“Tâm lý giữ ngoại tệ không còn mạnh mẽ”
Thêm một góc nhìn từ tổ chức đầu tư về việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước
“Việc điều chỉnh tỷ giá tăng 1% vào ngày 18/6 của Ngân hàng Nhà nước đã thỏa mãn kỳ vọng của thị trường song không ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiền tệ; bảo toàn quỹ dự trữ ngoại hối đang là mục tiêu ưu tiên”, bản phân tích của khối định chế tài chính, Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group), nhìn lại diễn biến thị trường tuần qua.
Về sự kiện điều chỉnh tỷ giá, điểm gợi mở đầu tiên được bản phân tích trên dẫn lại bằng sự kiện biển Đông, dẫn tới việc kích hoạt tâm lý găm giữ USD của thị trường, cầu ngoại tệ tăng mạnh rõ rệt, các ngân hàng thương mại nâng giá mua vào sát giá bán ra, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng cũng lên mức kịch trần.
Tuy nhiên, khối nghiên cứu của VID Group đánh giá, nếu xét các cân đối vĩ mô và cung cầu trên thị trường ngoại tệ cho thấy VND chưa chịu nhiều sức ép phải mất giá, việc điều chỉnh lần này là để giải quyết tâm lý nắm giữ USD khi thị trường kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng.
Các yếu tố hỗ trợ cho giá trị đồng VND có thể kể đến xuất siêu 5 tháng đầu năm là 1,6 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục 35 tỷ USD, lạm phát được kiềm chế và dự báo quanh mức 5%.
Cũng theo bản phân tích trên, về mặt cung cầu ngoại tệ, mặc dù cầu ngoại tệ tăng mạnh khi một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu ngoại tệ để kinh doanh sản xuất và các ngân hàng thương mại có nhu cầu mua USD để hoàn trạng thái, nhưng cung cầu trên thị trường vẫn chưa mất cân bằng, Ngân hàng Nhà nước chưa bán ngoại tệ ra để can thiệp trong suốt thời gian biến động hơn một tháng qua.
Trên thị trường tiền tệ, tình trạng dư thừa VND trên hệ thống khi tín dụng đầu ra ì ạch có thể gây áp lực lên tỷ giá, song Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng lãi suất và phát hành thêm kỳ hạn trên kênh tín phiếu để hút tiền về.
“Như vậy, việc điều chỉnh tỷ giá lần này là nhằm triệt tiêu kỳ vọng tăng tỷ giá của thị trường và bảo toàn quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước”, bản phân tích kết luận.
Trên thực tế, sau khi điều chỉnh thỏa mãn kỳ vọng thị trường, ngay ngày hôm sau, sau biến động ban đầu, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do đã điều chỉnh và dần ổn định.
“Rõ ràng, tâm lý nắm giữ ngoại tệ không còn mạnh mẽ như trước đây, và nguồn cung ngoại tệ dự đoán sẽ lại được khơi thông”, khối nghiên cứu của VID Group dự tính.
Về sự kiện điều chỉnh tỷ giá, điểm gợi mở đầu tiên được bản phân tích trên dẫn lại bằng sự kiện biển Đông, dẫn tới việc kích hoạt tâm lý găm giữ USD của thị trường, cầu ngoại tệ tăng mạnh rõ rệt, các ngân hàng thương mại nâng giá mua vào sát giá bán ra, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng cũng lên mức kịch trần.
Tuy nhiên, khối nghiên cứu của VID Group đánh giá, nếu xét các cân đối vĩ mô và cung cầu trên thị trường ngoại tệ cho thấy VND chưa chịu nhiều sức ép phải mất giá, việc điều chỉnh lần này là để giải quyết tâm lý nắm giữ USD khi thị trường kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng.
Các yếu tố hỗ trợ cho giá trị đồng VND có thể kể đến xuất siêu 5 tháng đầu năm là 1,6 tỷ USD, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục 35 tỷ USD, lạm phát được kiềm chế và dự báo quanh mức 5%.
Cũng theo bản phân tích trên, về mặt cung cầu ngoại tệ, mặc dù cầu ngoại tệ tăng mạnh khi một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu ngoại tệ để kinh doanh sản xuất và các ngân hàng thương mại có nhu cầu mua USD để hoàn trạng thái, nhưng cung cầu trên thị trường vẫn chưa mất cân bằng, Ngân hàng Nhà nước chưa bán ngoại tệ ra để can thiệp trong suốt thời gian biến động hơn một tháng qua.
Trên thị trường tiền tệ, tình trạng dư thừa VND trên hệ thống khi tín dụng đầu ra ì ạch có thể gây áp lực lên tỷ giá, song Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng lãi suất và phát hành thêm kỳ hạn trên kênh tín phiếu để hút tiền về.
“Như vậy, việc điều chỉnh tỷ giá lần này là nhằm triệt tiêu kỳ vọng tăng tỷ giá của thị trường và bảo toàn quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước”, bản phân tích kết luận.
Trên thực tế, sau khi điều chỉnh thỏa mãn kỳ vọng thị trường, ngay ngày hôm sau, sau biến động ban đầu, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại và thị trường tự do đã điều chỉnh và dần ổn định.
“Rõ ràng, tâm lý nắm giữ ngoại tệ không còn mạnh mẽ như trước đây, và nguồn cung ngoại tệ dự đoán sẽ lại được khơi thông”, khối nghiên cứu của VID Group dự tính.