Tăng lương, công nhân có đổi đời?
Mức lương tối thiểu dự kiến sẽ tăng. Những người lạc quan thở phào “chắc là công nhân nghèo đỡ khổ”
Mức lương tối thiểu dự kiến sẽ tăng. Những người lạc quan thở phào “chắc là công nhân nghèo đỡ khổ”. Người bi quan nhăn mặt: “Chỉ có vậy thì làm sao hết khổ được? Cần có một giải pháp phát triển cộng đồng căn cơ hơn”
Công ty nghiên cứu thị trường TNS công bố: Việt Nam là nước có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất trong các quốc gia châu Á mà họ có nghiên cứu, nên người nông thôn sẽ đổ về thành phố lớn ngày một nhiều hơn. Và nếu lấy chuẩn chi phí cho một người sống “đàng hoàng” ở New York, đô thị lớn nhất nước Mỹ là 100 đồng, thì chi phí đó ở Việt Nam là 62 đồng.
Tăng khung lương tối thiểu vẫn lạc hậu
Ông Lê Trung Thành, Tổng giám đốc công ty Nutifood nói rằng, việc tăng lương là một lẽ tất yếu, vì vật giá leo thang nhanh quá. Lương không chỉ giúp tái tạo sức lao động, mà phải đủ cho người lao động có cơ hội phát triển.
Điều đó xa vời, bởi công nhân may mặc và da giày ở những công ty may gia công có vốn nước ngoài, vốn đang nằm trong ngưỡng… sống thoi thóp.
Ông Nguyễn Hữu Thiết, giám đốc nhân sự công ty Dutch Lady Việt Nam cho biết: “Khung lương của công ty từ lâu đã cao hơn lương quy định. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, bậc lương thấp nhất cũng là 1,6 triệu đồng chưa kể các phụ cấp khác”.
Trưởng phòng đối ngoại P&G Việt Nam Trịnh Kim Ngọc nói rằng, công ty ông xây dựng chính sách lương nhằm đảm bảo tính cạnh tranh với thị trường lao động và thỏa đáng đối với đóng góp của người lao động. Lương công nhân trong khu vực sản xuất luôn cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Tìm triết lý đổi đời?
Công nhân nghèo ở TP.HCM, đa phần là gốc rơm rạ bước ra. Họ bán sức, bán luôn sức khoẻ của ngày mai để kiếm kế sinh nhai. Câu chuyện này được đưa ra cách đây gần một năm trong cuộc họp cuối kỳ của CLB Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.
Dự kiến từ 1.1.2008, lao động làm việc trong tất cả doanh nghiệp đều được tăng lương tối thiểu. Mức tăng cao nhất ở doanh nghiệp trong nước từ 450.000 lên 620.000 đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 710.000 lên 1.000.000 đồng mỗi tháng.
“Doanh nghiệp thì thương công nhân mình. Nhưng thấy công nhân không phải của mình khổ quá thì cũng xót” – một doanh nghiệp sản xuất nước mắm cam kết hỗ trợ cải thiện đời sống công nhân. Có 235 doanh nghiệp đồng tình. Và họ góp tiền, đưa công nhân về quê ăn tết. Họ chung tay, mua ti vi cho công nhân có thông tin giải trí. Nhưng đó vẫn là những giải pháp tức thời.
Bởi không thể tức thời, nên trong suốt năm qua, hành trình tìm kiếm một triết lý để công nhân có thể đổi đời vẫn diễn ra. Những câu chuyện về gương thành đạt từ vị trí thấp nhất vươn lên được chia sẻ, tìm kiếm một điểm chung. Một cán bộ lãnh đạo khu chế xuất nói: “Ở quê lên Sài Gòn để may. Tôi thấy có những cô công nhân cứ may miệt mài cả gần chục năm trời rồi…”. Làm sao rời máy để chuyển việc khác được, khi mà họ chẳng có lấy đủ một sàng chữ trong người và cũng chẳng thiết tha chuyện học hành cho ngày mai khá hơn?
18 công nhân học bổ túc văn hoá, 421 công nhân học nghề và 256 công nhân đang theo học cao đẳng – đại học. Đó là danh sách công nhân sẽ nhận học bổng của chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao. Một một cô tạp vụ đã học tới năm hai đại học, hàng chục anh công nhân may giày đã xong lớp thợ cơ khí bậc 3 và đang muốn học tiếp. Gần 1 tỉ đồng được chia cho 700 con người đang gắng đổi đời bằng con chữ, bằng kỹ năng.
Triết lý đổi đời, có khi, không chỉ đơn giản là chuyện góp mấy trăm ngàn để học mà là một lời khích lệ từ người đi trước, cho họ một động cơ để nhảy lên khỏi vòng tròn quẩn quanh của mình?
Công ty nghiên cứu thị trường TNS công bố: Việt Nam là nước có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất trong các quốc gia châu Á mà họ có nghiên cứu, nên người nông thôn sẽ đổ về thành phố lớn ngày một nhiều hơn. Và nếu lấy chuẩn chi phí cho một người sống “đàng hoàng” ở New York, đô thị lớn nhất nước Mỹ là 100 đồng, thì chi phí đó ở Việt Nam là 62 đồng.
Tăng khung lương tối thiểu vẫn lạc hậu
Ông Lê Trung Thành, Tổng giám đốc công ty Nutifood nói rằng, việc tăng lương là một lẽ tất yếu, vì vật giá leo thang nhanh quá. Lương không chỉ giúp tái tạo sức lao động, mà phải đủ cho người lao động có cơ hội phát triển.
Điều đó xa vời, bởi công nhân may mặc và da giày ở những công ty may gia công có vốn nước ngoài, vốn đang nằm trong ngưỡng… sống thoi thóp.
Ông Nguyễn Hữu Thiết, giám đốc nhân sự công ty Dutch Lady Việt Nam cho biết: “Khung lương của công ty từ lâu đã cao hơn lương quy định. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, bậc lương thấp nhất cũng là 1,6 triệu đồng chưa kể các phụ cấp khác”.
Trưởng phòng đối ngoại P&G Việt Nam Trịnh Kim Ngọc nói rằng, công ty ông xây dựng chính sách lương nhằm đảm bảo tính cạnh tranh với thị trường lao động và thỏa đáng đối với đóng góp của người lao động. Lương công nhân trong khu vực sản xuất luôn cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.
Tìm triết lý đổi đời?
Công nhân nghèo ở TP.HCM, đa phần là gốc rơm rạ bước ra. Họ bán sức, bán luôn sức khoẻ của ngày mai để kiếm kế sinh nhai. Câu chuyện này được đưa ra cách đây gần một năm trong cuộc họp cuối kỳ của CLB Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.
Dự kiến từ 1.1.2008, lao động làm việc trong tất cả doanh nghiệp đều được tăng lương tối thiểu. Mức tăng cao nhất ở doanh nghiệp trong nước từ 450.000 lên 620.000 đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 710.000 lên 1.000.000 đồng mỗi tháng.
“Doanh nghiệp thì thương công nhân mình. Nhưng thấy công nhân không phải của mình khổ quá thì cũng xót” – một doanh nghiệp sản xuất nước mắm cam kết hỗ trợ cải thiện đời sống công nhân. Có 235 doanh nghiệp đồng tình. Và họ góp tiền, đưa công nhân về quê ăn tết. Họ chung tay, mua ti vi cho công nhân có thông tin giải trí. Nhưng đó vẫn là những giải pháp tức thời.
Bởi không thể tức thời, nên trong suốt năm qua, hành trình tìm kiếm một triết lý để công nhân có thể đổi đời vẫn diễn ra. Những câu chuyện về gương thành đạt từ vị trí thấp nhất vươn lên được chia sẻ, tìm kiếm một điểm chung. Một cán bộ lãnh đạo khu chế xuất nói: “Ở quê lên Sài Gòn để may. Tôi thấy có những cô công nhân cứ may miệt mài cả gần chục năm trời rồi…”. Làm sao rời máy để chuyển việc khác được, khi mà họ chẳng có lấy đủ một sàng chữ trong người và cũng chẳng thiết tha chuyện học hành cho ngày mai khá hơn?
18 công nhân học bổ túc văn hoá, 421 công nhân học nghề và 256 công nhân đang theo học cao đẳng – đại học. Đó là danh sách công nhân sẽ nhận học bổng của chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao. Một một cô tạp vụ đã học tới năm hai đại học, hàng chục anh công nhân may giày đã xong lớp thợ cơ khí bậc 3 và đang muốn học tiếp. Gần 1 tỉ đồng được chia cho 700 con người đang gắng đổi đời bằng con chữ, bằng kỹ năng.
Triết lý đổi đời, có khi, không chỉ đơn giản là chuyện góp mấy trăm ngàn để học mà là một lời khích lệ từ người đi trước, cho họ một động cơ để nhảy lên khỏi vòng tròn quẩn quanh của mình?