Tản mạn chuyện dự báo kinh tế
Ai có thể dự báo đúng là khủng hoảng trên thế giới lúc nào sẽ kết thúc?
Khi thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình diễn biến rất nhanh, rất phức tạp và khó lường, thì dự báo lại càng quan trọng hơn nữa.
Dự báo đúng thì việc xác định mục tiêu mới có cơ sở và giải pháp đề ra mới phù hợp. Dự báo sai thì mục tiêu sẽ sai, giải pháp sẽ không phù hợp, chẳng những không “tiến” mà còn “lùi”, chẳng những không cải thiện được tình hình mà còn làm cho tình hình xấu thêm.
Nhưng để dự báo đúng không dễ, chưa nói đến là rất khó khăn và đúng đắn.
Chẳng thế mà năm ngoái thế giới vào đầu năm thì lạm phát cao, cuối năm thì rơi vào khủng hoảng và suy thoái kinh tế, mặc dù đã được “ủ bệnh” từ cách đó một năm, nhưng có mấy người biết trước!
Và bây giờ, ai có thể dự báo đúng là khủng hoảng trên thế giới lúc nào sẽ kết thúc?
Có một điều khá hài hước là có hai ngân hàng thuộc loại khổng lồ trên thế giới đầu năm ngoái đã dự báo năm 2008 lạm phát Việt Nam sẽ vượt quá 30%, nhập siêu sẽ vượt quá 30 tỷ USD, sẽ phải phá giá đồng tiền của mình tới 20-25% và Việt Nam phải cầu cứu sự cứu trợ về tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) như một số nước trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ cách đây 10 năm!
Nhưng chỉ một thời gian sau đó, một ngân hàng thì tuyên bố phá sản, còn một ngân hàng thì bị thua lỗ nặng nề, trong khi Việt Nam lạm phát, nhập siêu bằng chưa đến hai phần ba mức cảnh báo của họ, không phải phá giá đồng tiền của mình và không phải cầu cứu sự hỗ trợ tài chính của IMF như hai ngân hàng trên cảnh báo!
Ở trong nước, vào tháng 10/2007, đã có mấy ai dự báo Việt Nam năm 2008 lạm phát lại có thể cao gấp rưỡi năm 2007 và tăng trưởng kinh tế lại có thể thấp hơn 7%, nên mãi đến quý 1/2008 mới chuyển đổi mục tiêu từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiềm chế lạm phát...?
Đến tháng 10/2008, có mấy ai đã dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2008 chỉ đạt 6,23%, mà vẫn đinh ninh là sẽ đạt trên 6,7%? Còn có thể kể ra đây nhiều dự báo chưa đúng để chứng minh sự khó khăn của dự báo.
Ngay với thị trường chứng khoán, hầu như các dự báo của các tổ chức và cá nhân đều bị sai.
Ngay nhiều nhà đầu tư từ “võ say” đến các “đại gia” cũng còn thua lỗ liểng xiểng, bởi có mấy ai dự báo VN-Index năm 2008 lại giảm từ 927 điểm xuống còn 300 điểm, sau khi đã xuyên thủng hết “đáy” này đến “đáy” khác theo dự báo của các chuyên gia, để rồi bây giờ trở về điểm xuất phát cách đây 4-5 năm.
Muốn dự báo đúng, có hai vấn đề đặt ra, đó là phải có thông tin đúng và phải lường định đúng các yếu tố tác động. Ở đây xin nêu những vấn đề ở tầm vĩ mô, bởi vĩ mô mà dự báo sai thì vi mô cũng bị ảnh hưởng theo.
Về vấn đề thứ nhất, bên cạnh những kết quả, tiến bộ về nhiều mặt, nhưng cũng còn có nhiều hạn chế, bất cập, trong đó có bốn mặt chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, thông tin hiện nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa những thông tin vi mô ở tầm vĩ mô, thừa những thông tin vĩ mô ở tầm vi mô. Thiếu một số thông tin liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế thực, thiếu nhiều chỉ tiêu về kinh tế tài chính- tiền tệ, khá nhiều chỉ tiêu về xã hội, rất nhiều chỉ tiêu về môi trường.
Thứ hai, có một số thông tin độ tin cậy chưa cao, như tỷ lệ nợ xấu, lãi, lỗ; ngay tốc độ tăng GDP, quy mô dân số... là những chỉ tiêu quan trọng như thế nhưng cũng có sự chênh lệch lớn giữa số liệu do địa phương tính và các Bộ, ngành tính trên phạm vi cả nước.
Nếu cộng diện tích trồng rừng do các nơi báo cáo thì rừng đã phủ kín diện tích cả nước. Độ tin cậy chưa cao do nhiều nguyên nhân.
Có nguyên nhân do nguồn lực dành cho việc thu thập, tổng hợp thông tin còn hạn hẹp.
Có nguyên nhân từ sự can thiệp của tư tưởng thành tích ở không ít cấp, ngành, đơn vị cơ sở. Có nguyên nhân do sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của một số cán bộ làm công tác kế toán, thống kê ở các cơ sở, các cấp, các ngành.
Thứ ba, nhiều thông tin cung cấp chưa kịp thời (điển hình là tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2007 báo cáo rất chậm).
Thứ tư, có thông tin rồi, nhưng việc đánh giá, phân tích còn hạn chế cả về tầm khái quát cũng như mức độ sâu sắc, cả về tính phản biện và tham mưu... Một số lãnh đạo các ngành, cấp hoặc là không sử dụng để có kế hoạch điều hành, hoặc cho rằng vẫn “trong tầm kiểm soát”...
Về vấn đề thứ hai là lường định các yếu tố tác động, bên cạnh những kết quả tích cực, cũng còn có những hạn chế, bất cập dưới những góc độ khác nhau. Ở một số người còn có tư tưởng chủ quan, coi thường sự ảnh hưởng của những yếu tố này nên thường không có biện pháp chủ động đối phó.
Có khi nước đến chân mới nhảy, thường lúng túng ứng phó, ưa dùng biện pháp hành chính, biện pháp tình thế, “vá” chỗ này lại “thủng” chỗ khác, nên thường tốn kém, khắc phục chậm, hiệu quả thấp... ở một số người lại quá thổi phồng sự tác động, thường có phản ứng thái quá, dễ gây tâm lý hoang mang.
Dự báo là một khoa học, vừa phải có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải có thông tin trung thực, khách quan và bản thân việc dự báo cũng phải trung thực, khách quan... Dự báo cũng phải có tính độc lập.
Dự báo đúng thì việc xác định mục tiêu mới có cơ sở và giải pháp đề ra mới phù hợp. Dự báo sai thì mục tiêu sẽ sai, giải pháp sẽ không phù hợp, chẳng những không “tiến” mà còn “lùi”, chẳng những không cải thiện được tình hình mà còn làm cho tình hình xấu thêm.
Nhưng để dự báo đúng không dễ, chưa nói đến là rất khó khăn và đúng đắn.
Chẳng thế mà năm ngoái thế giới vào đầu năm thì lạm phát cao, cuối năm thì rơi vào khủng hoảng và suy thoái kinh tế, mặc dù đã được “ủ bệnh” từ cách đó một năm, nhưng có mấy người biết trước!
Và bây giờ, ai có thể dự báo đúng là khủng hoảng trên thế giới lúc nào sẽ kết thúc?
Có một điều khá hài hước là có hai ngân hàng thuộc loại khổng lồ trên thế giới đầu năm ngoái đã dự báo năm 2008 lạm phát Việt Nam sẽ vượt quá 30%, nhập siêu sẽ vượt quá 30 tỷ USD, sẽ phải phá giá đồng tiền của mình tới 20-25% và Việt Nam phải cầu cứu sự cứu trợ về tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) như một số nước trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ cách đây 10 năm!
Nhưng chỉ một thời gian sau đó, một ngân hàng thì tuyên bố phá sản, còn một ngân hàng thì bị thua lỗ nặng nề, trong khi Việt Nam lạm phát, nhập siêu bằng chưa đến hai phần ba mức cảnh báo của họ, không phải phá giá đồng tiền của mình và không phải cầu cứu sự hỗ trợ tài chính của IMF như hai ngân hàng trên cảnh báo!
Ở trong nước, vào tháng 10/2007, đã có mấy ai dự báo Việt Nam năm 2008 lạm phát lại có thể cao gấp rưỡi năm 2007 và tăng trưởng kinh tế lại có thể thấp hơn 7%, nên mãi đến quý 1/2008 mới chuyển đổi mục tiêu từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiềm chế lạm phát...?
Đến tháng 10/2008, có mấy ai đã dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2008 chỉ đạt 6,23%, mà vẫn đinh ninh là sẽ đạt trên 6,7%? Còn có thể kể ra đây nhiều dự báo chưa đúng để chứng minh sự khó khăn của dự báo.
Ngay với thị trường chứng khoán, hầu như các dự báo của các tổ chức và cá nhân đều bị sai.
Ngay nhiều nhà đầu tư từ “võ say” đến các “đại gia” cũng còn thua lỗ liểng xiểng, bởi có mấy ai dự báo VN-Index năm 2008 lại giảm từ 927 điểm xuống còn 300 điểm, sau khi đã xuyên thủng hết “đáy” này đến “đáy” khác theo dự báo của các chuyên gia, để rồi bây giờ trở về điểm xuất phát cách đây 4-5 năm.
Muốn dự báo đúng, có hai vấn đề đặt ra, đó là phải có thông tin đúng và phải lường định đúng các yếu tố tác động. Ở đây xin nêu những vấn đề ở tầm vĩ mô, bởi vĩ mô mà dự báo sai thì vi mô cũng bị ảnh hưởng theo.
Về vấn đề thứ nhất, bên cạnh những kết quả, tiến bộ về nhiều mặt, nhưng cũng còn có nhiều hạn chế, bất cập, trong đó có bốn mặt chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, thông tin hiện nay vừa thừa, vừa thiếu. Thừa những thông tin vi mô ở tầm vĩ mô, thừa những thông tin vĩ mô ở tầm vi mô. Thiếu một số thông tin liên quan đến chất lượng tăng trưởng kinh tế thực, thiếu nhiều chỉ tiêu về kinh tế tài chính- tiền tệ, khá nhiều chỉ tiêu về xã hội, rất nhiều chỉ tiêu về môi trường.
Thứ hai, có một số thông tin độ tin cậy chưa cao, như tỷ lệ nợ xấu, lãi, lỗ; ngay tốc độ tăng GDP, quy mô dân số... là những chỉ tiêu quan trọng như thế nhưng cũng có sự chênh lệch lớn giữa số liệu do địa phương tính và các Bộ, ngành tính trên phạm vi cả nước.
Nếu cộng diện tích trồng rừng do các nơi báo cáo thì rừng đã phủ kín diện tích cả nước. Độ tin cậy chưa cao do nhiều nguyên nhân.
Có nguyên nhân do nguồn lực dành cho việc thu thập, tổng hợp thông tin còn hạn hẹp.
Có nguyên nhân từ sự can thiệp của tư tưởng thành tích ở không ít cấp, ngành, đơn vị cơ sở. Có nguyên nhân do sự yếu kém về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của một số cán bộ làm công tác kế toán, thống kê ở các cơ sở, các cấp, các ngành.
Thứ ba, nhiều thông tin cung cấp chưa kịp thời (điển hình là tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, tốc độ tăng dư nợ tín dụng năm 2007 báo cáo rất chậm).
Thứ tư, có thông tin rồi, nhưng việc đánh giá, phân tích còn hạn chế cả về tầm khái quát cũng như mức độ sâu sắc, cả về tính phản biện và tham mưu... Một số lãnh đạo các ngành, cấp hoặc là không sử dụng để có kế hoạch điều hành, hoặc cho rằng vẫn “trong tầm kiểm soát”...
Về vấn đề thứ hai là lường định các yếu tố tác động, bên cạnh những kết quả tích cực, cũng còn có những hạn chế, bất cập dưới những góc độ khác nhau. Ở một số người còn có tư tưởng chủ quan, coi thường sự ảnh hưởng của những yếu tố này nên thường không có biện pháp chủ động đối phó.
Có khi nước đến chân mới nhảy, thường lúng túng ứng phó, ưa dùng biện pháp hành chính, biện pháp tình thế, “vá” chỗ này lại “thủng” chỗ khác, nên thường tốn kém, khắc phục chậm, hiệu quả thấp... ở một số người lại quá thổi phồng sự tác động, thường có phản ứng thái quá, dễ gây tâm lý hoang mang.
Dự báo là một khoa học, vừa phải có trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải có thông tin trung thực, khách quan và bản thân việc dự báo cũng phải trung thực, khách quan... Dự báo cũng phải có tính độc lập.