Talanx đầu tư vào PVI: Rót nước vào bình nhỏ…
Cùng một lượng nước, rót vào bình nhỏ sẽ dâng cao hơn bình lớn. Đó là đúc kết khi tìm hiểu phía sau thương vụ Talanx đầu tư vào PVI
Cùng một lượng nước, rót vào bình nhỏ sẽ dâng cao hơn là bình lớn. Đó là một đúc kết khi tìm hiểu thông tin phía sau thương vụ Talanx đầu tư vào PVI.
Ngày 17/8 vừa qua, PVI Holdings (tiền thân là Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam - PVI) và Talanx Group đã ký thỏa thuận thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Theo thỏa thuận đã ký, HDI - Gerling Industrie Versicherung AG, thành viên của Talanx, sẽ mua 25% cổ phần và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm của PVI Holdings.
Mức giá đạt được qua thương vụ này là 36.000 đồng/cổ phiếu, ứng với tổng giá trị đầu tư 1.916,5 tỷ đồng (xấp xỉ 93 triệu USD). Trong khi đó, giá cổ phiếu PVI trên sàn kết thúc phiên 17/8 chỉ là 16.200 đồng.
Sự chênh lệch quá lớn giữa hai mức giá đó lập tức thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Rộng hơn, đây là một điểm nhấn trong bối cảnh thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung có nhiều khó khăn.
Còn với ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI Holdings, kết quả đó không quá bất ngờ; Talanx có những lý do và quan điểm sâu xa của họ.
Trao đổi với VnEconomy, ông Thuận nhấn mạnh rằng: qua thương vụ này, Talanx xác lập sự hiện diện tại bản đồ kinh doanh Đông Nam Á, cụ thể là điểm đến Việt Nam; và lượng vốn gần 100 triệu USD đó giá trị hơn nhiều so với việc rót vào một bình lớn như là Trung Quốc…
“Giá cả chỉ là yếu tố thứ yếu”
Thưa ông, với mức giá và nhà đầu tư chiến lược trên, chắc là ông hài lòng chứ?
Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với các cổ đông chiến lược nước ngoài đã được lựa chọn. Cho đến thời điểm này, PVI có hai cổ đông chiến lược nước ngoài, bên cạnh một cổ đông sáng lập trong nước chiếm cổ phần chi phối là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), gồm Quỹ đầu tư Oman (Oman Investment Fund - OIF) là nhà đầu tư tài chính và Talanx Insurance Investment là nhà bảo hiểm đứng thứ 3 tại Đức và đứng vị trí 11 tại châu Âu.
Hội đồng Quản trị chúng tôi đánh giá đây là một thành công lớn. Và với sự hợp tác và hỗ trợ của 3 cổ đông chiến lược đó, chắc chắn PVI sẽ phát triển trở thành một tập đoàn tài chính bảo hiểm mạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới.
Còn về phía đối tác, họ đã phản ứng như thế nào khi PVI đưa ra mức giá đàm phán cao hơn rất nhiều so với mức giá mà cổ phiếu PVI đang giao dịch trên thị trường?
Nhà đầu tư chiến lược thường nhìn về dài hạn. Họ nhìn thấy Việt Nam là một quốc gia rất tiềm năng, trong đó PVI là một doanh nghiệp lớn và có nhiều tiềm năng phát triển. Khi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nhân lực và năng lực của doanh nghiệp, chứ không quan tâm nhiều đến giá cả.
Như đại diện phía đối tác đã phát biểu tại lễ ký hợp đồng, khi đầu tư vào PVI, Talanx không nhìn vào giá cổ phiếu thời điểm hiện tại, mà nhìn vào tương lai cũng như tiềm năng phát triển của chúng tôi. Chính vì lẽ đó Talanx chấp nhận trả giá cao hơn giá trị sổ sách của PVI.
Với mức giá đó, liệu Talanx có thiệt thòi…
Hợp đồng này thực sự sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho Talanx. Đó là sự toàn cầu hóa trong quá trình kinh doanh của tập đoàn này. Sự có mặt của họ tại PVI kể từ năm 2011 sẽ chứng tỏ Talanx là một công ty toàn cầu hóa bởi bản đồ mạng lưới của Talanx trên toàn thế giới lúc này đã có thêm điểm đến là Việt Nam tại Đông Nam Á.
Và như tôi đã nói, cuộc đàm phán cổ đông chiến lược lần này của PVI, giá cả chỉ là yếu tố thứ yếu. Chính vì vậy, giá giao dịch trên sàn chứng khoán cũng chỉ là yếu tố tham khảo.
Bên lề sự kiện này, chúng tôi có nghe một số bình luận đưa ra so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quyết định chọn điểm đến của Talanx. Ông có thể chia sẻ thêm thông tin không?
Đúng là chúng tôi có hỏi phía đối tác rằng: “Tại sao các ông không đầu tư vào Trung Quốc?”. Phía đối tác chia sẻ rằng, nếu đầu tư vào Trung Quốc, với khoản tiền 100 - 200 triệu USD sẽ là lọt thỏm, không nghĩa lý gì và chỉ chọn được một doanh nghiệp nhỏ. Nhưng cũng khoản tiền đó, nếu đầu tư tại Việt Nam bây giờ, họ sẽ chọn được doanh nghiệp lớn và nhiều tiềm năng như PVI.
Họ hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới và tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là một điểm đến mà kinh tế vĩ mô đang gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán ảm đạm kéo dài. Bối cảnh đó có là trở ngại khi PVI đàm phán?
Như Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói: “Đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa của ngành bảo hiểm mà còn là sự kiện quan trọng của ngành tài chính Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay”. Các nhà đầu tư Đức ở châu Âu được biết đến là nhưng người rất khó tính và khi họ đã quyết định đầu tư vào đâu thì sẽ định hướng các nhà đầu tư châu Âu đầu tư ở đó, tương tự như ở châu Á là sự định hướng của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Một nhà đầu tư khó tính mà bỏ ra gần 100 triệu USD để đầu tư vào một doanh nghiệp lớn của Việt Nam như PVI, chắc chắn sẽ là một tín hiệu cực kỳ tốt không chỉ cho chúng tôi mà cả cho thị trường Việt Nam, bởi họ tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và PVI. Đặc biệt là trong bối cảnh như bạn nói, mà mới đây S&P cũng vừa hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam…
100 năm tương đồng với 15 năm
Vượt qua 8 ứng cử viên khác đều là các tập đoàn bảo hiểm toàn cầu lớn, Talanx có điểm gì vượt trội để các ông lựa chọn?
Trong 8 nhà đầu tư đến đàm phán với PVI để trở thành nhà đầu tư chiến lược thì Talanx là tập đoàn có nhiều điểm tương đồng nhất về quá trình hình thành và chiến lược phát triển.
Đại diện phía đối tác cũng chia sẻ với chúng tôi rằng, để có được một chương trình phát triển và tái cấu trúc như ngày nay của PVI, Talanx đã phải mất tới gần 100 năm, trong khi với chúng tôi chỉ cần 15 năm.
Được biết, trong quá trình đàm phán PVI có những cuộc họp bàn nội bộ tới nửa đêm. Vậy cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra trong bao lâu và trong quá trình đó điều mà các ông thấy bất ngờ nhất là gì?
Dĩ nhiên, thành công của quá trình đàm phán này là kết quả của sự nỗ lực cao, không mệt mỏi của các chuyên gia hai bên. Việc đàm phán và chuẩn bị cho đàm phán là tập trung chi tiết cho các khoản mục, các nội dung cụ thể để đi đến thỏa thuận và thống nhất.
Thực ra, Talanx và PVI không lạ gì nhau vì vòng chung kết chọn cổ đông chiến lược của PVI năm ngoài đã chọn được 2 đối tác là Quỹ đầu tư Oman và Talanx. Nhưng năm ngoái, quan điểm phát triển của PVI khác, nên chọn Oman là nhà đầu tư chiến lược về tài chính. Năm ngoái, chúng tôi cần một nhà đầu tư tài chính vì thời cơ về vốn để PVI phát triển rất quan trọng.
Hơn nữa, giữa PVI và Talanx có điểm tương đồng, và những điểm PVI cam kết năm ngoái với Talanx về việc thực hiện chiến lược phát triển của mình thì bây giờ đã đạt được nên khi vào đàm phán thì đã có sự tin tưởng. Vì vậy, đàm phán chỉ mất có một tháng đã kết thúc.
Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ cuộc đàm phán này?
Để đạt đàm phán được thành công và thu được kết quả tốt nhất, theo tôi phụ thuộc rất nhiều vào thực chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có một nền tảng tốt, phải có chiến lược tốt, phải minh bạch và một đội ngũ nhân lực tốt. Đảm bảo được các tiêu chí này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ hấp dẫn được nhà đầu tư.
Ngày 17/8 vừa qua, PVI Holdings (tiền thân là Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam - PVI) và Talanx Group đã ký thỏa thuận thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược tại thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Theo thỏa thuận đã ký, HDI - Gerling Industrie Versicherung AG, thành viên của Talanx, sẽ mua 25% cổ phần và trở thành đối tác chiến lược nước ngoài trong lĩnh vực bảo hiểm của PVI Holdings.
Mức giá đạt được qua thương vụ này là 36.000 đồng/cổ phiếu, ứng với tổng giá trị đầu tư 1.916,5 tỷ đồng (xấp xỉ 93 triệu USD). Trong khi đó, giá cổ phiếu PVI trên sàn kết thúc phiên 17/8 chỉ là 16.200 đồng.
Sự chênh lệch quá lớn giữa hai mức giá đó lập tức thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Rộng hơn, đây là một điểm nhấn trong bối cảnh thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế vĩ mô của Việt Nam nói chung có nhiều khó khăn.
Còn với ông Bùi Vạn Thuận, Tổng giám đốc PVI Holdings, kết quả đó không quá bất ngờ; Talanx có những lý do và quan điểm sâu xa của họ.
Trao đổi với VnEconomy, ông Thuận nhấn mạnh rằng: qua thương vụ này, Talanx xác lập sự hiện diện tại bản đồ kinh doanh Đông Nam Á, cụ thể là điểm đến Việt Nam; và lượng vốn gần 100 triệu USD đó giá trị hơn nhiều so với việc rót vào một bình lớn như là Trung Quốc…
“Giá cả chỉ là yếu tố thứ yếu”
Thưa ông, với mức giá và nhà đầu tư chiến lược trên, chắc là ông hài lòng chứ?
Chúng tôi hoàn toàn hài lòng với các cổ đông chiến lược nước ngoài đã được lựa chọn. Cho đến thời điểm này, PVI có hai cổ đông chiến lược nước ngoài, bên cạnh một cổ đông sáng lập trong nước chiếm cổ phần chi phối là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), gồm Quỹ đầu tư Oman (Oman Investment Fund - OIF) là nhà đầu tư tài chính và Talanx Insurance Investment là nhà bảo hiểm đứng thứ 3 tại Đức và đứng vị trí 11 tại châu Âu.
Hội đồng Quản trị chúng tôi đánh giá đây là một thành công lớn. Và với sự hợp tác và hỗ trợ của 3 cổ đông chiến lược đó, chắc chắn PVI sẽ phát triển trở thành một tập đoàn tài chính bảo hiểm mạnh không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực và trên thế giới.
Còn về phía đối tác, họ đã phản ứng như thế nào khi PVI đưa ra mức giá đàm phán cao hơn rất nhiều so với mức giá mà cổ phiếu PVI đang giao dịch trên thị trường?
Nhà đầu tư chiến lược thường nhìn về dài hạn. Họ nhìn thấy Việt Nam là một quốc gia rất tiềm năng, trong đó PVI là một doanh nghiệp lớn và có nhiều tiềm năng phát triển. Khi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nhân lực và năng lực của doanh nghiệp, chứ không quan tâm nhiều đến giá cả.
Như đại diện phía đối tác đã phát biểu tại lễ ký hợp đồng, khi đầu tư vào PVI, Talanx không nhìn vào giá cổ phiếu thời điểm hiện tại, mà nhìn vào tương lai cũng như tiềm năng phát triển của chúng tôi. Chính vì lẽ đó Talanx chấp nhận trả giá cao hơn giá trị sổ sách của PVI.
Với mức giá đó, liệu Talanx có thiệt thòi…
Hợp đồng này thực sự sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho Talanx. Đó là sự toàn cầu hóa trong quá trình kinh doanh của tập đoàn này. Sự có mặt của họ tại PVI kể từ năm 2011 sẽ chứng tỏ Talanx là một công ty toàn cầu hóa bởi bản đồ mạng lưới của Talanx trên toàn thế giới lúc này đã có thêm điểm đến là Việt Nam tại Đông Nam Á.
Và như tôi đã nói, cuộc đàm phán cổ đông chiến lược lần này của PVI, giá cả chỉ là yếu tố thứ yếu. Chính vì vậy, giá giao dịch trên sàn chứng khoán cũng chỉ là yếu tố tham khảo.
Bên lề sự kiện này, chúng tôi có nghe một số bình luận đưa ra so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quyết định chọn điểm đến của Talanx. Ông có thể chia sẻ thêm thông tin không?
Đúng là chúng tôi có hỏi phía đối tác rằng: “Tại sao các ông không đầu tư vào Trung Quốc?”. Phía đối tác chia sẻ rằng, nếu đầu tư vào Trung Quốc, với khoản tiền 100 - 200 triệu USD sẽ là lọt thỏm, không nghĩa lý gì và chỉ chọn được một doanh nghiệp nhỏ. Nhưng cũng khoản tiền đó, nếu đầu tư tại Việt Nam bây giờ, họ sẽ chọn được doanh nghiệp lớn và nhiều tiềm năng như PVI.
Họ hoàn toàn tin tưởng vào tiềm năng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới và tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam là một điểm đến mà kinh tế vĩ mô đang gặp nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán ảm đạm kéo dài. Bối cảnh đó có là trở ngại khi PVI đàm phán?
Như Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã nói: “Đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa của ngành bảo hiểm mà còn là sự kiện quan trọng của ngành tài chính Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hiện nay”. Các nhà đầu tư Đức ở châu Âu được biết đến là nhưng người rất khó tính và khi họ đã quyết định đầu tư vào đâu thì sẽ định hướng các nhà đầu tư châu Âu đầu tư ở đó, tương tự như ở châu Á là sự định hướng của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Một nhà đầu tư khó tính mà bỏ ra gần 100 triệu USD để đầu tư vào một doanh nghiệp lớn của Việt Nam như PVI, chắc chắn sẽ là một tín hiệu cực kỳ tốt không chỉ cho chúng tôi mà cả cho thị trường Việt Nam, bởi họ tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam và PVI. Đặc biệt là trong bối cảnh như bạn nói, mà mới đây S&P cũng vừa hạ bậc tín nhiệm của Việt Nam…
100 năm tương đồng với 15 năm
Vượt qua 8 ứng cử viên khác đều là các tập đoàn bảo hiểm toàn cầu lớn, Talanx có điểm gì vượt trội để các ông lựa chọn?
Trong 8 nhà đầu tư đến đàm phán với PVI để trở thành nhà đầu tư chiến lược thì Talanx là tập đoàn có nhiều điểm tương đồng nhất về quá trình hình thành và chiến lược phát triển.
Đại diện phía đối tác cũng chia sẻ với chúng tôi rằng, để có được một chương trình phát triển và tái cấu trúc như ngày nay của PVI, Talanx đã phải mất tới gần 100 năm, trong khi với chúng tôi chỉ cần 15 năm.
Được biết, trong quá trình đàm phán PVI có những cuộc họp bàn nội bộ tới nửa đêm. Vậy cuộc đàm phán giữa hai bên diễn ra trong bao lâu và trong quá trình đó điều mà các ông thấy bất ngờ nhất là gì?
Dĩ nhiên, thành công của quá trình đàm phán này là kết quả của sự nỗ lực cao, không mệt mỏi của các chuyên gia hai bên. Việc đàm phán và chuẩn bị cho đàm phán là tập trung chi tiết cho các khoản mục, các nội dung cụ thể để đi đến thỏa thuận và thống nhất.
Thực ra, Talanx và PVI không lạ gì nhau vì vòng chung kết chọn cổ đông chiến lược của PVI năm ngoài đã chọn được 2 đối tác là Quỹ đầu tư Oman và Talanx. Nhưng năm ngoái, quan điểm phát triển của PVI khác, nên chọn Oman là nhà đầu tư chiến lược về tài chính. Năm ngoái, chúng tôi cần một nhà đầu tư tài chính vì thời cơ về vốn để PVI phát triển rất quan trọng.
Hơn nữa, giữa PVI và Talanx có điểm tương đồng, và những điểm PVI cam kết năm ngoái với Talanx về việc thực hiện chiến lược phát triển của mình thì bây giờ đã đạt được nên khi vào đàm phán thì đã có sự tin tưởng. Vì vậy, đàm phán chỉ mất có một tháng đã kết thúc.
Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm từ cuộc đàm phán này?
Để đạt đàm phán được thành công và thu được kết quả tốt nhất, theo tôi phụ thuộc rất nhiều vào thực chất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có một nền tảng tốt, phải có chiến lược tốt, phải minh bạch và một đội ngũ nhân lực tốt. Đảm bảo được các tiêu chí này, chắc chắn doanh nghiệp sẽ hấp dẫn được nhà đầu tư.