Sự cố liên quan đến cổ phiếu ACB: Ủy ban Chứng khoán nói gì?
Đại diện Ủy ban Chứng khoán khẳng định ngày chốt danh sách cổ đông là thuộc quyền tự quyết của ACB
Trả lời VnEconomy, đại diện Ủy ban Chứng khoán khẳng định: “ACB hoàn toàn có quyền tự quyết định trong việc xác định ngày chốt danh sách cổ đông”.
>>Sự cố liên quan đến cổ phiếu ACB: Trách nhiệm của ai?
Liên quan đến sự cố hủy ngày chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức của Ngân hàng Á châu (ACB) vẫn còn một số câu hỏi để ngỏ. Những câu hỏi này đã được phóng viên chuyển tới ông Nguyễn Thế Thọ, Trưởng ban Quản lý phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Câu hỏi mà một số nhà đầu tư cho là “nặng ký” xoay quanh việc Ủy ban Chứng khoán “viện dẫn” Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính (để đề nghị ACB nộp bổ sung văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ) có hợp lý hay không lại trở nên thứ yếu.
Ba lần phóng viên đề cập đến câu hỏi trên ông Thọ đều tránh trả lời, ngoại trừ việc đề cập đến một nội dung trong Thông tư là nguồn phát hành cổ phiếu thưởng thực hiện từ “Quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân hàng (nếu có)” (điểm 2.4, mục IV Thông tư).
Theo đó, ông Thọ cho rằng mẫu chốt của vấn đề là ACB là một ngân hàng, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, vì vậy ACB phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước trong kế hoạch này. Ủy ban Chứng khoán chỉ lưu ý ACB thực hiện đúng theo quy định đó.
“Vấn đề ở đây là anh phải tuân thủ theo Luật Các tổ chức tín dụng. Chúng tôi chỉ nhắc nhở anh thực hiện đúng quy định của luật đó, còn việc lùi ngày chốt danh sách cổ đông hay không thì đó là anh quyết định và phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước”, ông Thọ nói.
Ông Thọ cũng khẳng định rằng các thủ tục của ACB liên quan đến Luật Chứng khoán là đúng quy định. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) cũng khẳng định với VnEconomy điều này.
Ngoài ra, ông Thọ cũng khẳng định việc xác định ngày chốt danh sách cổ đông là thuộc quyền tự quyết của ACB, không liên quan đến Ủy ban Chứng khoán. Điều này trái với giải thích của ACB là “trong điều kiện hiện nay, ngày chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng cổ phiếu tại ACB phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Tp.HCM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HASTC, Trung tâm lưu ký chứng khoán”.
Như vậy, theo như giải thích của ông Thọ, ACB cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước, mẫu chốt chính của sự cố này. Còn khả năng vẫn giữ ngày chốt danh sách cổ đông là 26/3 (như giả thiết mà một số nhà đầu tư đặt ra), theo đại diện lãnh đạo HASTC, là rất khó về mặt kỹ thuật, liên quan đến quy trình lưu ký chứng khoán.
>>Sự cố liên quan đến cổ phiếu ACB: Trách nhiệm của ai?
Liên quan đến sự cố hủy ngày chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức của Ngân hàng Á châu (ACB) vẫn còn một số câu hỏi để ngỏ. Những câu hỏi này đã được phóng viên chuyển tới ông Nguyễn Thế Thọ, Trưởng ban Quản lý phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Câu hỏi mà một số nhà đầu tư cho là “nặng ký” xoay quanh việc Ủy ban Chứng khoán “viện dẫn” Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ Tài chính (để đề nghị ACB nộp bổ sung văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ) có hợp lý hay không lại trở nên thứ yếu.
Ba lần phóng viên đề cập đến câu hỏi trên ông Thọ đều tránh trả lời, ngoại trừ việc đề cập đến một nội dung trong Thông tư là nguồn phát hành cổ phiếu thưởng thực hiện từ “Quỹ dự trữ khác theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân hàng (nếu có)” (điểm 2.4, mục IV Thông tư).
Theo đó, ông Thọ cho rằng mẫu chốt của vấn đề là ACB là một ngân hàng, hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, vì vậy ACB phải có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước trong kế hoạch này. Ủy ban Chứng khoán chỉ lưu ý ACB thực hiện đúng theo quy định đó.
“Vấn đề ở đây là anh phải tuân thủ theo Luật Các tổ chức tín dụng. Chúng tôi chỉ nhắc nhở anh thực hiện đúng quy định của luật đó, còn việc lùi ngày chốt danh sách cổ đông hay không thì đó là anh quyết định và phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước”, ông Thọ nói.
Ông Thọ cũng khẳng định rằng các thủ tục của ACB liên quan đến Luật Chứng khoán là đúng quy định. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) cũng khẳng định với VnEconomy điều này.
Ngoài ra, ông Thọ cũng khẳng định việc xác định ngày chốt danh sách cổ đông là thuộc quyền tự quyết của ACB, không liên quan đến Ủy ban Chứng khoán. Điều này trái với giải thích của ACB là “trong điều kiện hiện nay, ngày chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng cổ phiếu tại ACB phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Tp.HCM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, HASTC, Trung tâm lưu ký chứng khoán”.
Như vậy, theo như giải thích của ông Thọ, ACB cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước, mẫu chốt chính của sự cố này. Còn khả năng vẫn giữ ngày chốt danh sách cổ đông là 26/3 (như giả thiết mà một số nhà đầu tư đặt ra), theo đại diện lãnh đạo HASTC, là rất khó về mặt kỹ thuật, liên quan đến quy trình lưu ký chứng khoán.