản, logistics, bán lẻ và y tế.
Trước đây, Việt Nam đóng cửa với thế giới bên ngoài nhưng ngày nay, quốc gia này đang là một thị trường hấp dẫn đối với các công ty của Singapore.
Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại của Chính phủ Singapore (IE Singapore), những lĩnh vực có nhiều cơ hội nhất dành cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà cửa và cảng biển, bất động sản, logistics, bán lẻ và y tế.
Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở mức bình quân 7% hàng năm, cao thứ 2 ở khu vực châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Việt Nam cũng vừa trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những yếu tố đó đã khiến Việt Nam trở thành một điểm đến đáng chú ý đối với các nhà đầu tư nước ngoài và ngày càng có nhiều công ty ngoại quốc muốn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đây.
Phó chủ tịch phụ trách mảng logistics của công ty bất động sản có tên Mapletree Investment (Singapore) Chua Tiow Chye cho biết, của cải và đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ đem lại những hiệu quả kinh tế. Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chảy vào Việt Nam sẽ dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với nhà cửa, các trung tâm mua sắm và văn phòng, vv và do đó thị trường bất động sản Việt Nam sẽ rất phát triển.
Còn theo ông Yew Sung Pei, Giám đốc phụ trách quan hệ chiến lược với Trung Quốc kiêm Giám đốc khu vực Đông Nam Á của IE Singapore, 80% dân số Việt Nam sẽ có nhu cầu mua một ngôi nhà. Việt Nam cũng đã dành một diện tích đất khá lớn cho các nhà đầu tư trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2005 và còn có thể mở rộng diện tích này.
Với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu nhà ở có chất lượng cao của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản của Singapore.
Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng các toà nhà cao tầng, các công ty của Singapore rất có uy tín ở Việt Nam. Ông Paul Chain, Chủ tịch công ty quản lý dự án Asia Project Consultants nói: “Công nghiệp xây dựng của Việt Nam chưa thực sự phát triển. Đó là lý do tại sao Việt Nam đang có xu hướng thuê các nhà tư vấn nước ngoài tham gia một phần hoặc toàn bộ công trình".
Trong khi lĩnh vực bất động sản và xây dựng của Việt Nam được dự báo là sẽ phát triển mạnh trong trung hạn, nhiều lĩnh vực khác tại đây cũng có rất đáng chú ý. Ngành logistics là một ví dụ. Đây là một lĩnh vực phát triển rất nhanh ở Việt Nam trong năm 2006.
Nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của những ngành này, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đã tăng 8,6% lên mức 11,28 tỷ USD trong năm 2006. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam được dự báo là sẽ tăng trưởng mạnh sau khi nước này gia nhập WTO, do đó nhu cầu nâng cấp cảng biển và cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam sẽ rất cấp bách.
Theo ông Yew, sự phát triển của cơ sở hạ tầng logistics ở Việt Nam sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các dự án dịch vụ kho vận, cảng container, quản lý chuỗi cung cấp, cảng biển và sân bay của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty của Singapore. Synergy Logistics đã nhận thấy tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam. Công ty này mới đây đã tham gia cung cấp dịch vụ kho vận cho ngành dầu khí của Việt Nam.
Một phần quan trọng khách của nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam là tiêu dùng tư nhân. Báo cáo chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu năm 2005 của công ty tư vấn quản lý AT Kearney, một chỉ số đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ của 30 nền kinh tế đang nổi lên, đã xếp Việt Nam ở vị trí thứ 8 về tiêu chí mở rộng của thị trường bán lẻ.
Công ty Apex-Pal International của Singapore, công ty quản lý chuỗi nhà hàng Sakae Sushi, cho rằng nhu cầu tiêu dùng tiềm năng và dân số trẻ của Việt Nam là những lý do nên đầu tư tại đây. Công ty này đang có kể hoạch mở rộng tại Việt Nam và sẽ xây dựng nhà hàng Sakae Sushi đầu tiên tại đây vào cuối năm nay.
Giám đốc điều hành Douglas Foo của Apex Pal nói: “Việt Nam là nước có dân số trẻ nhất trong khu vực. Với sự phát triển gần đây của Việt Nam, chúng tôi dự báo nhu cầu mua sắm ở đây sẽ tăng mạnh.” Còn theo ông Yew, chủ nghĩa tiêu dùng đô thị đang trở nên rất rõ ràng ở Việt Nam với sự gia tăng mạnh mẽ của lĩnh vực bán lẻ và nhu cầu đối với các sản phẩm của lối sống mới.
Một lĩnh vực tiềm năng khác của Việt Nam theo nhận định của IE Singapore là y tế. Bộ Y tế Việt Nam đã lên kế hoạch phát triển hệ thống bệnh viện toàn quốc đến năm 2010 với khoản đầu tư lên tới 255 triệu USD cho tổng số 140 bệnh viện. Ông Yew cho rằng ngành y tế của Singapore có một thương hiệu mạnh và những công ty của nước này như Thomson Medical Centre and SingHealth sẽ có lợi trong việc sử dụng uy tín sẵn có này để tham gia đầu tư vào lĩnh vực y tế đang có nhu cầu rất cao của Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải không có những thách thức đối với những nhà đầu tư mới đến Việt Nam.
Việc thành lập liên doanh với một công ty trong nước ở Việt Nam là bắt buộc trong một số lĩnh vực nhất định mặc dù Việt Nam vẫn đang đẩy mạnh quá trình tự do hoá thị trường.
Chẳng hạn, Việt Nam vẫn chưa cho phép một công ty logistics hoạt động tại đây nếu 49% vốn của công ty này là sở hữu của phía nước ngoài. Điều này có thể dẫn đến sự xung đột văn hoá kinh doanh vì theo ông Joseph Ooi, đôi khi rất khó để có thể hoà nhập văn hoá doanh nghiệp của họ với văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam. Ông nói thêm: “Những quy định ở Việt Nam rất khác biệt và các chúng tôi cần phải tập luyện tính kiên nhẫn rất nhiều.”
Các công ty khác cũng đề cập đến tính thiếu kiên nhẫn của công nhân viên người Việt Nam, một yếu tố có thể cản trở hoạt động kinh doanh. Theo người phát ngôn của chuỗi nhà hàng Crystal Jade, công ty đang có một số nhà hàng ở Việt Nam, song tương đối khó để có thể duy trì đội ngũ nhân viên ở đây. Vì nếu được công ty khác trả lương cao hơn một chút, thường họ sẽ bỏ việc.