Sụt giảm xuất khẩu vào EU
Phải chăng Việt Nam đang có thị trường "đẹp" là Hoa Kỳ nên xuất khẩu sang thị trường EU đã chệch hướng?
Phải chăng Việt Nam đang có thị trường "đẹp" là Hoa Kỳ nên xuất khẩu sang thị trường EU đã chệch hướng?
Câu hỏi trên được đưa ra từ kết quả khảo sát doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) vừa được công bố mới đây.
Kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện cho thấy, so với thị trường Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây, thì Việt Nam dường như đang “đánh rơi” thị trường EU.
Dù giá trị xuất khẩu liên tục tăng, song tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào EU có xu hướng giảm so với các thị trường khác khi từ 22% trong các năm 1998 - 1999 xuống còn 18% năm 2004, và 17% năm 2005. Trong khi đó, tỷ trọng của các thị trường lớn khác, như Hoa Kỳ (từ 29%/năm lên hơn 70%/năm ), Đông Á trong xuất khẩu của Việt Nam lại tăng.
Theo nhóm thực hiện khảo sát, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chậm được cải thiện khi tỷ trọng sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến so với sản phẩm thô chỉ tăng khoảng 2,5% so với mức trung bình 8% của xuất khẩu Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, hàng hóa xuất khẩu sang EU tập trung vào một số ít nhóm mặt hàng như giày dép (38%), dệt may (14%), đồ gỗ (10%), cà phê (7%), và hàng thủy sản (4,7%).
Nhóm thực hiện khảo sát nhận định, sự giảm sút tương đối tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU so với các thị trường khác có thể được xem là hệ quả của chính sách đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU cần thay đổi từ tư duy để tiếp tục "tấn công" vào EU, nhà xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (CIEM), cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần có 3 lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này.
Theo ông, thứ nhất, cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu từ thị trường EU, tức là về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như là phân khúc thị trường, dân số… Ở đây, điều quan trọng là khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Khi chơi với thế giới, đừng nói rằng tôi không thích sản phẩm đó thì tôi không làm.
Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, nhất là trong giai đoạn hậu WTO hiện nay, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực tiếp cận thông tin, học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của chính Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Vấn đề thứ hai là những rào cản vào thị trường EU cũng như ý thức của nhà kinh doanh khi ứng xử với những rào cản đó như thế nào. Doanh nghiệp cần chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của EU. Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát được sản phẩm thay vì tư thế bị động như trước.
Thứ ba là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ các quy định liên quan của EU, chưa coi trọng việc liên doanh, liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Câu hỏi trên được đưa ra từ kết quả khảo sát doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) vừa được công bố mới đây.
Kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện cho thấy, so với thị trường Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu mới của Việt Nam trong mấy năm trở lại đây, thì Việt Nam dường như đang “đánh rơi” thị trường EU.
Dù giá trị xuất khẩu liên tục tăng, song tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào EU có xu hướng giảm so với các thị trường khác khi từ 22% trong các năm 1998 - 1999 xuống còn 18% năm 2004, và 17% năm 2005. Trong khi đó, tỷ trọng của các thị trường lớn khác, như Hoa Kỳ (từ 29%/năm lên hơn 70%/năm ), Đông Á trong xuất khẩu của Việt Nam lại tăng.
Theo nhóm thực hiện khảo sát, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chậm được cải thiện khi tỷ trọng sản phẩm đã qua sản xuất, chế biến so với sản phẩm thô chỉ tăng khoảng 2,5% so với mức trung bình 8% của xuất khẩu Việt Nam nói chung.
Ngoài ra, hàng hóa xuất khẩu sang EU tập trung vào một số ít nhóm mặt hàng như giày dép (38%), dệt may (14%), đồ gỗ (10%), cà phê (7%), và hàng thủy sản (4,7%).
Nhóm thực hiện khảo sát nhận định, sự giảm sút tương đối tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU so với các thị trường khác có thể được xem là hệ quả của chính sách đa dạng hóa thị trường và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Vì thế, theo các chuyên gia kinh tế, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU cần thay đổi từ tư duy để tiếp tục "tấn công" vào EU, nhà xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Trao đổi với VnEconomy, TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (CIEM), cho rằng doanh nghiệp Việt Nam cần có 3 lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường này.
Theo ông, thứ nhất, cần nhìn nhận từ góc độ phía cầu từ thị trường EU, tức là về sức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như là phân khúc thị trường, dân số… Ở đây, điều quan trọng là khả năng thích ứng của doanh nghiệp. Khi chơi với thế giới, đừng nói rằng tôi không thích sản phẩm đó thì tôi không làm.
Tham gia xuất khẩu vào thị trường EU, nhất là trong giai đoạn hậu WTO hiện nay, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, không buôn bán theo kiểu bán lẻ, bán sỉ mà phải thích ứng theo những tiêu chuẩn thị trường đòi hỏi và coi nhu cầu của thị trường là phần không thể thiếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tích cực tiếp cận thông tin, học hỏi những bài học quá khứ của các nước và của chính Việt Nam. Qua đó, doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, dần dần đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Vấn đề thứ hai là những rào cản vào thị trường EU cũng như ý thức của nhà kinh doanh khi ứng xử với những rào cản đó như thế nào. Doanh nghiệp cần chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, những rào cản kỹ thuật khác của EU. Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó ngay từ đầu để có thể kiểm soát được sản phẩm thay vì tư thế bị động như trước.
Thứ ba là nhiều doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ các quy định liên quan của EU, chưa coi trọng việc liên doanh, liên kết với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh.