Tăng 1% tỷ giá và ẩn số kinh tế ngầm
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thời điểm này năm ngoái tỷ giá cũng có biểu hiện căng thẳng
Quy mô của kinh tế ngầm càng lớn, lý giải về yếu tố tâm lý mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra sẽ càng khó thuyết phục
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thời điểm này năm ngoái tỷ giá cũng có biểu hiện căng thẳng, với sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam.
Có hiện tượng tâm lý quan ngại về khả năng có rủi ro trước sự kiện trên, một bộ phận dòng vốn chọn và trú ẩn vào ngoại tệ, cộng hưởng là hoạt động đầu cơ...
Khi đó, một chuyên gia gọi điện chia sẻ quan điểm với người viết: không nên xem phản ứng phòng thủ, thậm chí đầu cơ vào ngoại tệ trước sự kiện biển Đông là tiêu cực.
"Đó là phản ứng của thị trường, của nhu cầu bảo toàn tài sản và cơ hội kiếm lời. Người ta làm vậy vì thấy tốt cho mình. Mà như vậy, có lợi thì dân giàu, nước mới mạnh chứ", chuyên gia này nêu quan điểm.
Trở lại sau kỳ nghỉ lễ, một lần nữa tỷ giá USD/VND lại cho thấy khả năng biến động mạnh. Bước tăng hơn 50 VND là đáng kể. Hơn nữa, trong ba năm trở lại đây thị trường hiếm khi được chứng kiến trạng thái kịch trần giá bán trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.
Các dòng chảy thông tin đang nhìn về một số nguyên nhân lớn: VND "neo" theo USD trong khi đồng bạc xanh này đã lên giá mạnh so với nhiều ngoại tệ khác thời gian qua; nhập siêu đã trở lại mạnh với gần 3 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm...
Rồi nguyên nhân được cho là mang tính thời điểm, rằng Vietcombank vừa dồn lực ngoại tệ đầu tư cho giao dịch lớn lên tới 1 tỷ USD. Kỳ thực, giao dịch này đã giao dịch xong từ trước dịp nghỉ lễ vừa qua và ngân hàng này đã chuẩn bị cả năm trời chứ không phải kiểu vội vàng gom vốn nóng để tác động lớn và bất ngờ dồn vào một thời điểm đối với cân đối trên thị trường.
Vậy tỷ giá có biểu hiện căng thẳng do đâu?
Ngân hàng Nhà nước lý giải ở yếu tố tâm lý và hiệu ứng tâm lý. Đây luôn là yếu tố có ảnh hưởng lớn, vì chi phối hành vi của các chủ thể.
Vậy thì phải chăng vì yếu tố tâm lý, Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh, tức là phải chạy theo tâm lý thị trường?
Hệ quả của tác động tâm lý là phản ứng găm giữ, kìm cung dẫn đến khan hiếm và thanh khoản ngột ngạt đi (có một phần giả tạo) trên thị trường, và giá lên.
Găm giữ là ẩn số lớn, cũng là sai số có thể lớn trong nhãn quan đánh giá thị trường để định hướng điều hành, chính sách.
Trở lại với quan điểm của chuyên gia ở trên, dân có ngoại tệ và găm giữ, đầu cơ vào đó kiếm lời tức là dân giàu, mà dân giàu thì nước mạnh. Còn cụ thể ở đây là Ngân hàng Nhà nước khó xử và vất vả.
Những năm gần đây, năm nào cán cân tổng thể cũng thặng dư lớn, cỡ 8 - 10 tỷ USD mỗi năm. Nhưng dự trữ ngoại hối không tăng tương ứng. Phần lớn ngoại tệ thặng dư "trốn" đi đâu, mà thị trường vẫn có nhiều lúc căng thẳng?
Nó nằm trong dân cư. Dân giàu mà Ngân hàng Nhà nước khó là ở đây.
Nhưng cũng chưa hẳn những con số thặng dư ngoại tệ lớn đọng trong dân. Như năm 2014, bảng cân đối cán cân thanh toán quốc tế cho thấy, cán cân tổng thể tặng dư 8,38 tỷ USD, nhưng khoản mục "Lỗi và sai sót" cũng lên tới 6,34 tỷ USD, tức một quy mô lớn ngoại tệ không đi vào hệ thống ngân hàng.
Trong cuộc gọi trao đổi với VnEconomy ngay sau tin Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá sáng nay (7/5), giám đốc một tổ chức đầu tư nói: "Phải làm thôi, vì đâu phải chỉ do sức ép tâm lý".
Ông cũng nhận định rằng, kinh tế ngầm và các cân đối, giao dịch ngoại tệ trong lòng nó là ẩn số lớn, gây sức ép khó lường đối với tỷ giá.
"Chừng nào còn chưa kiểm soát được kinh tế ngầm, kiểm soát thị trường tự do, hay như nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc chẳng hạn..., thì việc điều hành tỷ giá còn phải chấp nhận những sai số, hoặc những khó khăn khó định rõ", vị giám đốc trên nói.
Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, thời điểm này năm ngoái tỷ giá cũng có biểu hiện căng thẳng, với sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam.
Có hiện tượng tâm lý quan ngại về khả năng có rủi ro trước sự kiện trên, một bộ phận dòng vốn chọn và trú ẩn vào ngoại tệ, cộng hưởng là hoạt động đầu cơ...
Khi đó, một chuyên gia gọi điện chia sẻ quan điểm với người viết: không nên xem phản ứng phòng thủ, thậm chí đầu cơ vào ngoại tệ trước sự kiện biển Đông là tiêu cực.
"Đó là phản ứng của thị trường, của nhu cầu bảo toàn tài sản và cơ hội kiếm lời. Người ta làm vậy vì thấy tốt cho mình. Mà như vậy, có lợi thì dân giàu, nước mới mạnh chứ", chuyên gia này nêu quan điểm.
Trở lại sau kỳ nghỉ lễ, một lần nữa tỷ giá USD/VND lại cho thấy khả năng biến động mạnh. Bước tăng hơn 50 VND là đáng kể. Hơn nữa, trong ba năm trở lại đây thị trường hiếm khi được chứng kiến trạng thái kịch trần giá bán trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại.
Các dòng chảy thông tin đang nhìn về một số nguyên nhân lớn: VND "neo" theo USD trong khi đồng bạc xanh này đã lên giá mạnh so với nhiều ngoại tệ khác thời gian qua; nhập siêu đã trở lại mạnh với gần 3 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm...
Rồi nguyên nhân được cho là mang tính thời điểm, rằng Vietcombank vừa dồn lực ngoại tệ đầu tư cho giao dịch lớn lên tới 1 tỷ USD. Kỳ thực, giao dịch này đã giao dịch xong từ trước dịp nghỉ lễ vừa qua và ngân hàng này đã chuẩn bị cả năm trời chứ không phải kiểu vội vàng gom vốn nóng để tác động lớn và bất ngờ dồn vào một thời điểm đối với cân đối trên thị trường.
Vậy tỷ giá có biểu hiện căng thẳng do đâu?
Ngân hàng Nhà nước lý giải ở yếu tố tâm lý và hiệu ứng tâm lý. Đây luôn là yếu tố có ảnh hưởng lớn, vì chi phối hành vi của các chủ thể.
Vậy thì phải chăng vì yếu tố tâm lý, Ngân hàng Nhà nước phải điều chỉnh, tức là phải chạy theo tâm lý thị trường?
Hệ quả của tác động tâm lý là phản ứng găm giữ, kìm cung dẫn đến khan hiếm và thanh khoản ngột ngạt đi (có một phần giả tạo) trên thị trường, và giá lên.
Găm giữ là ẩn số lớn, cũng là sai số có thể lớn trong nhãn quan đánh giá thị trường để định hướng điều hành, chính sách.
Trở lại với quan điểm của chuyên gia ở trên, dân có ngoại tệ và găm giữ, đầu cơ vào đó kiếm lời tức là dân giàu, mà dân giàu thì nước mạnh. Còn cụ thể ở đây là Ngân hàng Nhà nước khó xử và vất vả.
Những năm gần đây, năm nào cán cân tổng thể cũng thặng dư lớn, cỡ 8 - 10 tỷ USD mỗi năm. Nhưng dự trữ ngoại hối không tăng tương ứng. Phần lớn ngoại tệ thặng dư "trốn" đi đâu, mà thị trường vẫn có nhiều lúc căng thẳng?
Nó nằm trong dân cư. Dân giàu mà Ngân hàng Nhà nước khó là ở đây.
Nhưng cũng chưa hẳn những con số thặng dư ngoại tệ lớn đọng trong dân. Như năm 2014, bảng cân đối cán cân thanh toán quốc tế cho thấy, cán cân tổng thể tặng dư 8,38 tỷ USD, nhưng khoản mục "Lỗi và sai sót" cũng lên tới 6,34 tỷ USD, tức một quy mô lớn ngoại tệ không đi vào hệ thống ngân hàng.
Trong cuộc gọi trao đổi với VnEconomy ngay sau tin Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá sáng nay (7/5), giám đốc một tổ chức đầu tư nói: "Phải làm thôi, vì đâu phải chỉ do sức ép tâm lý".
Ông cũng nhận định rằng, kinh tế ngầm và các cân đối, giao dịch ngoại tệ trong lòng nó là ẩn số lớn, gây sức ép khó lường đối với tỷ giá.
"Chừng nào còn chưa kiểm soát được kinh tế ngầm, kiểm soát thị trường tự do, hay như nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc chẳng hạn..., thì việc điều hành tỷ giá còn phải chấp nhận những sai số, hoặc những khó khăn khó định rõ", vị giám đốc trên nói.