“Tân binh” CSM sẽ tạo hiện tượng?
CSM có thể là cổ phiếu tạo hiện tượng “không chịu bán” trong những ngày đầu niêm yết trên HOSE, sau HCM
CSM có thể là cổ phiếu tạo hiện tượng “không chịu bán” trong những ngày đầu niêm yết trên HOSE, sau HCM.
Ngày 11/8, 25 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam - Casumina (mã CSM) chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) với tổng giá trị chứng khoán niêm yết 250 tỷ đồng.
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, CSM đã thu hút sự chú ý của thị trường như một sự khởi đầu của một hiện tượng, đạt giá 50.000 đồng/cổ phiếu từ mốc tham chiếu 42.000 đồng (tăng 19%). Nhưng sự chú ý có từ một chênh lệch quá vượt trội giữa cung và cầu; chỉ có 7 lệnh đặt bán với 1.520 đơn vị, trong khi có tới 3.457 lệnh đặt mua với khối lượng lên tới 18.944.650 đơn vị.
Phiên giao dịch thứ hai, ngày 12/8, hiện tượng trên tiếp tục được củng cố, khi toàn phiên chỉ có vẻn vẹn 3 lệnh thả có 60 cổ phiếu để bắt giá trần, dư mua còn chất gần 10 triệu đơn vị.
Còn quá sớm để nói về những gì CSM tạo được những ngày đầu niêm yết. Nhưng với kết quả bước đầu, cổ phiếu này đang tạo khả năng có được kết quả chào sàn ấn tượng, điều mà thị trường từng chứng kiến ở không nhiều cổ phiếu trong khoảng một năm trở lại đây, như HAG của Hoàng Anh Gia Lai, PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận…, hay hiện tượng khá đặc biệt là HCM của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM.
Ngày 19/5/2009, HCM chào sàn HOSE với một thông điệp “không chịu bán”; bên bán chỉ chịu đưa ra vẻn vẹn 40 đơn vị để lấy giá trần. Liên tiếp 5 phiên sau đó, lệnh bán tại HCM cũng chỉ nhỏ giọt ở những lô tối thiếu, 10 – 20 đơn vị, phiên “mạnh” nhất cũng chỉ có 500 đơn vị. Và nay, CSM đang hơi hướng hình thành một trường hợp tương tự.
Đó là đánh giá bước đầu của thị trường về giá trị của một cổ phiếu. Ngày 11/8, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cũng có một bản phân tích chi tiết về CSM với những đánh giá đáng chú ý.
CSM có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng; mua bán nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị ngành công nghiệp cao su…
Trong quý 2/2009, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty này đạt 640,31 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2008; lũy kế 6 tháng đầu năm 2009 đạt 1.107,56 tỷ đồng, tương đương với 6 tháng đầu năm 2008. Lợi nhuận sau thuế quý 2/2009 là 86,803 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 105,151 tỷ đồng.
Theo phân tích của TVSI, xét về khả năng sinh lời, so với công ty cùng lĩnh vực là Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC, HOSE), có thể thấy các chỉ tiêu lợi nhuận 6 tháng đầu năm của CSM thấp hơn khá nhiều. Tuy nhiên, nếu xét chung toàn bộ các doanh nghiệp thì hiện tại các chỉ tiêu lợi nhuận của CSM là khá ấn tượng.
“Chỉ tính riêng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2009 thì ROA của CSM đạt 10.49% trong khi ROE là 27.89%. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 25% cho thấy tiềm năng cũng như thực lực của CSM là rất tốt, cộng với thị phần chiếm khoảng 35% cả nước, CSM xứng đáng là thương hiệu số 1 trên thị trường nội địa”, TVSI đánh giá.
Về khả năng thanh toán, TVSI cho rằng tại thời điểm cuối năm 2008, khả năng thanh toán của CSM ở mức tạm chấp nhận được. Khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức 1.23 lần trong khi khả năng thanh toán nhanh ở mức thấp 0.32 lần.
Hệ số nợ trên tổng tài sản của CSM vào khoảng 0.76 lần tại thời điểm cuối 2008, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vào khoảng 3.23 lần. Hệ số nợ cao cũng là một nguyên nhân khiến cho khả năng thanh toán của công ty ở mức thấp, tuy nhiên cũng chưa tiềm ẩn một mối nguy cơ đáng kể nào vào thời điểm này.
Ngày 11/8, 25 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su miền Nam - Casumina (mã CSM) chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) với tổng giá trị chứng khoán niêm yết 250 tỷ đồng.
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, CSM đã thu hút sự chú ý của thị trường như một sự khởi đầu của một hiện tượng, đạt giá 50.000 đồng/cổ phiếu từ mốc tham chiếu 42.000 đồng (tăng 19%). Nhưng sự chú ý có từ một chênh lệch quá vượt trội giữa cung và cầu; chỉ có 7 lệnh đặt bán với 1.520 đơn vị, trong khi có tới 3.457 lệnh đặt mua với khối lượng lên tới 18.944.650 đơn vị.
Phiên giao dịch thứ hai, ngày 12/8, hiện tượng trên tiếp tục được củng cố, khi toàn phiên chỉ có vẻn vẹn 3 lệnh thả có 60 cổ phiếu để bắt giá trần, dư mua còn chất gần 10 triệu đơn vị.
Còn quá sớm để nói về những gì CSM tạo được những ngày đầu niêm yết. Nhưng với kết quả bước đầu, cổ phiếu này đang tạo khả năng có được kết quả chào sàn ấn tượng, điều mà thị trường từng chứng kiến ở không nhiều cổ phiếu trong khoảng một năm trở lại đây, như HAG của Hoàng Anh Gia Lai, PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận…, hay hiện tượng khá đặc biệt là HCM của Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.HCM.
Ngày 19/5/2009, HCM chào sàn HOSE với một thông điệp “không chịu bán”; bên bán chỉ chịu đưa ra vẻn vẹn 40 đơn vị để lấy giá trần. Liên tiếp 5 phiên sau đó, lệnh bán tại HCM cũng chỉ nhỏ giọt ở những lô tối thiếu, 10 – 20 đơn vị, phiên “mạnh” nhất cũng chỉ có 500 đơn vị. Và nay, CSM đang hơi hướng hình thành một trường hợp tương tự.
Đó là đánh giá bước đầu của thị trường về giá trị của một cổ phiếu. Ngày 11/8, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) cũng có một bản phân tích chi tiết về CSM với những đánh giá đáng chú ý.
CSM có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và mua bán sản phẩm cao su công nghiệp, cao su tiêu dùng; mua bán nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị ngành công nghiệp cao su…
Trong quý 2/2009, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty này đạt 640,31 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2008; lũy kế 6 tháng đầu năm 2009 đạt 1.107,56 tỷ đồng, tương đương với 6 tháng đầu năm 2008. Lợi nhuận sau thuế quý 2/2009 là 86,803 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 105,151 tỷ đồng.
Theo phân tích của TVSI, xét về khả năng sinh lời, so với công ty cùng lĩnh vực là Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (DRC, HOSE), có thể thấy các chỉ tiêu lợi nhuận 6 tháng đầu năm của CSM thấp hơn khá nhiều. Tuy nhiên, nếu xét chung toàn bộ các doanh nghiệp thì hiện tại các chỉ tiêu lợi nhuận của CSM là khá ấn tượng.
“Chỉ tính riêng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2009 thì ROA của CSM đạt 10.49% trong khi ROE là 27.89%. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 25% cho thấy tiềm năng cũng như thực lực của CSM là rất tốt, cộng với thị phần chiếm khoảng 35% cả nước, CSM xứng đáng là thương hiệu số 1 trên thị trường nội địa”, TVSI đánh giá.
Về khả năng thanh toán, TVSI cho rằng tại thời điểm cuối năm 2008, khả năng thanh toán của CSM ở mức tạm chấp nhận được. Khả năng thanh toán ngắn hạn ở mức 1.23 lần trong khi khả năng thanh toán nhanh ở mức thấp 0.32 lần.
Hệ số nợ trên tổng tài sản của CSM vào khoảng 0.76 lần tại thời điểm cuối 2008, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu vào khoảng 3.23 lần. Hệ số nợ cao cũng là một nguyên nhân khiến cho khả năng thanh toán của công ty ở mức thấp, tuy nhiên cũng chưa tiềm ẩn một mối nguy cơ đáng kể nào vào thời điểm này.