Sudico đại hội “thành công” trong tranh cãi
Xuất hiện những thắc mắc về tính pháp lý của đại hội cổ đông bất thường của Sudico sáng 16/4
Không có nhiều bất ngờ tại đại hội cổ đông bất thường của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) được tiến hành sáng 16/4 tại Hà Nội.
Đúng như nhận định của VnEconomy trước đại hội, đây chỉ là một bước nhằm “hợp thức hóa” các quyết định liên quan đến nhân sự mà trên thực tế tập đoàn Sông Đà, cổ đông chi phối trong Sudico, đã quyết định trước đó.
Đại hội đã biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên Hội đồng Quản trị của ông Phan Ngọc Diệp và bầu ông Hồ Sỹ Hùng, người đại diện phần vốn của Sông Đà tại Sudico làm thành viên thay thế ông Phan Ngọc Diệp và bầu ông Hồ Sỹ Hùng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sudico.
Đại hội cũng đã miễn nhiệm ông Phan Ngọc Diệp, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị với tỷ lệ tán thành 90,35%, 7,24% không tán thành, 1% không có ý kiến; miễn nhiệm ông Vi Việt Dũng, nguyên Tổng giám đốc tỷ lệ tán thành 90,66% tán thành, không tán thành 7,28%, không có ý kiến 0,89%.
Tuy nhiên, ngay trong đại hội, đã có nhiều ý kiến thắc mắc về tính pháp lý của đại hội cổ đông lần này.
Trước khi đại hội diễn ra, ông Phan Ngọc Diệp đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến tập đoàn Sông Đà và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc. Đơn này cũng cho rằng đại hội đồng cổ đông bất thường được tổ chức không đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ của Sudico.
Tiếp đó, ngày 13/4/2012, Văn phòng Chính phủ có công văn số: 2529/VPCP-KNTN đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo tập đoàn Sông Đà xử lý nội dụng đơn phản ánh của ông Phan Ngọc Diệp theo đúng quy định của pháp luật và thông báo Văn phòng Chính phủ biết kết quả.
Vì vậy, tính pháp lý của đại hội có thể tiếp tục là một chủ đề gây tranh cãi sau khi có văn bản của Văn phòng Chính phủ nhưng Sudico vẫn tiến hành đại hội.
Đúng như nhận định của VnEconomy trước đại hội, đây chỉ là một bước nhằm “hợp thức hóa” các quyết định liên quan đến nhân sự mà trên thực tế tập đoàn Sông Đà, cổ đông chi phối trong Sudico, đã quyết định trước đó.
Đại hội đã biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm tư cách thành viên Hội đồng Quản trị của ông Phan Ngọc Diệp và bầu ông Hồ Sỹ Hùng, người đại diện phần vốn của Sông Đà tại Sudico làm thành viên thay thế ông Phan Ngọc Diệp và bầu ông Hồ Sỹ Hùng làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sudico.
Đại hội cũng đã miễn nhiệm ông Phan Ngọc Diệp, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị với tỷ lệ tán thành 90,35%, 7,24% không tán thành, 1% không có ý kiến; miễn nhiệm ông Vi Việt Dũng, nguyên Tổng giám đốc tỷ lệ tán thành 90,66% tán thành, không tán thành 7,28%, không có ý kiến 0,89%.
Tuy nhiên, ngay trong đại hội, đã có nhiều ý kiến thắc mắc về tính pháp lý của đại hội cổ đông lần này.
Trước khi đại hội diễn ra, ông Phan Ngọc Diệp đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến tập đoàn Sông Đà và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc. Đơn này cũng cho rằng đại hội đồng cổ đông bất thường được tổ chức không đúng với quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ của Sudico.
Tiếp đó, ngày 13/4/2012, Văn phòng Chính phủ có công văn số: 2529/VPCP-KNTN đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo tập đoàn Sông Đà xử lý nội dụng đơn phản ánh của ông Phan Ngọc Diệp theo đúng quy định của pháp luật và thông báo Văn phòng Chính phủ biết kết quả.
Vì vậy, tính pháp lý của đại hội có thể tiếp tục là một chủ đề gây tranh cãi sau khi có văn bản của Văn phòng Chính phủ nhưng Sudico vẫn tiến hành đại hội.