Tăng hiệu lực thanh tra theo hướng nào?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn nhiều ý kiến khác nhau khi xem xét dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
Đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả là vấn đề được cơ quan thẩm tra nhấn mạnh khi xem xét dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16/4.
Những vấn đề được tập trung thảo luận song còn nhiếu ý kiến trái chiều là địa vị pháp lý cũng như tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra.
Theo nhận định của Chính phủ, tại luật hiện hành, quyền hạn của cơ quan thanh tra chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Có nơi coi thanh tra chỉ đơn thuần là công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý.
Các quy định của Luật Thanh tra cũng chưa bảo đảm cho việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Chính vì vậy, nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, làm giảm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước, tờ trình của Chính phủ nêu rõ.
Cũng theo Chính phủ, việc sửa đổi Luật Thanh tra được thực hiện theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra và sự phối hợp của các cơ quan thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra và những hạn chế, bất cập khác của Luật Thanh tra hiện hành, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, những sửa đổi, bổ sung như dự thảo luật chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và rõ nét hơn nữa, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nêu quan điểm.
Liên quan đến thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, một vấn đề từng được tranh luận tại quy định về thanh tra của nhiều dự án luật, Thường trực cơ quan thẩm tra cũng cho rằng quy định như dự luật chưa rõ ràng. Và đề nghị sửa đổi theo hướng tổ chức lại hoạt động thanh tra theo hướng mỗi cơ quan thanh tra chỉ đảm nhiệm một loại hình thanh tra mà không nên có sự chồng lấn như hiện nay.
Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, nếu tổ chức thêm thanh tra tổng cục, cục và chi cục như dự luật thì với biên chế như hiện nay cũng không thể thực hiện được. Tuy nhiên một số ý kiến phân tích, đội ngũ thanh tra cấp này rất cần thiết.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết vấn đề thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện nay đã được xử lý tương đối tốt, nhưng tách bạch như đề nghị của cơ quan thẩm tra thì rất khó thực hiện. Ông Lượng cũng khẳng định về tổ chức sẽ không tăng, vì “sửa luật để giảm biên chế”.
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo phát biểu: “nói như thế là không thực tế” và đề nghị “trả’ thanh tra chuyên ngành về cho cơ quan chuyên ngành.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đánh giá, có những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn dự án luật này chưa giải quyết được mà còn làm phức tạp thêm. “ Có lúc thanh tra hành chính trùm lên cả thanh tra chuyên ngành, làm tùy ý ông thủ trưởng, dẫn đến tùy tiện”, ông nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình cũng tỏ ra lo ngại khi “bộ máy thanh tra trùng trùng điệp điệp nhưng hiệu quả không cao, ngày càng nhiều hơn thanh tra chuyên ngành nhưng nhiều vi phạm vẫn không có ai xử lý ”.
Cả Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và Uông Chu Lưu đều cho rằng dù tổ chức thế nào thì cũng phải đảm bảo tính độc lập tương đối cho thanh tra. “Bấy lâu nay cứ thấy nhô ra về tổ chức là mặc cảm, điều quan trọng là đảm bảo thẩm quyền để xử lý vi phạm chứ không phải là tổ chức to hay nhỏ”, ông Kiên nói.
Những vấn đề được tập trung thảo luận song còn nhiếu ý kiến trái chiều là địa vị pháp lý cũng như tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra.
Theo nhận định của Chính phủ, tại luật hiện hành, quyền hạn của cơ quan thanh tra chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Có nơi coi thanh tra chỉ đơn thuần là công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý.
Các quy định của Luật Thanh tra cũng chưa bảo đảm cho việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Chính vì vậy, nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, làm giảm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý nhà nước, tờ trình của Chính phủ nêu rõ.
Cũng theo Chính phủ, việc sửa đổi Luật Thanh tra được thực hiện theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, phương thức hoạt động thanh tra và sự phối hợp của các cơ quan thanh tra, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra và những hạn chế, bất cập khác của Luật Thanh tra hiện hành, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra - Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - cho rằng, những sửa đổi, bổ sung như dự thảo luật chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.
Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lập và rõ nét hơn nữa, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Thuận nêu quan điểm.
Liên quan đến thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, một vấn đề từng được tranh luận tại quy định về thanh tra của nhiều dự án luật, Thường trực cơ quan thẩm tra cũng cho rằng quy định như dự luật chưa rõ ràng. Và đề nghị sửa đổi theo hướng tổ chức lại hoạt động thanh tra theo hướng mỗi cơ quan thanh tra chỉ đảm nhiệm một loại hình thanh tra mà không nên có sự chồng lấn như hiện nay.
Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, nếu tổ chức thêm thanh tra tổng cục, cục và chi cục như dự luật thì với biên chế như hiện nay cũng không thể thực hiện được. Tuy nhiên một số ý kiến phân tích, đội ngũ thanh tra cấp này rất cần thiết.
Phó Tổng thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết vấn đề thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện nay đã được xử lý tương đối tốt, nhưng tách bạch như đề nghị của cơ quan thẩm tra thì rất khó thực hiện. Ông Lượng cũng khẳng định về tổ chức sẽ không tăng, vì “sửa luật để giảm biên chế”.
Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo phát biểu: “nói như thế là không thực tế” và đề nghị “trả’ thanh tra chuyên ngành về cho cơ quan chuyên ngành.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đánh giá, có những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn dự án luật này chưa giải quyết được mà còn làm phức tạp thêm. “ Có lúc thanh tra hành chính trùm lên cả thanh tra chuyên ngành, làm tùy ý ông thủ trưởng, dẫn đến tùy tiện”, ông nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình cũng tỏ ra lo ngại khi “bộ máy thanh tra trùng trùng điệp điệp nhưng hiệu quả không cao, ngày càng nhiều hơn thanh tra chuyên ngành nhưng nhiều vi phạm vẫn không có ai xử lý ”.
Cả Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên và Uông Chu Lưu đều cho rằng dù tổ chức thế nào thì cũng phải đảm bảo tính độc lập tương đối cho thanh tra. “Bấy lâu nay cứ thấy nhô ra về tổ chức là mặc cảm, điều quan trọng là đảm bảo thẩm quyền để xử lý vi phạm chứ không phải là tổ chức to hay nhỏ”, ông Kiên nói.