Sự lớn mạnh của những “con hổ Bangalore”
Năm 2001, khi Snini Rajam nói với các bạn mình rằng anh sẽ thôi làm giám đốc Texas Instruments tại Ấn Độ, họ rất ngạc nhiên
Năm 2001, khi Snini Rajam nói với các bạn mình rằng anh sẽ thôi làm giám đốc Texas Instruments tại Ấn Độ, họ rất ngạc nhiên.
Điều gì khiến anh từ bỏ một công việc đáng mơ ước cùng mức lương khiến nhiều người phải ghen tỵ và khoản trợ cấp đủ để an dưỡng tuổi già? Đó là vì Srini Rajam còn có một trọng trách khác.
Anh muốn chứng minh rằng các công ty của Ấn Độ có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, không chỉ trong công nghệ thông tin mà cả lĩnh vực phát triển phần mềm cho các sản phẩm điện tử gia dụng.
Tại thời điểm đó, việc mở một công ty công nghệ thông tin, dù là ở Ấn Độ hay bất kỳ đâu, đều không có thấy triển vọng phát triển.
Những công ty kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin non trẻ đều tan vỡ như bóng nước xà phòng. Thêm vào đó, việc tìm nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới ra đời, đặc biệt trong thị trường Ấn Độ đầy cẩn trọng, rất khó khăn.
Anh lấy một câu nói nổi tiếng “I think therefore I am - Tôi tư duy nên tôi tồn tại” của triết gia Descartes để đặt tên công ty của mình (Ittiam).
Nhưng chỉ một vài năm sau đó, công ty Ittiam của Rajam thậm chí đã thành công vượt xa những gì anh mong đợi.
“Chúng tôi thật may mắn ra đời trong thời điểm nhiều công ty công nghệ thông tin khác đã phá sản. Chúng tôi tiến lên, chỉ biết tiến lên và còn thuê được nhân công giá rẻ”, anh nói.
Làm chủ công nghệ
Hiện nay những công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn như Sony và Toshiba đang tìm đến công ty của Rajam để mua lại nhiều công nghệ kỹ thuật số ưu việt, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của họ như máy nghe nhạc MP3, máy quay video và điện thoại gắn camera.
Ittiam hiện có 100 khách hàng lớn trên toàn cầu, có trong tay 31 bằng sáng chế cùng với 200 nhân viên ở Ấn Độ, Mỹ, Anh và Đài Loan, mang lại doanh thu lớn cho công ty.
Theo Rajam, công ty của anh hiếm khi dự đoán sai về sự xuất hiện của những sản phẩm lớn trên thị trường.
Dự án sắp tới của anh là gì? Đó là việc tiến hành nâng cấp camera kỹ thuật số phục vụ an ninh, có thể hỗ trợ máy tính tự động quét hàng nghìn giờ hình ảnh để ngăn chặn tội phạm và bảo vệ trật tự. Dự án này đã nhận được sự chú ý của một số nhà đầu tư.
Theo Rishi Sahai, Giám đốc Điều hành của công ty tư vấn Indusview, hiện nay, ở Ấn Độ đã có sự thay đổi đáng kể về quan điểm đầu tư vốn cho các doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến đội ngũ các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tìm kiếm những cơ hội tại đây, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà trong cả lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và viễn thông.
Tinh thần thương gia
Srini Rajam chi là một minh chứng cho tinh thần doanh nhân mới của Ấn Độ. Tinh thần đó dường như đã từ Thung lũng Silicon của nước Mỹ lan tỏa đến Bangalore, thủ phủ bang Karnataka, trung tâm công nghệ số 1 của Ấn Độ với hơn 1.500 công ty đa quốc gia. Và Ittiam không phải là thách thức duy nhất đối với những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ngành công nghệ thông tin của Bangalore đã sản sinh ra hai công ty hàng đầu về dịch vụ outsourcing, đó là Infosys và Winpro. Hai công ty này đã đặt chân vào thị trường dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu bằng việc hỗ trợ các công ty đa quốc gia phòng tránh sự cố Y2K.
Họ đạt được bước tiến mới sau sự kiện 11/9/2001, khi nhiều công ty đa quốc gia nhận thấy tầm quan trọng sống còn của hệ thống công nghệ thông tin trước khủng hoảng và buộc phải xây dựng hệ thống dự phòng ở các nơi khác nhau trên thế giới.
Lợi thế cạnh tranh của Infosys và Winpro được dựa trên các mô hình chuyển phát toàn cầu. Các mô hình này thu hút khách hàng không chỉ nhờ chi phí thấp mà còn nhờ dịch vụ chất lượng đảm bảo trong một thế giới công nghệ thông tin đang ngày càng phức tạp.
Những tập đoàn lớn như Virgin, BT hay HSBC vận hành mạng lưới công nghệ thông tin của mình từ Bangalore với những dịch vụ thiết yếu như hệ thống đặt vé máy bay, hệ thống phân luồng mạng điện thoại và giao dịch ngân hàng. Tất cả những dịch vụ này đều do các công ty công nghệ thông tin Ấn Độ đảm nhiệm.
Theo báo cáo của công ty tư vấn TPI, chỉ trong bốn năm qua, những “con hổ Bangalore” về công nghệ cao đã tăng thị phần outsourcing toàn cầu từ 0,5 lên 7%. Với mức lợi nhuận và doanh thu tăng gấp đôi sau cứ sau hai năm, họ thu hút được các nhà đầu tư và có giá cổ phiếu cao hơn nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế khác.
Không ngừng mở rộng
Các công ty công nghệ tại Bangalore vẫn không ngừng mở rộng khách hàng của mình. Hiện nay, khách hàng của họ chủ yếu là các công ty đa quốc gia của Mỹ nhưng họ đang dần tiến đến châu Âu. Họ tin rằng những dịch vụ của họ sẽ rất hấp dẫn đối với các công ty dịch vụ tài chính ở Anh.
Là các công ty quốc tế, các con hổ Bangalore đang xây dựng các văn phòng tại Đông Âu để tiếp cận gần hơn các khách hàng của mình.
Họ cũng mở các trung tâm phát triển ở Trung Quốc. Họ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của mình trong tương lai.
Một trong những chuyên gia hàng đầu của Ấn Độ tin rằng, Ấn Độ sẽ duy trì được ưu thế cạnh tranh toàn cầu của mình - ít nhất là trong lĩnh vực phát triển phần mềm - trong nhiều năm nữa.
Giáo sư N.D. Siddharthan , Đại học Delhi, nói: “Người Ấn Độ luôn sẵn tính tìm tòi. Điều đó giúp họ có lợi thế trong những hoạt động sáng tạo như phát triển phần mềm.”
(Theo NY Times)
Điều gì khiến anh từ bỏ một công việc đáng mơ ước cùng mức lương khiến nhiều người phải ghen tỵ và khoản trợ cấp đủ để an dưỡng tuổi già? Đó là vì Srini Rajam còn có một trọng trách khác.
Anh muốn chứng minh rằng các công ty của Ấn Độ có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, không chỉ trong công nghệ thông tin mà cả lĩnh vực phát triển phần mềm cho các sản phẩm điện tử gia dụng.
Tại thời điểm đó, việc mở một công ty công nghệ thông tin, dù là ở Ấn Độ hay bất kỳ đâu, đều không có thấy triển vọng phát triển.
Những công ty kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin non trẻ đều tan vỡ như bóng nước xà phòng. Thêm vào đó, việc tìm nguồn vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới ra đời, đặc biệt trong thị trường Ấn Độ đầy cẩn trọng, rất khó khăn.
Anh lấy một câu nói nổi tiếng “I think therefore I am - Tôi tư duy nên tôi tồn tại” của triết gia Descartes để đặt tên công ty của mình (Ittiam).
Nhưng chỉ một vài năm sau đó, công ty Ittiam của Rajam thậm chí đã thành công vượt xa những gì anh mong đợi.
“Chúng tôi thật may mắn ra đời trong thời điểm nhiều công ty công nghệ thông tin khác đã phá sản. Chúng tôi tiến lên, chỉ biết tiến lên và còn thuê được nhân công giá rẻ”, anh nói.
Làm chủ công nghệ
Hiện nay những công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn như Sony và Toshiba đang tìm đến công ty của Rajam để mua lại nhiều công nghệ kỹ thuật số ưu việt, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của họ như máy nghe nhạc MP3, máy quay video và điện thoại gắn camera.
Ittiam hiện có 100 khách hàng lớn trên toàn cầu, có trong tay 31 bằng sáng chế cùng với 200 nhân viên ở Ấn Độ, Mỹ, Anh và Đài Loan, mang lại doanh thu lớn cho công ty.
Theo Rajam, công ty của anh hiếm khi dự đoán sai về sự xuất hiện của những sản phẩm lớn trên thị trường.
Dự án sắp tới của anh là gì? Đó là việc tiến hành nâng cấp camera kỹ thuật số phục vụ an ninh, có thể hỗ trợ máy tính tự động quét hàng nghìn giờ hình ảnh để ngăn chặn tội phạm và bảo vệ trật tự. Dự án này đã nhận được sự chú ý của một số nhà đầu tư.
Theo Rishi Sahai, Giám đốc Điều hành của công ty tư vấn Indusview, hiện nay, ở Ấn Độ đã có sự thay đổi đáng kể về quan điểm đầu tư vốn cho các doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến đội ngũ các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tìm kiếm những cơ hội tại đây, không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà trong cả lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và viễn thông.
Tinh thần thương gia
Srini Rajam chi là một minh chứng cho tinh thần doanh nhân mới của Ấn Độ. Tinh thần đó dường như đã từ Thung lũng Silicon của nước Mỹ lan tỏa đến Bangalore, thủ phủ bang Karnataka, trung tâm công nghệ số 1 của Ấn Độ với hơn 1.500 công ty đa quốc gia. Và Ittiam không phải là thách thức duy nhất đối với những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ngành công nghệ thông tin của Bangalore đã sản sinh ra hai công ty hàng đầu về dịch vụ outsourcing, đó là Infosys và Winpro. Hai công ty này đã đặt chân vào thị trường dịch vụ công nghệ thông tin toàn cầu bằng việc hỗ trợ các công ty đa quốc gia phòng tránh sự cố Y2K.
Họ đạt được bước tiến mới sau sự kiện 11/9/2001, khi nhiều công ty đa quốc gia nhận thấy tầm quan trọng sống còn của hệ thống công nghệ thông tin trước khủng hoảng và buộc phải xây dựng hệ thống dự phòng ở các nơi khác nhau trên thế giới.
Lợi thế cạnh tranh của Infosys và Winpro được dựa trên các mô hình chuyển phát toàn cầu. Các mô hình này thu hút khách hàng không chỉ nhờ chi phí thấp mà còn nhờ dịch vụ chất lượng đảm bảo trong một thế giới công nghệ thông tin đang ngày càng phức tạp.
Những tập đoàn lớn như Virgin, BT hay HSBC vận hành mạng lưới công nghệ thông tin của mình từ Bangalore với những dịch vụ thiết yếu như hệ thống đặt vé máy bay, hệ thống phân luồng mạng điện thoại và giao dịch ngân hàng. Tất cả những dịch vụ này đều do các công ty công nghệ thông tin Ấn Độ đảm nhiệm.
Theo báo cáo của công ty tư vấn TPI, chỉ trong bốn năm qua, những “con hổ Bangalore” về công nghệ cao đã tăng thị phần outsourcing toàn cầu từ 0,5 lên 7%. Với mức lợi nhuận và doanh thu tăng gấp đôi sau cứ sau hai năm, họ thu hút được các nhà đầu tư và có giá cổ phiếu cao hơn nhiều đối thủ cạnh tranh quốc tế khác.
Không ngừng mở rộng
Các công ty công nghệ tại Bangalore vẫn không ngừng mở rộng khách hàng của mình. Hiện nay, khách hàng của họ chủ yếu là các công ty đa quốc gia của Mỹ nhưng họ đang dần tiến đến châu Âu. Họ tin rằng những dịch vụ của họ sẽ rất hấp dẫn đối với các công ty dịch vụ tài chính ở Anh.
Là các công ty quốc tế, các con hổ Bangalore đang xây dựng các văn phòng tại Đông Âu để tiếp cận gần hơn các khách hàng của mình.
Họ cũng mở các trung tâm phát triển ở Trung Quốc. Họ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của mình trong tương lai.
Một trong những chuyên gia hàng đầu của Ấn Độ tin rằng, Ấn Độ sẽ duy trì được ưu thế cạnh tranh toàn cầu của mình - ít nhất là trong lĩnh vực phát triển phần mềm - trong nhiều năm nữa.
Giáo sư N.D. Siddharthan , Đại học Delhi, nói: “Người Ấn Độ luôn sẵn tính tìm tòi. Điều đó giúp họ có lợi thế trong những hoạt động sáng tạo như phát triển phần mềm.”
(Theo NY Times)