Sức hút đầu tư nhìn từ sự bùng nổ khách sạn cao cấp ở Đà Nẵng
Trong khi khối khách sạn cao cấp 4-5 sao luôn duy trì kết quả kinh doanh tốt thì khối khách sạn bình dân lại ngày càng khó khăn
Tại Đà Nẵng, 3 năm liên tiếp trở lại đây, trong khi khối khách sạn cao cấp 4-5 sao luôn duy trì kết quả kinh doanh rất tốt thì khối khách sạn bình dân lại hoạt động ngày càng khó khăn.
Hai bức tranh trái ngược
Theo thống kê của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, trong 3 năm qua, số lượng phòng khách sạn trên địa bàn tăng từ 2.000 - 3.000 phòng/năm.
Chẳng hạn, năm 2015 mới có 490 resort và khách sạn với 18.233 phòng, thì đến năm 2016, con số resort và khách sạn trên địa bàn đã tăng lên 575 với 21.324 phòng, tăng đến 3.091 phòng. Trong đó, khách sạn 1-2 sao chiếm khoảng 80% tổng cơ sở lưu trú.
Cũng theo thống kê này, trong khi công suất phòng khách sạn cao cấp liên tục tăng thì công suất phòng khách sạn bình dân là có xu hướng giảm đáng kể.
Cụ thể, trong năm 2016, công suất phòng khối 4-5 sao đạt 60-70%, tăng hơn 5% so với năm 2015. Dịp cao điểm, công suất khai thác có thể lên đến 72 - 80%. Có những khách sạn nổi tiếng liên tục gặp tình trạng cháy phòng.
Trong khi đó, từ năm 2014 - 2016, ngay cả ở mùa cao điểm, công suất phòng ở phân khúc khách sạn 1-2 sao chỉ đạt khoảng 50% và chỉ còn 25-30% vào mùa thấp điểm.
Điều đó cho thấy, Đà Nẵng đang trong tình trạng “quá tải” về khách sạn bình dân nhưng lại thiếu hụt các khách sạn cao cấp.
Vì vậy, về lâu dài Đà Nẵng cần cân đối để thị trường lưu trú có sự phát triển cân bằng, đồng bộ. Và nhà đầu tư cũng nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất khi đầu tư vào thị trường bất động sản Đà Nẵng.
Cơ hội cho nhà đầu tư
Khối khách sạn cao cấp 4-5 sao tại Đà Nẵng hiện lượng cung không đủ nhu cầu, công suất khai thác phòng tăng mạnh qua hàng năm. Đặc biệt, tình trạng “cháy” phòng thường xuyên diễn ra vào các dịp lễ lớn: lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, hay sắp tới gần nhất là APEC 2017. Đây chính là nguyên nhân chính khiến hàng trăm ngàn tỷ đồng đang chảy mạnh đầu tư vào phân khúc này.
Nếu như thời gian này năm trước Đà Nẵng khá yên ắng thì chỉ khoảng 2 tuần đổ lại, thị trường đã chú ý tới sự ra mắt của dự án Coco Ocean-Spa Resort (một dự án thành phần thuộc tổ hợp giải trí Cocobay). Dự án này tạo được dấu ấn riêng khi là toà “Wellness Condotel” duy nhất tại Việt Nam - nơi sở hữu công nghệ tái tạo sức khoẻ và chăm sóc sắc đẹp hàng đầu thế giới.
Tại Coco Ocean-Spa Resort, chủ đầu tư đã đầu tư Spa & Fitness Center có quy mô lớn nhất Việt Nam (4.500 m2), nhằm biến nơi này thành một điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch đến tham quan Đà Nẵng - Hội An mỗi năm.
Theo giới kinh doanh địa ốc, với hàng triệu khách hàng đến với Đà Nẵng mỗi năm, thì công suất khai thác phòng của khách sạn tại vùng đất du lịch này sẽ luôn được đảm bảo ở mức tốt, từ đó mang về được một khoản lợi tức tốt và ổn định hàng năm cho chủ sở hữu.
Lấy ví dụ cụ thể với trường hợp 1 căn 1 phòng ngủ có mức đầu tư 1,8 tỷ đồng; với mức giá trung bình của khách sạn 4 sao ở Đà Nẵng là 2,8 triệu/đêm, mức lấp đầy bình quân 65% (mức bình quân của khối khách sạn 4-5 sao) thì doanh thu hàng năm vào khoảng 637 triệu; trừ đi chi phí vận hành, bảo trì và bán hàng thì lợi nhuận thu về khoảng 400 triệu. Trong đó, mức lợi nhuận mà khách hàng nhận được là 320 triệu/năm, tương đương mức 17%/năm.
Với con số này, thì mức lợi nhuận cam kết tối thiểu ở mức 12%/ năm trong 8 năm đầu như Empire Group cam kết là khả thi. Ngoài Coco Ocean-Spa Resort, mới sau tết không khí xây dựng các khách sạn 4-5 sao cũng đã hết sức tấp nập trên tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa với các dự án Solie Ánh Dương (PPC Anh Thịnh), Furama Ariyana, Mường Thanh, Alphanam Luxury Apartment, Da Nang Times Square…
Có thể thấy khối khách sạn cao cấp 4-5 sao tại Đà Nẵng sẽ có rất nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt, với công suất khai thác phòng ngày càng cao, luôn duy trì ở mức trên dưới 70% thì tỷ suất lợi nhuận mà khối khách sạn này mang về cho các chủ đầu tư là rất lớn.
Đây chính là những nguyên nhân khiến phân khúc này sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2017.
Hai bức tranh trái ngược
Theo thống kê của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, trong 3 năm qua, số lượng phòng khách sạn trên địa bàn tăng từ 2.000 - 3.000 phòng/năm.
Chẳng hạn, năm 2015 mới có 490 resort và khách sạn với 18.233 phòng, thì đến năm 2016, con số resort và khách sạn trên địa bàn đã tăng lên 575 với 21.324 phòng, tăng đến 3.091 phòng. Trong đó, khách sạn 1-2 sao chiếm khoảng 80% tổng cơ sở lưu trú.
Cũng theo thống kê này, trong khi công suất phòng khách sạn cao cấp liên tục tăng thì công suất phòng khách sạn bình dân là có xu hướng giảm đáng kể.
Cụ thể, trong năm 2016, công suất phòng khối 4-5 sao đạt 60-70%, tăng hơn 5% so với năm 2015. Dịp cao điểm, công suất khai thác có thể lên đến 72 - 80%. Có những khách sạn nổi tiếng liên tục gặp tình trạng cháy phòng.
Trong khi đó, từ năm 2014 - 2016, ngay cả ở mùa cao điểm, công suất phòng ở phân khúc khách sạn 1-2 sao chỉ đạt khoảng 50% và chỉ còn 25-30% vào mùa thấp điểm.
Điều đó cho thấy, Đà Nẵng đang trong tình trạng “quá tải” về khách sạn bình dân nhưng lại thiếu hụt các khách sạn cao cấp.
Vì vậy, về lâu dài Đà Nẵng cần cân đối để thị trường lưu trú có sự phát triển cân bằng, đồng bộ. Và nhà đầu tư cũng nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp để đạt lợi nhuận cao nhất khi đầu tư vào thị trường bất động sản Đà Nẵng.
Cơ hội cho nhà đầu tư
Khối khách sạn cao cấp 4-5 sao tại Đà Nẵng hiện lượng cung không đủ nhu cầu, công suất khai thác phòng tăng mạnh qua hàng năm. Đặc biệt, tình trạng “cháy” phòng thường xuyên diễn ra vào các dịp lễ lớn: lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, hay sắp tới gần nhất là APEC 2017. Đây chính là nguyên nhân chính khiến hàng trăm ngàn tỷ đồng đang chảy mạnh đầu tư vào phân khúc này.
Nếu như thời gian này năm trước Đà Nẵng khá yên ắng thì chỉ khoảng 2 tuần đổ lại, thị trường đã chú ý tới sự ra mắt của dự án Coco Ocean-Spa Resort (một dự án thành phần thuộc tổ hợp giải trí Cocobay). Dự án này tạo được dấu ấn riêng khi là toà “Wellness Condotel” duy nhất tại Việt Nam - nơi sở hữu công nghệ tái tạo sức khoẻ và chăm sóc sắc đẹp hàng đầu thế giới.
Tại Coco Ocean-Spa Resort, chủ đầu tư đã đầu tư Spa & Fitness Center có quy mô lớn nhất Việt Nam (4.500 m2), nhằm biến nơi này thành một điểm đến không thể bỏ qua của khách du lịch đến tham quan Đà Nẵng - Hội An mỗi năm.
Theo giới kinh doanh địa ốc, với hàng triệu khách hàng đến với Đà Nẵng mỗi năm, thì công suất khai thác phòng của khách sạn tại vùng đất du lịch này sẽ luôn được đảm bảo ở mức tốt, từ đó mang về được một khoản lợi tức tốt và ổn định hàng năm cho chủ sở hữu.
Lấy ví dụ cụ thể với trường hợp 1 căn 1 phòng ngủ có mức đầu tư 1,8 tỷ đồng; với mức giá trung bình của khách sạn 4 sao ở Đà Nẵng là 2,8 triệu/đêm, mức lấp đầy bình quân 65% (mức bình quân của khối khách sạn 4-5 sao) thì doanh thu hàng năm vào khoảng 637 triệu; trừ đi chi phí vận hành, bảo trì và bán hàng thì lợi nhuận thu về khoảng 400 triệu. Trong đó, mức lợi nhuận mà khách hàng nhận được là 320 triệu/năm, tương đương mức 17%/năm.
Với con số này, thì mức lợi nhuận cam kết tối thiểu ở mức 12%/ năm trong 8 năm đầu như Empire Group cam kết là khả thi. Ngoài Coco Ocean-Spa Resort, mới sau tết không khí xây dựng các khách sạn 4-5 sao cũng đã hết sức tấp nập trên tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa với các dự án Solie Ánh Dương (PPC Anh Thịnh), Furama Ariyana, Mường Thanh, Alphanam Luxury Apartment, Da Nang Times Square…
Có thể thấy khối khách sạn cao cấp 4-5 sao tại Đà Nẵng sẽ có rất nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt, với công suất khai thác phòng ngày càng cao, luôn duy trì ở mức trên dưới 70% thì tỷ suất lợi nhuận mà khối khách sạn này mang về cho các chủ đầu tư là rất lớn.
Đây chính là những nguyên nhân khiến phân khúc này sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2017.