Sức khỏe Agribank qua đánh giá của Fitch
Fitch cho rằng, Agribank có thể nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết
Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa định hạng tín nhiệm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ở mức ‘B’ với triển vọng ổn định.
Tuyên bố của Fitch cho biết, đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Agribank được giữ ở mức ‘B’. Ngoài ra, Fitch cũng duy trì đánh giá sức mạnh độc lập (Viability Rating - VR) của Agribank ở mức ‘ccc’ và đánh giá về khả năng được hỗ trợ (Support Rating Floor) ở mức ‘B’.
Theo Fitch, đánh giá IDR và đánh giá về khả năng được hỗ trợ của Agribank cùng ở mức ‘B’ phản ánh kỳ vọng của tổ chức đánh giá tín nhiệm này về việc Agribank có thể nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết, cho dù “năng lực hỗ trợ của Chính phủ chỉ ở mức hạn chế xét tới định hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức ‘B+’”.
Quan điểm này của Fitch về khả năng được hỗ trợ của Agribank dựa trên việc ngân hàng này thuộc 100% quyền sở hữu của Chính phủ, đóng vai trò chính sách then chốt trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, cũng như vai trò quan trọng trong hệ thống của Agribank với tư cách ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Fitch cho biết, bất kỳ một sự suy giảm nào trong khả năng Agribank được Chính phủ hỗ trợ đều có ảnh hưởng tiêu cực tới các đánh giá tín nhiệm của Agribank.
Về đánh giá VR của Agribank, Fitch cho biết, mức điểm ở hạng mục này phản ánh “hồ sơ tài chính độc lập rất yếu của ngân hàng này, xuất phát chủ yếu từ vai trò chính sách hướng tới nông nghiệp, cũng như hệ thống rộng lớn tại thị trường trong nước”.
Theo Fitch, “nguy cơ gia tăng đối với khả năng thanh toán của Agribank, với mức vốn thấp tới độ nguy hiểm và chất lượng tài sản suy giảm nghiêm trọng sẽ có tác động tiêu cực tới đánh giá VR của ngân hàng này”. Ngược lại, sự cải thiện mạnh mẽ và bền vững năng lực tài chính của Agribank có thể giúp ngân hàng này nhận được đánh giá VR tích cực hơn, mặc dù khả năng là thấp trong ngắn hạn, xét tới những yếu kém về cơ cấu và môi trường kinh doanh nhiều thách thức của Agribank.
Fitch chỉ rõ, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Agribank là cao nhất so với các ngân hàng lớn trong nước. Mức dự trữ thấp, cùng với tỷ lệ nợ đặc biệt (SML) ở mức cao và môi trường kinh tế suy giảm là những yếu tố có thể khiến chi phí tín dụng của Agribank gia tăng trong ngắn hạn tới trung hạn. Bởi vậy, Fitch dự kiến, khả năng sinh lời của Agribank sẽ còn ở mức thấp, chưa kể tới tỷ suất lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi hoạt động cho vay chính sách đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Trước đây, Agribank được hưởng lợi từ sự nương nhẹ các quy định. Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này đã ở mức dưới ngưỡng tối thiểu theo quy định 9% trong nhiều năm cho tới năm 2011. CAR của Agribank lên mức 9,5% vào tháng 3/2012 nhờ vốn Chính phủ, nhưng cũng chỉ mới cao hơn chút đỉnh so với yêu cầu tối thiểu. Ngoài ra, chất lượng vốn vay suy giảm vẫn là một rủi ro lớn đối với vốn của Agribank xét tới viễn cảnh yếu kém về chất lượng tài sản và khả năng sinh vốn nội tại hạn chế của ngân hàng này.
Trong số các ngân hàng của Việt Nam, Agribank là ngân hàng có lượng tiền gửi lớn nhất, thuộc quyền sở hữu của Chính phủ và có mạng lưới rộng lớn. Một phần lớn lượng tiền gửi của Agribank, cùng với các nguồn vốn khác từ các cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế, được chuyển thành vốn vay - bộ phận chiếm 3/4 tài sản của ngân hàng này. “Đó là lý do vì sao, thanh khoản của Agribank tương đối chặt, với tài sản có độ thanh khoản cao chỉ chiếm 17% các nghĩa vụ nợ ngắn hạn”, Fitch kết luận.
Tuyên bố của Fitch cho biết, đánh giá tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Agribank được giữ ở mức ‘B’. Ngoài ra, Fitch cũng duy trì đánh giá sức mạnh độc lập (Viability Rating - VR) của Agribank ở mức ‘ccc’ và đánh giá về khả năng được hỗ trợ (Support Rating Floor) ở mức ‘B’.
Theo Fitch, đánh giá IDR và đánh giá về khả năng được hỗ trợ của Agribank cùng ở mức ‘B’ phản ánh kỳ vọng của tổ chức đánh giá tín nhiệm này về việc Agribank có thể nhận được sự hỗ trợ lớn từ phía Chính phủ Việt Nam trong trường hợp cần thiết, cho dù “năng lực hỗ trợ của Chính phủ chỉ ở mức hạn chế xét tới định hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức ‘B+’”.
Quan điểm này của Fitch về khả năng được hỗ trợ của Agribank dựa trên việc ngân hàng này thuộc 100% quyền sở hữu của Chính phủ, đóng vai trò chính sách then chốt trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam, cũng như vai trò quan trọng trong hệ thống của Agribank với tư cách ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Fitch cho biết, bất kỳ một sự suy giảm nào trong khả năng Agribank được Chính phủ hỗ trợ đều có ảnh hưởng tiêu cực tới các đánh giá tín nhiệm của Agribank.
Về đánh giá VR của Agribank, Fitch cho biết, mức điểm ở hạng mục này phản ánh “hồ sơ tài chính độc lập rất yếu của ngân hàng này, xuất phát chủ yếu từ vai trò chính sách hướng tới nông nghiệp, cũng như hệ thống rộng lớn tại thị trường trong nước”.
Theo Fitch, “nguy cơ gia tăng đối với khả năng thanh toán của Agribank, với mức vốn thấp tới độ nguy hiểm và chất lượng tài sản suy giảm nghiêm trọng sẽ có tác động tiêu cực tới đánh giá VR của ngân hàng này”. Ngược lại, sự cải thiện mạnh mẽ và bền vững năng lực tài chính của Agribank có thể giúp ngân hàng này nhận được đánh giá VR tích cực hơn, mặc dù khả năng là thấp trong ngắn hạn, xét tới những yếu kém về cơ cấu và môi trường kinh doanh nhiều thách thức của Agribank.
Fitch chỉ rõ, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Agribank là cao nhất so với các ngân hàng lớn trong nước. Mức dự trữ thấp, cùng với tỷ lệ nợ đặc biệt (SML) ở mức cao và môi trường kinh tế suy giảm là những yếu tố có thể khiến chi phí tín dụng của Agribank gia tăng trong ngắn hạn tới trung hạn. Bởi vậy, Fitch dự kiến, khả năng sinh lời của Agribank sẽ còn ở mức thấp, chưa kể tới tỷ suất lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi hoạt động cho vay chính sách đối với lĩnh vực nông nghiệp.
Trước đây, Agribank được hưởng lợi từ sự nương nhẹ các quy định. Hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng này đã ở mức dưới ngưỡng tối thiểu theo quy định 9% trong nhiều năm cho tới năm 2011. CAR của Agribank lên mức 9,5% vào tháng 3/2012 nhờ vốn Chính phủ, nhưng cũng chỉ mới cao hơn chút đỉnh so với yêu cầu tối thiểu. Ngoài ra, chất lượng vốn vay suy giảm vẫn là một rủi ro lớn đối với vốn của Agribank xét tới viễn cảnh yếu kém về chất lượng tài sản và khả năng sinh vốn nội tại hạn chế của ngân hàng này.
Trong số các ngân hàng của Việt Nam, Agribank là ngân hàng có lượng tiền gửi lớn nhất, thuộc quyền sở hữu của Chính phủ và có mạng lưới rộng lớn. Một phần lớn lượng tiền gửi của Agribank, cùng với các nguồn vốn khác từ các cơ quan chính phủ và tổ chức quốc tế, được chuyển thành vốn vay - bộ phận chiếm 3/4 tài sản của ngân hàng này. “Đó là lý do vì sao, thanh khoản của Agribank tương đối chặt, với tài sản có độ thanh khoản cao chỉ chiếm 17% các nghĩa vụ nợ ngắn hạn”, Fitch kết luận.