Sửa Luật Dầu khí: Vì sao và thế nào?
"Mục đích trực tiếp của việc sửa đổi lần này là để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu khí"
Dự kiến tháng 12 tới, dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt.
Để hiểu rõ hơn về mục đích sửa đổi lần này, chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dịnh, Phó vụ trưởng Vụ Năng lượng và Dầu khí (Bộ Công Thương).
“Cú hích” đầu tư nước ngoài
Thưa ông, vì sao phải sửa đổi Luật Dầu khí?
Luật Dầu khí hiện nay được ban hành từ năm 1993, đến năm 2000 thì sửa đổi lần thứ nhất và được đánh giá là có nhiều yếu tố khuyến khích các nhà thầu nước ngoài đầu tư vào các hoạt động dầu khí ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì việc sửa đổi Luật Dầu khí là hết sức cần thiết, bởi các hợp đồng về dầu khí đã ký đến thời điểm này chỉ là những hợp đồng tại các vùng biển nước nông, có độ sâu mực nước đến 200 m, chiếm khoảng 25% diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phần diện tích còn lại chủ yếu nằm ở độ sâu từ trên 200 - 1000 m đến nay vẫn chưa được thăm dò, khai thác.
Do đó, nếu chúng ta không điều chỉnh những nội dung của Luật Dầu khí liên quan đến khuyến khích đầu tư vào việc thăm dò, khai thác ở những khu vực mới thì sẽ không thu hút được đầu tư nước ngoài.
Mục đích trực tiếp của việc sửa đổi lần này là để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu khí, đảm bảo vấn đề an ninh năng lựợng cho quốc gia.
17 điểm mới
Ông có thể cho biết những điểm mới nổi bật của dự thảo lần này?
So với Luật Dầu khí hiện hành thì luật sửa đổi, bổ sung có 17 điểm mới. Trong đó có một số điểm nổi bật, có tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí.
Chẳng hạn, trước đây Luật Dầu khí chỉ điều chỉnh đến các sản phẩm dầu khí được tích tụ trong các tầng chứa trầm tích, đá vội hoặc móng nứt nẻ. Thế nhưng, theo khảo sát, hiện có rất nhiều khí metan nằm trong các vỉa than. Đây là một dạng năng lượng rất cần được thăm dò và khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt ở khu vực phía bắc, tại đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, đến nay chúng ta lại đang thiếu khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thăm dò và khai thác loại khí này.
Một vấn đề nổi bật nữa là các nội dung thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về dầu khí. Luật Dầu khí hiện nay đã có quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí từ năm 1993, nhưng phải đến tháng 6/2003, Thủ tướng mới giao cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) quản lý Nhà nước về dầu khí bằng Nghị định 55/2003/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định lại chưa cụ thể hóa hết những nội dung chi tiết về quản lý Nhà nước về dầu khí.
Vì vậy, lần sửa đổi này sẽ quy định rõ hơn những nội dung thuộc chức năng quản lý Nhà nước về dầu khí của Bộ Công Thương.
Hiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Theo lộ trình thời gian, các đối tác nước ngoài có quyền được “nhảy” vào lĩnh vực dịch vụ dầu khí của Việt Nam. Do đó, nếu không kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính thì sẽ làm yếu các doanh nghiệp Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ thiệt hại ngay trên sân nhà.
Ngoài việc cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, dự thảo lần này có đề cập đến những ưu đãi nào cho các nhà đầu tư không, thưa ông?
Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi lần này chủ yếu đề cập đến vấn đề giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính. Đối với những ưu đãi để khuyến khích đầu tư thì trong thời gian tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại một số nghị định theo hướng tạo thêm nhiều ưu đãi.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, thì trong lần sửa đổi các nghị định sắp tới, chúng tôi dự kiến nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về việc phân cấp quản lý dầu khí rõ ràng để các nhà thầu, nhà đầu tư thuận tiện trong việc xin cấp phép cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh, tránh tình trạng phải chạy “lòng vòng” như hiện nay.
Vẫn chưa có một bộ luật hoàn chỉnh
Được biết, hiện nay đã có 59 dự án đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, còn các dự án về lọc, hoá dầu lại đang quá ít. Liệu chúng ta chưa có một cơ chế để khuyến khích đầu tư về lĩnh vực này?
Nếu như nói thời điểm hiện nay chưa có cơ chế để khuyến khích đầu tư về lĩnh vực lọc hoá dầu là chưa hoàn toàn đúng. Bởi tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP đã có qui định các dự án được khuyến khích đầu tư trong đó có các dự án lọc, hoá dầu. Những ưu đãi cụ thể được quy định trong các quy định pháp luật về thuế, tài chính, đất đai....
Tuy nhiên, đến thời điểm này, phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí chỉ bao quát đến thăm dò và khai thác dầu khí. Các công đoạn khác liên quan đến vận chuyển, chế biến, lọc hóa dầu không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí hiện hành.
Vì vậy, song song với việc sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành, Bộ Công thương cũng đang xây dựng một đề cương hợp tác quốc tế với Chính phủ Na Uy, để hoàn thiện Luật Dầu khí bao gồm cả khâu đầu, khâu giữa và khâu cuối của lĩnh vực dầu khí. Dự kiến khoảng sau 5 năm nữa sẽ có được một bộ luật hoàn chỉnh về dầu khí.
Theo dự thảo luật sửa dổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí có đề cập đến việc bãi bỏ liên quan đến vấn đề thuế trong dầu khí. Điều này đã gặp phải sự phản đối của một số nhà đầu tư nước ngoài. Quan điểm của ông như thế nào?
Trong dự thảo luật sửa đổi lần này, Ban soạn thảo đã thống nhất bãi bỏ 5 điều (từ điều 32 -36) liên quan đến thuế. Lý do là bởi vào thời điểm ban hành Luật Dầu khí năm 1993, chúng ta chưa có đầy đủ các văn bản pháp luật về thuế.
Nhưng đến thời điểm này, chúng ta đã có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật về thuế khác, trong đó có quy định cụ thể về thuế áp dụng đối với lĩnh vực dầu khí.
Hoạt động dầu khí thực chất là hoạt động kinh tế nên phải tuân thủ các quy định của luật thuế của Nhà nước. Vì vậy, theo tôi bãi bỏ một số điều liên quan đến thuế là hợp lý và điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư.
Sẽ có Cục Quản lý dầu khí?
Vấn đề quản lý Nhà nước về dầu khí cũng đang là vấn đề gây nhiều ý kiến trái ngược nhau. Vậy theo ông, vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?
Theo tôi, để vấn đề quản lý nhà nước về dầu khí có hiệu quả nhất thì cần phải giảm bớt các đầu mối quản lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý.
Đồng thời, để thuận tiện hơn trong việc quản lý thì cần có một sự thay đổi mạnh hơn trong việc phân cấp quản lý.
Cụ thể, tiến tới Bộ Công Thương chỉ nên triển khai các chức năng soạn thảo chiến lược, qui hoạch phát triển ngành dầu khí; hoàn thiện hành lang pháp lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí...
Còn việc quản lý trực tiếp đến các hoạt động dầu khí, đặc biệt là công việc có liên quan đến các hợp đồng dầu khí thì nên thành lập Cục Quản lý về dầu khí. Điều này cũng đã được chúng tôi đưa vào dự thảo lần này.
Để hiểu rõ hơn về mục đích sửa đổi lần này, chúng tôi vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dịnh, Phó vụ trưởng Vụ Năng lượng và Dầu khí (Bộ Công Thương).
“Cú hích” đầu tư nước ngoài
Thưa ông, vì sao phải sửa đổi Luật Dầu khí?
Luật Dầu khí hiện nay được ban hành từ năm 1993, đến năm 2000 thì sửa đổi lần thứ nhất và được đánh giá là có nhiều yếu tố khuyến khích các nhà thầu nước ngoài đầu tư vào các hoạt động dầu khí ở Việt Nam.
Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì việc sửa đổi Luật Dầu khí là hết sức cần thiết, bởi các hợp đồng về dầu khí đã ký đến thời điểm này chỉ là những hợp đồng tại các vùng biển nước nông, có độ sâu mực nước đến 200 m, chiếm khoảng 25% diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Phần diện tích còn lại chủ yếu nằm ở độ sâu từ trên 200 - 1000 m đến nay vẫn chưa được thăm dò, khai thác.
Do đó, nếu chúng ta không điều chỉnh những nội dung của Luật Dầu khí liên quan đến khuyến khích đầu tư vào việc thăm dò, khai thác ở những khu vực mới thì sẽ không thu hút được đầu tư nước ngoài.
Mục đích trực tiếp của việc sửa đổi lần này là để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu khí, đảm bảo vấn đề an ninh năng lựợng cho quốc gia.
17 điểm mới
Ông có thể cho biết những điểm mới nổi bật của dự thảo lần này?
So với Luật Dầu khí hiện hành thì luật sửa đổi, bổ sung có 17 điểm mới. Trong đó có một số điểm nổi bật, có tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí.
Chẳng hạn, trước đây Luật Dầu khí chỉ điều chỉnh đến các sản phẩm dầu khí được tích tụ trong các tầng chứa trầm tích, đá vội hoặc móng nứt nẻ. Thế nhưng, theo khảo sát, hiện có rất nhiều khí metan nằm trong các vỉa than. Đây là một dạng năng lượng rất cần được thăm dò và khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt ở khu vực phía bắc, tại đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, đến nay chúng ta lại đang thiếu khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thăm dò và khai thác loại khí này.
Một vấn đề nổi bật nữa là các nội dung thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về dầu khí. Luật Dầu khí hiện nay đã có quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về dầu khí từ năm 1993, nhưng phải đến tháng 6/2003, Thủ tướng mới giao cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) quản lý Nhà nước về dầu khí bằng Nghị định 55/2003/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định lại chưa cụ thể hóa hết những nội dung chi tiết về quản lý Nhà nước về dầu khí.
Vì vậy, lần sửa đổi này sẽ quy định rõ hơn những nội dung thuộc chức năng quản lý Nhà nước về dầu khí của Bộ Công Thương.
Hiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Theo lộ trình thời gian, các đối tác nước ngoài có quyền được “nhảy” vào lĩnh vực dịch vụ dầu khí của Việt Nam. Do đó, nếu không kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính thì sẽ làm yếu các doanh nghiệp Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ thiệt hại ngay trên sân nhà.
Ngoài việc cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, dự thảo lần này có đề cập đến những ưu đãi nào cho các nhà đầu tư không, thưa ông?
Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi lần này chủ yếu đề cập đến vấn đề giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính. Đối với những ưu đãi để khuyến khích đầu tư thì trong thời gian tới, chúng tôi sẽ điều chỉnh lại một số nghị định theo hướng tạo thêm nhiều ưu đãi.
Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, thì trong lần sửa đổi các nghị định sắp tới, chúng tôi dự kiến nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về việc phân cấp quản lý dầu khí rõ ràng để các nhà thầu, nhà đầu tư thuận tiện trong việc xin cấp phép cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh, tránh tình trạng phải chạy “lòng vòng” như hiện nay.
Vẫn chưa có một bộ luật hoàn chỉnh
Được biết, hiện nay đã có 59 dự án đầu tư vào lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, còn các dự án về lọc, hoá dầu lại đang quá ít. Liệu chúng ta chưa có một cơ chế để khuyến khích đầu tư về lĩnh vực này?
Nếu như nói thời điểm hiện nay chưa có cơ chế để khuyến khích đầu tư về lĩnh vực lọc hoá dầu là chưa hoàn toàn đúng. Bởi tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP đã có qui định các dự án được khuyến khích đầu tư trong đó có các dự án lọc, hoá dầu. Những ưu đãi cụ thể được quy định trong các quy định pháp luật về thuế, tài chính, đất đai....
Tuy nhiên, đến thời điểm này, phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí chỉ bao quát đến thăm dò và khai thác dầu khí. Các công đoạn khác liên quan đến vận chuyển, chế biến, lọc hóa dầu không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Dầu khí hiện hành.
Vì vậy, song song với việc sửa đổi Luật Dầu khí hiện hành, Bộ Công thương cũng đang xây dựng một đề cương hợp tác quốc tế với Chính phủ Na Uy, để hoàn thiện Luật Dầu khí bao gồm cả khâu đầu, khâu giữa và khâu cuối của lĩnh vực dầu khí. Dự kiến khoảng sau 5 năm nữa sẽ có được một bộ luật hoàn chỉnh về dầu khí.
Theo dự thảo luật sửa dổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí có đề cập đến việc bãi bỏ liên quan đến vấn đề thuế trong dầu khí. Điều này đã gặp phải sự phản đối của một số nhà đầu tư nước ngoài. Quan điểm của ông như thế nào?
Trong dự thảo luật sửa đổi lần này, Ban soạn thảo đã thống nhất bãi bỏ 5 điều (từ điều 32 -36) liên quan đến thuế. Lý do là bởi vào thời điểm ban hành Luật Dầu khí năm 1993, chúng ta chưa có đầy đủ các văn bản pháp luật về thuế.
Nhưng đến thời điểm này, chúng ta đã có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật về thuế khác, trong đó có quy định cụ thể về thuế áp dụng đối với lĩnh vực dầu khí.
Hoạt động dầu khí thực chất là hoạt động kinh tế nên phải tuân thủ các quy định của luật thuế của Nhà nước. Vì vậy, theo tôi bãi bỏ một số điều liên quan đến thuế là hợp lý và điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư.
Sẽ có Cục Quản lý dầu khí?
Vấn đề quản lý Nhà nước về dầu khí cũng đang là vấn đề gây nhiều ý kiến trái ngược nhau. Vậy theo ông, vấn đề này cần phải được giải quyết như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất?
Theo tôi, để vấn đề quản lý nhà nước về dầu khí có hiệu quả nhất thì cần phải giảm bớt các đầu mối quản lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý.
Đồng thời, để thuận tiện hơn trong việc quản lý thì cần có một sự thay đổi mạnh hơn trong việc phân cấp quản lý.
Cụ thể, tiến tới Bộ Công Thương chỉ nên triển khai các chức năng soạn thảo chiến lược, qui hoạch phát triển ngành dầu khí; hoàn thiện hành lang pháp lý, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí...
Còn việc quản lý trực tiếp đến các hoạt động dầu khí, đặc biệt là công việc có liên quan đến các hợp đồng dầu khí thì nên thành lập Cục Quản lý về dầu khí. Điều này cũng đã được chúng tôi đưa vào dự thảo lần này.