Tái cơ cấu kinh tế và những câu hỏi bỏ ngỏ
Thách thức giữ ổn định vĩ mô còn nằm ở việc Quốc hội ứng xử như thế nào trước thâm hụt ngân sách và nợ công
Theo nghị quyết của Quốc hội thì cuối năm nay phải “hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững”, nhưng rõ ràng mục tiêu này chưa đạt được, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại phiên thảo luận chiều 2/10.
Và câu hỏi được đại biểu Đồng đặt ra là với kết quả tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế như 3 năm qua, với nội lực đất nước như hiện nay, liệu Việt Nam có thể tránh bị lặp lại chu kỳ kinh tế như giai đoạn 2006-2011? Liệu mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô có được bảo đảm?
Đích còn xa
Như VnEconomy đã đưa tin, tại báo cáo kết quả 3 năm triển khai đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gửi đến Quốc hội, Chính phủ đã nêu nhiều thành công từ điều hành lãi suất, tỷ giá đến giải quyết nợ xấu...
Tuy nhiên, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng thì báo cáo vẫn chưa đi thẳng, đi sâu vào ba nội dung trọng tâm và ba khâu đột phá để làm rõ chúng đã đạt được gì và chưa làm được gì, đâu là những khó khăn, điểm nghẽn, nút thắt và căn nguyên của chúng là gì?
Đâu là những nguy cơ tiềm ẩn, những mối đe dọa mới, cuối cùng là mục tiêu, các chỉ tiêu cần điều chỉnh lại ra sao, gói giải pháp kèm lộ trình triển khai cụ thể thế nào cho giai đoạn 5 năm tiếp theo... cũng là những câu hỏi mà theo đại biểu Đồng là còn để ngỏ.
“Đánh giá một cách công tâm, khách quan, chúng ta cần ghi nhận sự nỗ lực và trách nhiệm cao của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cần phải nhìn thẳng vào một thực tế là tiến trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế vẫn còn cách khá xa đích cần đến”, đại biểu Đồng khái quát.
Đi vào từng trọng tâm của tái cơ cấu, ông Đồng cho rằng trong tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, các vấn đề then chốt như đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp vẫn còn khá ngổn ngang.
Với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, các vấn đề nhạy cảm như giải thể, sáp nhập một số ngân hàng, xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo, xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ rủi ro tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn phải tiếp tục quan tâm, giải quyết tận gốc.
Và đáng chú ý là bản chất của vấn đề cấu trúc sở hữu và cấu trúc thị trường dường như vẫn còn đó.
Tái cơ cấu đầu tư công, thành tích lớn nhất đạt được có lẽ dừng lại ở thiết lập một khuôn khổ thể chế mới cho hoạt động đầu tư trong tương lai, những hệ lụy đang tồn tại như hiệu quả đầu tư thấp, nợ đọng xây dựng cơ bản còn cao, vốn ứng trước cho những công trình dở dang nhưng chưa có nguồn, chất lượng của các dự án có nguồn đầu tư lớn chưa đạt yêu cầu đề ra vẫn chưa khắc phục, xử lý triệt để, ông Đồng nhấn mạnh.
Hết sức cam go
Nhìn về chặng đường tái cơ cấu trong 5 năm tới được thể hiện tại báo cáo của Chính phủ, vị đại biểu này cho rằng thay vì cần hoạch định lại để thực thi thành công đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, báo cáo đã đưa ra 6 lĩnh vực tái cơ cấu mới từ nông nghiệp tới công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển, các vùng và khu kinh tế, cuối cùng là doanh nghiệp.
“Điều này có lẽ phản ánh một sự thật là tiến trình tái cơ cấu đang hết sức cam go bởi đã va đập tới những vấn đề nhạy cảm nhất của thể chế. Việc mở ra những nội dung tái cơ cấu mới dường như cho thấy sự lúng túng của nhà hoạch định, chưa tìm được hướng đi và giải pháp thực thi một cách hiệu quả”, đại biểu Đồng nhìn nhận.
Theo ông, trong cả trước mắt và lâu dài, thách thức giữ ổn định vĩ mô còn nằm ở việc Quốc hội ứng xử như thế nào trước một thực trạng đáng lo ngại, đó là vấn đề thâm hụt ngân sách và áp lực nợ công ngày càng nặng nề hơn. Dù Chính phủ đã rất nỗ lực tận thu, tiết kiệm chi, thu gọn phạm vi đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài chính.
Sức ép đảo nợ đến hạn rất lớn, trong khi nguồn huy động để cân đối ngân sách đang bế tắc, vị đại biểu đồng thời là ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội lo ngại.
Và chỉ với góc nhìn ở hai vấn đề như trên, đại biểu Đồng cho rằng nội dung đầu tiên trong mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và cho cả 5 năm tới là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô sẽ có nhiều thách thức.
Và câu hỏi được đại biểu Đồng đặt ra là với kết quả tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế như 3 năm qua, với nội lực đất nước như hiện nay, liệu Việt Nam có thể tránh bị lặp lại chu kỳ kinh tế như giai đoạn 2006-2011? Liệu mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô có được bảo đảm?
Đích còn xa
Như VnEconomy đã đưa tin, tại báo cáo kết quả 3 năm triển khai đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gửi đến Quốc hội, Chính phủ đã nêu nhiều thành công từ điều hành lãi suất, tỷ giá đến giải quyết nợ xấu...
Tuy nhiên, theo đại biểu Hà Sỹ Đồng thì báo cáo vẫn chưa đi thẳng, đi sâu vào ba nội dung trọng tâm và ba khâu đột phá để làm rõ chúng đã đạt được gì và chưa làm được gì, đâu là những khó khăn, điểm nghẽn, nút thắt và căn nguyên của chúng là gì?
Đâu là những nguy cơ tiềm ẩn, những mối đe dọa mới, cuối cùng là mục tiêu, các chỉ tiêu cần điều chỉnh lại ra sao, gói giải pháp kèm lộ trình triển khai cụ thể thế nào cho giai đoạn 5 năm tiếp theo... cũng là những câu hỏi mà theo đại biểu Đồng là còn để ngỏ.
“Đánh giá một cách công tâm, khách quan, chúng ta cần ghi nhận sự nỗ lực và trách nhiệm cao của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cần phải nhìn thẳng vào một thực tế là tiến trình tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế vẫn còn cách khá xa đích cần đến”, đại biểu Đồng khái quát.
Đi vào từng trọng tâm của tái cơ cấu, ông Đồng cho rằng trong tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, các vấn đề then chốt như đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp vẫn còn khá ngổn ngang.
Với tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, các vấn đề nhạy cảm như giải thể, sáp nhập một số ngân hàng, xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo, xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ rủi ro tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn phải tiếp tục quan tâm, giải quyết tận gốc.
Và đáng chú ý là bản chất của vấn đề cấu trúc sở hữu và cấu trúc thị trường dường như vẫn còn đó.
Tái cơ cấu đầu tư công, thành tích lớn nhất đạt được có lẽ dừng lại ở thiết lập một khuôn khổ thể chế mới cho hoạt động đầu tư trong tương lai, những hệ lụy đang tồn tại như hiệu quả đầu tư thấp, nợ đọng xây dựng cơ bản còn cao, vốn ứng trước cho những công trình dở dang nhưng chưa có nguồn, chất lượng của các dự án có nguồn đầu tư lớn chưa đạt yêu cầu đề ra vẫn chưa khắc phục, xử lý triệt để, ông Đồng nhấn mạnh.
Hết sức cam go
Nhìn về chặng đường tái cơ cấu trong 5 năm tới được thể hiện tại báo cáo của Chính phủ, vị đại biểu này cho rằng thay vì cần hoạch định lại để thực thi thành công đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, báo cáo đã đưa ra 6 lĩnh vực tái cơ cấu mới từ nông nghiệp tới công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển, các vùng và khu kinh tế, cuối cùng là doanh nghiệp.
“Điều này có lẽ phản ánh một sự thật là tiến trình tái cơ cấu đang hết sức cam go bởi đã va đập tới những vấn đề nhạy cảm nhất của thể chế. Việc mở ra những nội dung tái cơ cấu mới dường như cho thấy sự lúng túng của nhà hoạch định, chưa tìm được hướng đi và giải pháp thực thi một cách hiệu quả”, đại biểu Đồng nhìn nhận.
Theo ông, trong cả trước mắt và lâu dài, thách thức giữ ổn định vĩ mô còn nằm ở việc Quốc hội ứng xử như thế nào trước một thực trạng đáng lo ngại, đó là vấn đề thâm hụt ngân sách và áp lực nợ công ngày càng nặng nề hơn. Dù Chính phủ đã rất nỗ lực tận thu, tiết kiệm chi, thu gọn phạm vi đầu tư công và tăng cường kỷ luật tài chính.
Sức ép đảo nợ đến hạn rất lớn, trong khi nguồn huy động để cân đối ngân sách đang bế tắc, vị đại biểu đồng thời là ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội lo ngại.
Và chỉ với góc nhìn ở hai vấn đề như trên, đại biểu Đồng cho rằng nội dung đầu tiên trong mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và cho cả 5 năm tới là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô sẽ có nhiều thách thức.