Tản mạn chuyện ngân hàng và chính sách
Mỹ và Anh đã phải chấp nhận một cái giá trong khủng hoảng để phải tái cấu trúc lại ngành tài chính và nền kinh tế
Hơn một năm qua, giai đoạn được xem là khó khăn của ngành ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, những vấn đề nổi cộm của ngành ngân hàng trở thành thời sự đáng chú ý như việc khó huy động được tiền gửi, chuyện ngân hàng khó bán Đô la Mỹ cho khách hàng...
Đây đều là những chuyện mang tính thời vụ hàng năm của ngành ngân hàng, nhưng lại trở nên nóng và thời sự hơn vì tác động lớn của nó trong thời điểm nền kinh tế “khát vốn”.
Mặc dù hệ thống vẫn được Ngân hàng Nhà nước cố gắng duy trì ở mức “ổn định”, thấp thoáng đâu đó người ta thấy được một số ngân hàng có dấu hiệu chấp nhận nhiều rủi ro hơn mức cho phép. Một điểm đáng chú ý là hình như điều này xuất phát từ cách tiếp cận “đảm bảo an toàn hệ thống” trong điều hành chính sách.
Chính sách “đảm bảo an toàn hệ thống” kiểu Việt Nam: Một cỡ cho tất cả
Có một điều dễ thấy trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là việc Ngân hàng Nhà nước luôn cố gắng duy trì ổn định các biến số lãi suất và tỷ giá, sẵn sàng cấm các hoạt động kinh doanh có vẻ có rủi ro. Ví dụ gần đây là chuyện Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xem xét không cho chuyển đổi vốn huy động bằng vàng sang tiền đồng vì ngại tiềm ẩn rủi ro.
Như vậy, để tránh trước việc một ngân hàng nào đó có thể vượt quá giới hạn an toàn, Ngân hàng Nhà nước xem xét “cấm” tất cả các ngân hàng làm một nghiệp vụ nào đó. Đây là một cách tiếp cận “một cỡ cho tất cả”, bất chấp một ngân hàng nào đó có thật sự vượt quá giới hạn hay không.
Một thể chế kiểu “một cỡ cho tất cả” sẽ khuyến khích hiện tượng ỷ lại nghĩa là một vài ngân hàng cứ thoải mái thực hiện hoạt động kinh doanh có rủi ro, chấp nhận nhiều rủi ro để kiếm lời, bất chấp mình có khả năng quản lý rủi ro đó hay không. Lý do là vì các ngân hàng này nghĩ nếu Ngân hàng Nhà nước phát hiện ra nghiệp vụ này quá rủi ro ở một vài ngân hàng, thì cũng sẽ cấm cả các ngân hàng khác làm. Vậy đâu cần ngân hàng nào phải thực hiện nghiệp vụ đó thật thận trọng và phải áp dụng quản trị rủi ro một cách hợp lý?
Điều này tạo ra một hệ thống chấp nhận rủi ro quá mức (excessive risk-taking) ở một số ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ có năng lực tài chính và mạng lưới kinh doanh yếu. Điều đó cũng dần ảnh hưởng tâm lý các ngân hàng lớn, nhất là trong bối cảnh kinh tế phát triển tốt thì ai cũng sẽ lạc quan về tương lai.
Thế là hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động tương tự như hệ thống giao thông Việt Nam: người ta đôi khi chỉ nhìn người xung quanh đang làm gì, chứ không nhìn xem đèn giao thông đang xanh hay đỏ, và nếu không có cảnh sát nhiều khi... đèn gì cũng chạy! Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải chọn cách điều hành: bắt các xe phải chạy chung một tuyến đường, cấm xe chạy nhanh hơn một tốc độ nhất định, bất kể đó là xe đạp hay xe hơi!
Công bằng mà nói, việc nhiều ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức và không quản trị rủi ro một cách đúng đắn thì ở đâu cũng có trong bối cảnh kinh tế phát triển tốt đẹp. Bong bóng cổ phiếu công nghệ, sự phổ biến của các sản phẩm trái phiếu nhiều rủi ro (junk bonds), các sản phẩm phái sinh tín dụng thứ cấp chính là biểu hiện tiêu biểu cho việc các tổ chức tài chính Anh-Mỹ đánh vào thị phần chấp nhận rủi ro quá mức này trên thị trường tài chính trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển mạnh trong những năm cuối thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ 21.
Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua phần nào là kết quả của điều này. Tuy nhiên, cách tiếp cận để giải quyết hậu khủng hoảng thì có sự khác biệt.
Ở Anh và Mỹ, số lượng ngân hàng phá sản nhiều vì những ngân hàng không đảm bảo chất lượng, chấp nhận quá nhiều rủi ro và thanh khoản thật sự có vấn đề thì phải bị phá sản hoặc bị mua lại. Nghĩa là ở các nước này, người ta xử lý hệ thống ngân hàng giống như kiểu phân luồng xe, và những ngân hàng không còn đảm bảo an toàn lưu hành sẽ “bị loại ra khỏi đường đua”.
Cách tiếp cận đó đương nhiên tốn kém cho nền kinh tế. Có người nói nếu Mỹ chấp nhận cứu Lehman Brothers ngay từ đầu, có thể khủng hoảng không tệ như vậy. Nhưng nếu Lehman Brothers được cứu có nghĩa những quả bong bóng nhà đất và những sản phẩm phái sinh tệ hại của ngành tài chính Mỹ vẫn tồn tại. Những tổ chức tài chính chấp nhận quá nhiều rủi ro vẫn tồn tại. Mỹ và Anh đã phải chấp nhận một cái giá trong khủng hoảng để phải tái cấu trúc lại ngành tài chính và nền kinh tế.
Ở Việt Nam, phương thức điều hành là Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò người cảnh sát giao thông không cho ai chạy quá tốc độ, và chỉ xây một con đường duy nhất, áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại. Cứ hễ là ngân hàng thì cứ phải đi một con đường và cùng chịu một giới hạn về tốc độ giao thông.
Nói một cách nào đó, Ngân hàng Nhà nước phòng ngừa rủi ro giúp cho cả hệ thống ngân hàng vì lo sợ hệ thống bất ổn. Khi áp lực khủng hoảng đến Ngân hàng Nhà nước lại phải hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại gặp khó khăn. Điều này càng làm khuếch đại tâm lý ỷ lại ở những ngân hàng sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, trong đó một rủi ro thường thấy là rủi ro thanh khoản.
Áp lực thanh khoản: Vì sao là chuyện thường xuyên?
Gần đây, có thông tin là Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra những ngân hàng có tỷ lệ vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng lớn hơn 20% tổng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Vấn đề nhiều ngân hàng lạm dụng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng không phải chờ đến khủng hoảng mới xảy ra mà từ các năm 2006, 2007 cũng đã có và cũng không phải là không có trong các năm trước đó.
Hiểu một cách đơn giản, do nguồn vốn huy động ổn định từ dân cư và tổ chức kinh tế của một số ngân hàng không đủ cho nhu cầu vay vốn và các nhu cầu khác của khách hàng nên ngân hàng phải đi vay mượn ngắn hạn “đắp đổi qua ngày”. Trong lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản, điều này cho thấy có thể tồn tại một sự chênh lệch nghiêm trọng trong cấu trúc kỳ hạn (maturity mismatch) của các khoản vốn và tài sản ở một số ngân hàng.
Một số ngân hàng do chỉ có nguồn huy động ngắn hạn nhưng lại chấp nhận cho vay trung dài hạn cho một số dự án có rủi ro, thì dĩ nhiên sẽ gặp rủi ro thiếu thanh khoản tại một số thời điểm và phải lo đi “chạy tiền” trên thị trường liên ngân hàng. Nếu các dự án cho vay của những ngân hàng này quá rủi ro và việc trả nợ của người vay gặp vấn đề thì vấn đề thanh khoản sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Vấn đề này cũng không có gì lạ nhưng có một điều là tình trạng này nếu cứ lặp đi lặp lại mãi ở một số ngân hàng thì điều đó có nghĩa là những ngân hàng đó hoàn toàn không hề nhắm tới cải thiện công tác quản trị rủi ro để hoạt động năm sau an toàn hơn năm trước. Họ vẫn luôn ỷ lại vào thị trường liên ngân hàng và nhắm tới những hoạt động cho vay và kinh doanh nhiều rủi ro để kiếm lời, khuếch trương hoạt động, với niềm tin là “thiếu tiền thì lên vay liên ngân hàng”.
Nếu một ngân hàng nào đó gặp khó khăn thanh khoản quá lớn thì có thể lên thị trường liên ngân hàng xin vay với lãi suất cao, hoặc tìm cách lách trần lãi suất huy động để thu hút thêm huy động từ khách hàng cá nhân và tổ chức. Những biểu hiện này dễ nhận thấy trong suốt mấy năm qua, thông qua các cuộc chạy đua lãi suất thường được dẫn đầu bởi một số ngân hàng nhỏ, và thông tin về những giai đoạn lãi suất liên ngân hàng thường xuyên căng thẳng buộc Ngân hàng Nhà nước phải bơm vốn qua thị trường mở, điển hình như vào đầu năm 2010.
Nếu có một giai đoạn những ngân hàng gặp nhiều rủi ro thanh khoản này xin vay khắp nơi trên thị trường liên ngân hàng mà không được, đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng lẫn trên thị trường huy động kịch trần mà vẫn không vay được thì họ chỉ có thể cầu cứu Ngân hàng Nhà nước. Không biết Ngân hàng Nhà nước có hỗ trợ chăng? Câu trả lời có lẽ là tùy tình huống.
Nhưng thực tế ở Việt Nam đang tồn tại một sản phẩm hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước mà ít nước nào có: chiết khấu trên bộ hồ sơ tín dụng. Nghĩa là đối với những ngân hàng “tệ” đến mức không duy trì mua trái phiếu chính phủ để dự phòng trường hợp thiếu thanh khoản phải nhờ đến hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước qua thị trường mở, thì các ngân hàng này cũng còn cách được “cứu” thông qua tái cấp vốn trên bộ hồ sơ tín dụng.
Vậy phải chăng Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra một niềm tin cho các ngân hàng rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn đảm bảo vai trò người cho vay cuối cùng trong mọi tình huống?
Nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì một niềm tin cho các ngân hàng thương mại và công chúng là Ngân hàng Nhà nước phải “đảm bảo an toàn hệ thống” như thế thì các ngân hàng khác cũng nghĩ trước sau gì Ngân hàng Nhà nước cũng phải “cứu” nếu có chuyện gì xảy ra. Vì vậy, các ngân hàng an toàn khác cũng sẵn sàng cho các ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều vay trên thị trường liên ngân hàng. Vậy là ngân hàng nhiều rủi ro chưa cần cầu cứu Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng khác cũng đã chấp nhận cho vay cứu giúp với lãi suất cao để kiếm lời.
Điều này càng đúng trong bối cảnh kinh tế phát triển tốt vì rồi mọi sự cũng ổn thỏa cho các bên. Nhưng điều đó sẽ khiến hệ thống ngân hàng đi vào khủng hoảng với một số lượng không nhỏ các ngân hàng có thói quen chấp nhận rủi ro quá khả năng của mình và các ngân hàng an toàn cũng có xu hướng mạo hiểm với một tâm lý ỷ lại vào việc Ngân hàng Nhà nước sẽ không muốn để hệ thống bị bất ổn.
Cách mà Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất, rồi cố gắng “ổn định tỷ giá” trong bối cảnh khủng hoảng và nhiều cú sốc từ bên ngoài càng khiến người ta tin rằng không dễ có chuyện Ngân hàng Nhà nước để tình hình bê bối tài chính ở một ngân hàng làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Và do đó, một số ngân hàng sẽ không cần quan tâm đến việc quản trị rủi ro thanh khoản sao cho năm sau tốt hơn năm trước. Vì vậy, nếu vấn đề căng thẳng thanh khoản hàng năm là chuyện thường xuyên ở một số ngân hàng thì cũng không có gì là lạ.
Cần một phương thức điều hành có tính chọn lọc
Cần phải làm giảm đi tâm lý ỷ lại của ngân hàng thương mại và người dân vào Ngân hàng Nhà nước. Khi người ta thật sự ý thức rằng tình hình có thể bất ổn hơn và không còn dựa dẫm, người ta mới thật sự thận trọng. Đó mới là nền tảng của ổn định thật sự.
Với hoạt động phức tạp của hệ thống ngân hàng mà lỗ hổng còn có thể tồn tại như số máy ATM bị rò rỉ điện ở nhiều nơi như hiện nay, thì cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước có thể là lựa chọn “ít tệ nhất”, vì trong một nhóm “vàng thau lẫn lộn”, không thể nhất thời mà phân nhóm ra được một cách chính xác. Đó là chưa kể làm sao phân luồng để các ngân hàng có thể chạy đúng tuyến cũng không dễ.
Sự kiện tranh cãi liên quan đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng gần đây của Vietnam Credit cho thấy không dễ gì nói một ngân hàng tốt hơn, an toàn hơn, quản trị đàng hoàng hơn một ngân hàng khác một cách chung chung, chứ nói gì đến việc phân loại cụ thể là ai có khả năng thực hiện những nghiệp vụ nào, chịu rủi ro đến đâu.
Áp dụng việc để tự các ngân hàng tự quản trị rủi ro càng khó hơn (ngay cả cho dù có áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế như Basel II thì vẫn có nhiều không gian cho các ngân hàng tự chủ trong xác lập các tiêu chí quản trị rủi ro của mình). Cho nên trước mắt e rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chấp nhận thực hiện việc quản lý “cào bằng” số đông và đôi khi phải chấp nhận duy trì một vài cá thể yếu kém để giữ an toàn hệ thống.
Điều này dễ khiến sự phân bổ vốn trong nền kinh tế đi vào những dự án có tính đầu cơ, rủi ro để kiếm nhiều tiền và kết quả là những quả bong bóng giá nhà đất, giá cổ phiếu sẽ thường xuyên bùng phát, mà đáng lo hơn, rủi ro tín dụng trong nền kinh tế cũng sẽ tăng đáng kể khi những quả bong bóng này vỡ. Với việc đánh giá rủi ro tín dụng hiện nay ở các ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của sự không thống nhất giữa các phương pháp đồng thời chịu ảnh hưởng chủ quan của người đánh giá (ví dụ như đối với các xếp hạng tín dụng nội bộ).
Vì vậy, về lâu dài, có lẽ Ngân hàng Nhà nước phải nhắm đến thay đổi cách tiếp cận chính sách của mình và phải bắt đầu từ việc phân loại một cách hiệu quả và chi tiết cho các ngân hàng nội địa, từng bước tạo điều kiện để áp dụng những phương thức quản lý cho phép thanh lọc hệ thống. Nếu không, hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì một trạng thái ỷ lại vào Ngân hàng Nhà nước và ngày càng sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro quá mức hơn.
Sau khủng hoảng tài chính lần này có lẽ đã đến lúc cần phân loại những tổ chức tài chính hoạt động trong nền kinh tế và tái cấu trúc thực sự hệ thống ngân hàng. Và tái cấu trúc có lẽ phải bắt đầu từ cách tiếp cận trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước và bắt đầu từ những việc tưởng chừng đơn giản nhưng mãi vẫn chưa được thực hiện một cách phù hợp, ví dụ như một mức xếp hạng toàn diện về năng lực của các ngân hàng Việt Nam để có thể tùy vào nhóm ngân hàng mà quản lý. Đồng thời, cần phải làm giảm đi tâm lý ỷ lại của ngân hàng thương mại và người dân vào Ngân hàng Nhà nước.
Khi người ta thật sự ý thức rằng tình hình có thể bất ổn hơn và không còn dựa dẫm, người ta mới thật sự thận trọng. Đó mới là nền tảng của ổn định thật sự. Và để thực hiện sự thay đổi hướng về sự ổn định thật sự, chắc chắn phải tốn một chi phí nhất định vì không có cái gì mà không có giá của nó.
Hồ Quốc Tuấn (TBKTSG)
Đây đều là những chuyện mang tính thời vụ hàng năm của ngành ngân hàng, nhưng lại trở nên nóng và thời sự hơn vì tác động lớn của nó trong thời điểm nền kinh tế “khát vốn”.
Mặc dù hệ thống vẫn được Ngân hàng Nhà nước cố gắng duy trì ở mức “ổn định”, thấp thoáng đâu đó người ta thấy được một số ngân hàng có dấu hiệu chấp nhận nhiều rủi ro hơn mức cho phép. Một điểm đáng chú ý là hình như điều này xuất phát từ cách tiếp cận “đảm bảo an toàn hệ thống” trong điều hành chính sách.
Chính sách “đảm bảo an toàn hệ thống” kiểu Việt Nam: Một cỡ cho tất cả
Có một điều dễ thấy trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đó là việc Ngân hàng Nhà nước luôn cố gắng duy trì ổn định các biến số lãi suất và tỷ giá, sẵn sàng cấm các hoạt động kinh doanh có vẻ có rủi ro. Ví dụ gần đây là chuyện Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết đang xem xét không cho chuyển đổi vốn huy động bằng vàng sang tiền đồng vì ngại tiềm ẩn rủi ro.
Như vậy, để tránh trước việc một ngân hàng nào đó có thể vượt quá giới hạn an toàn, Ngân hàng Nhà nước xem xét “cấm” tất cả các ngân hàng làm một nghiệp vụ nào đó. Đây là một cách tiếp cận “một cỡ cho tất cả”, bất chấp một ngân hàng nào đó có thật sự vượt quá giới hạn hay không.
Một thể chế kiểu “một cỡ cho tất cả” sẽ khuyến khích hiện tượng ỷ lại nghĩa là một vài ngân hàng cứ thoải mái thực hiện hoạt động kinh doanh có rủi ro, chấp nhận nhiều rủi ro để kiếm lời, bất chấp mình có khả năng quản lý rủi ro đó hay không. Lý do là vì các ngân hàng này nghĩ nếu Ngân hàng Nhà nước phát hiện ra nghiệp vụ này quá rủi ro ở một vài ngân hàng, thì cũng sẽ cấm cả các ngân hàng khác làm. Vậy đâu cần ngân hàng nào phải thực hiện nghiệp vụ đó thật thận trọng và phải áp dụng quản trị rủi ro một cách hợp lý?
Điều này tạo ra một hệ thống chấp nhận rủi ro quá mức (excessive risk-taking) ở một số ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ có năng lực tài chính và mạng lưới kinh doanh yếu. Điều đó cũng dần ảnh hưởng tâm lý các ngân hàng lớn, nhất là trong bối cảnh kinh tế phát triển tốt thì ai cũng sẽ lạc quan về tương lai.
Thế là hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động tương tự như hệ thống giao thông Việt Nam: người ta đôi khi chỉ nhìn người xung quanh đang làm gì, chứ không nhìn xem đèn giao thông đang xanh hay đỏ, và nếu không có cảnh sát nhiều khi... đèn gì cũng chạy! Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải chọn cách điều hành: bắt các xe phải chạy chung một tuyến đường, cấm xe chạy nhanh hơn một tốc độ nhất định, bất kể đó là xe đạp hay xe hơi!
Công bằng mà nói, việc nhiều ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức và không quản trị rủi ro một cách đúng đắn thì ở đâu cũng có trong bối cảnh kinh tế phát triển tốt đẹp. Bong bóng cổ phiếu công nghệ, sự phổ biến của các sản phẩm trái phiếu nhiều rủi ro (junk bonds), các sản phẩm phái sinh tín dụng thứ cấp chính là biểu hiện tiêu biểu cho việc các tổ chức tài chính Anh-Mỹ đánh vào thị phần chấp nhận rủi ro quá mức này trên thị trường tài chính trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển mạnh trong những năm cuối thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ 21.
Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua phần nào là kết quả của điều này. Tuy nhiên, cách tiếp cận để giải quyết hậu khủng hoảng thì có sự khác biệt.
Ở Anh và Mỹ, số lượng ngân hàng phá sản nhiều vì những ngân hàng không đảm bảo chất lượng, chấp nhận quá nhiều rủi ro và thanh khoản thật sự có vấn đề thì phải bị phá sản hoặc bị mua lại. Nghĩa là ở các nước này, người ta xử lý hệ thống ngân hàng giống như kiểu phân luồng xe, và những ngân hàng không còn đảm bảo an toàn lưu hành sẽ “bị loại ra khỏi đường đua”.
Cách tiếp cận đó đương nhiên tốn kém cho nền kinh tế. Có người nói nếu Mỹ chấp nhận cứu Lehman Brothers ngay từ đầu, có thể khủng hoảng không tệ như vậy. Nhưng nếu Lehman Brothers được cứu có nghĩa những quả bong bóng nhà đất và những sản phẩm phái sinh tệ hại của ngành tài chính Mỹ vẫn tồn tại. Những tổ chức tài chính chấp nhận quá nhiều rủi ro vẫn tồn tại. Mỹ và Anh đã phải chấp nhận một cái giá trong khủng hoảng để phải tái cấu trúc lại ngành tài chính và nền kinh tế.
Ở Việt Nam, phương thức điều hành là Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò người cảnh sát giao thông không cho ai chạy quá tốc độ, và chỉ xây một con đường duy nhất, áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại. Cứ hễ là ngân hàng thì cứ phải đi một con đường và cùng chịu một giới hạn về tốc độ giao thông.
Nói một cách nào đó, Ngân hàng Nhà nước phòng ngừa rủi ro giúp cho cả hệ thống ngân hàng vì lo sợ hệ thống bất ổn. Khi áp lực khủng hoảng đến Ngân hàng Nhà nước lại phải hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại gặp khó khăn. Điều này càng làm khuếch đại tâm lý ỷ lại ở những ngân hàng sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn, trong đó một rủi ro thường thấy là rủi ro thanh khoản.
Áp lực thanh khoản: Vì sao là chuyện thường xuyên?
Gần đây, có thông tin là Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra những ngân hàng có tỷ lệ vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng lớn hơn 20% tổng vốn huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Vấn đề nhiều ngân hàng lạm dụng nguồn vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng không phải chờ đến khủng hoảng mới xảy ra mà từ các năm 2006, 2007 cũng đã có và cũng không phải là không có trong các năm trước đó.
Hiểu một cách đơn giản, do nguồn vốn huy động ổn định từ dân cư và tổ chức kinh tế của một số ngân hàng không đủ cho nhu cầu vay vốn và các nhu cầu khác của khách hàng nên ngân hàng phải đi vay mượn ngắn hạn “đắp đổi qua ngày”. Trong lĩnh vực quản trị rủi ro thanh khoản, điều này cho thấy có thể tồn tại một sự chênh lệch nghiêm trọng trong cấu trúc kỳ hạn (maturity mismatch) của các khoản vốn và tài sản ở một số ngân hàng.
Một số ngân hàng do chỉ có nguồn huy động ngắn hạn nhưng lại chấp nhận cho vay trung dài hạn cho một số dự án có rủi ro, thì dĩ nhiên sẽ gặp rủi ro thiếu thanh khoản tại một số thời điểm và phải lo đi “chạy tiền” trên thị trường liên ngân hàng. Nếu các dự án cho vay của những ngân hàng này quá rủi ro và việc trả nợ của người vay gặp vấn đề thì vấn đề thanh khoản sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Vấn đề này cũng không có gì lạ nhưng có một điều là tình trạng này nếu cứ lặp đi lặp lại mãi ở một số ngân hàng thì điều đó có nghĩa là những ngân hàng đó hoàn toàn không hề nhắm tới cải thiện công tác quản trị rủi ro để hoạt động năm sau an toàn hơn năm trước. Họ vẫn luôn ỷ lại vào thị trường liên ngân hàng và nhắm tới những hoạt động cho vay và kinh doanh nhiều rủi ro để kiếm lời, khuếch trương hoạt động, với niềm tin là “thiếu tiền thì lên vay liên ngân hàng”.
Nếu một ngân hàng nào đó gặp khó khăn thanh khoản quá lớn thì có thể lên thị trường liên ngân hàng xin vay với lãi suất cao, hoặc tìm cách lách trần lãi suất huy động để thu hút thêm huy động từ khách hàng cá nhân và tổ chức. Những biểu hiện này dễ nhận thấy trong suốt mấy năm qua, thông qua các cuộc chạy đua lãi suất thường được dẫn đầu bởi một số ngân hàng nhỏ, và thông tin về những giai đoạn lãi suất liên ngân hàng thường xuyên căng thẳng buộc Ngân hàng Nhà nước phải bơm vốn qua thị trường mở, điển hình như vào đầu năm 2010.
Nếu có một giai đoạn những ngân hàng gặp nhiều rủi ro thanh khoản này xin vay khắp nơi trên thị trường liên ngân hàng mà không được, đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng lẫn trên thị trường huy động kịch trần mà vẫn không vay được thì họ chỉ có thể cầu cứu Ngân hàng Nhà nước. Không biết Ngân hàng Nhà nước có hỗ trợ chăng? Câu trả lời có lẽ là tùy tình huống.
Nhưng thực tế ở Việt Nam đang tồn tại một sản phẩm hỗ trợ thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước mà ít nước nào có: chiết khấu trên bộ hồ sơ tín dụng. Nghĩa là đối với những ngân hàng “tệ” đến mức không duy trì mua trái phiếu chính phủ để dự phòng trường hợp thiếu thanh khoản phải nhờ đến hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước qua thị trường mở, thì các ngân hàng này cũng còn cách được “cứu” thông qua tái cấp vốn trên bộ hồ sơ tín dụng.
Vậy phải chăng Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra một niềm tin cho các ngân hàng rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn đảm bảo vai trò người cho vay cuối cùng trong mọi tình huống?
Nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì một niềm tin cho các ngân hàng thương mại và công chúng là Ngân hàng Nhà nước phải “đảm bảo an toàn hệ thống” như thế thì các ngân hàng khác cũng nghĩ trước sau gì Ngân hàng Nhà nước cũng phải “cứu” nếu có chuyện gì xảy ra. Vì vậy, các ngân hàng an toàn khác cũng sẵn sàng cho các ngân hàng chấp nhận rủi ro nhiều vay trên thị trường liên ngân hàng. Vậy là ngân hàng nhiều rủi ro chưa cần cầu cứu Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng khác cũng đã chấp nhận cho vay cứu giúp với lãi suất cao để kiếm lời.
Điều này càng đúng trong bối cảnh kinh tế phát triển tốt vì rồi mọi sự cũng ổn thỏa cho các bên. Nhưng điều đó sẽ khiến hệ thống ngân hàng đi vào khủng hoảng với một số lượng không nhỏ các ngân hàng có thói quen chấp nhận rủi ro quá khả năng của mình và các ngân hàng an toàn cũng có xu hướng mạo hiểm với một tâm lý ỷ lại vào việc Ngân hàng Nhà nước sẽ không muốn để hệ thống bị bất ổn.
Cách mà Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất, rồi cố gắng “ổn định tỷ giá” trong bối cảnh khủng hoảng và nhiều cú sốc từ bên ngoài càng khiến người ta tin rằng không dễ có chuyện Ngân hàng Nhà nước để tình hình bê bối tài chính ở một ngân hàng làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Và do đó, một số ngân hàng sẽ không cần quan tâm đến việc quản trị rủi ro thanh khoản sao cho năm sau tốt hơn năm trước. Vì vậy, nếu vấn đề căng thẳng thanh khoản hàng năm là chuyện thường xuyên ở một số ngân hàng thì cũng không có gì là lạ.
Cần một phương thức điều hành có tính chọn lọc
Cần phải làm giảm đi tâm lý ỷ lại của ngân hàng thương mại và người dân vào Ngân hàng Nhà nước. Khi người ta thật sự ý thức rằng tình hình có thể bất ổn hơn và không còn dựa dẫm, người ta mới thật sự thận trọng. Đó mới là nền tảng của ổn định thật sự.
Với hoạt động phức tạp của hệ thống ngân hàng mà lỗ hổng còn có thể tồn tại như số máy ATM bị rò rỉ điện ở nhiều nơi như hiện nay, thì cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước có thể là lựa chọn “ít tệ nhất”, vì trong một nhóm “vàng thau lẫn lộn”, không thể nhất thời mà phân nhóm ra được một cách chính xác. Đó là chưa kể làm sao phân luồng để các ngân hàng có thể chạy đúng tuyến cũng không dễ.
Sự kiện tranh cãi liên quan đến xếp hạng tín nhiệm ngân hàng gần đây của Vietnam Credit cho thấy không dễ gì nói một ngân hàng tốt hơn, an toàn hơn, quản trị đàng hoàng hơn một ngân hàng khác một cách chung chung, chứ nói gì đến việc phân loại cụ thể là ai có khả năng thực hiện những nghiệp vụ nào, chịu rủi ro đến đâu.
Áp dụng việc để tự các ngân hàng tự quản trị rủi ro càng khó hơn (ngay cả cho dù có áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế như Basel II thì vẫn có nhiều không gian cho các ngân hàng tự chủ trong xác lập các tiêu chí quản trị rủi ro của mình). Cho nên trước mắt e rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chấp nhận thực hiện việc quản lý “cào bằng” số đông và đôi khi phải chấp nhận duy trì một vài cá thể yếu kém để giữ an toàn hệ thống.
Điều này dễ khiến sự phân bổ vốn trong nền kinh tế đi vào những dự án có tính đầu cơ, rủi ro để kiếm nhiều tiền và kết quả là những quả bong bóng giá nhà đất, giá cổ phiếu sẽ thường xuyên bùng phát, mà đáng lo hơn, rủi ro tín dụng trong nền kinh tế cũng sẽ tăng đáng kể khi những quả bong bóng này vỡ. Với việc đánh giá rủi ro tín dụng hiện nay ở các ngân hàng còn chịu ảnh hưởng của sự không thống nhất giữa các phương pháp đồng thời chịu ảnh hưởng chủ quan của người đánh giá (ví dụ như đối với các xếp hạng tín dụng nội bộ).
Vì vậy, về lâu dài, có lẽ Ngân hàng Nhà nước phải nhắm đến thay đổi cách tiếp cận chính sách của mình và phải bắt đầu từ việc phân loại một cách hiệu quả và chi tiết cho các ngân hàng nội địa, từng bước tạo điều kiện để áp dụng những phương thức quản lý cho phép thanh lọc hệ thống. Nếu không, hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì một trạng thái ỷ lại vào Ngân hàng Nhà nước và ngày càng sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro quá mức hơn.
Sau khủng hoảng tài chính lần này có lẽ đã đến lúc cần phân loại những tổ chức tài chính hoạt động trong nền kinh tế và tái cấu trúc thực sự hệ thống ngân hàng. Và tái cấu trúc có lẽ phải bắt đầu từ cách tiếp cận trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước và bắt đầu từ những việc tưởng chừng đơn giản nhưng mãi vẫn chưa được thực hiện một cách phù hợp, ví dụ như một mức xếp hạng toàn diện về năng lực của các ngân hàng Việt Nam để có thể tùy vào nhóm ngân hàng mà quản lý. Đồng thời, cần phải làm giảm đi tâm lý ỷ lại của ngân hàng thương mại và người dân vào Ngân hàng Nhà nước.
Khi người ta thật sự ý thức rằng tình hình có thể bất ổn hơn và không còn dựa dẫm, người ta mới thật sự thận trọng. Đó mới là nền tảng của ổn định thật sự. Và để thực hiện sự thay đổi hướng về sự ổn định thật sự, chắc chắn phải tốn một chi phí nhất định vì không có cái gì mà không có giá của nó.
Hồ Quốc Tuấn (TBKTSG)