“Tăng lương tối thiểu để tránh nghỉ việc tập thể”
Trao đổi với ông Nguyễn Thái Long, Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội
Trao đổi với ông Nguyễn Thái Long, Phó trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội.
Gần đây đã diễn ra nhiều vụ ngừng việc tập thể tự phát tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, ông có thể cho biết nguyên nhân và hướng giải quyết?
Nguyên nhân khách quan: khủng hoảng tiền tệ, lạm phát, giá cả leo thang, mức lương trung bình của công nhân thấp, tác động đến đời sống công nhân; mức lương chênh lệch giữa các doanh nghiệp...
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phí Thái Bình đã tiếp cận ngay với giới chủ các doanh nghiệp để quán triệt họ về việc thực hiện đúng Luật Lao động; quan tâm đến điều kiện làm việc cho người lao động; yêu cầu người lao động tại các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành.
UBND thành phố Hà Nội cũng đã cho thành lập Ban chỉ đạo chống ngừng việc tập thể và đình công theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ban hành nhiều văn bản yêu cầu các chủ doanh nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan có những biện pháp kịp thời để tránh lan rộng tình trạng ngừng việc tập thể tự phát.
UBND thành phố Hà Nội cho rằng rất có thể sẽ lan truyền tình trạng ngừng việc tập thể trong các khu công nghiệp, nên đã có những kiến nghị với Chính phủ một số biện pháp: xem xét, điều chỉnh kịp thời mức lương tối thiểu cho người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đề nghị chỉ đạo các cơ quan, chính quyền các tỉnh, thành phố rà soát lại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, chỉ đạo để các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; có chế tài cụ thể để giải quyết việc ngừng việc tập thể không đúng luật pháp.
Công đoàn cơ sở là cầu nối giữa giới chủ và người lao động. Tuy nhiên, cho đến nay, công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp còn rất mờ nhạt. Vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng?
Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội đã phối hợp với công đoàn các khu công nghiệp và khu chế xuất, đến các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động việc thành lập và hoạt động của các công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp.
Cho đến nay, mới có 56 tổ chức công đoàn cơ sở/183 doanh nghiệp ở các khu công nghiệp. Tình trạng chưa có công đoàn cơ sở và tiếng nói của đại diện người lao động còn hạn chế có những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thứ nhất, việc thành lập công đoàn cơ sở là trách nhiệm của công đoàn cấp trên, doanh nghiệp chỉ hỗ trợ.
Thứ hai, một số chủ không muốn thành lập công đoàn cơ sở. Thứ ba, tỷ lệ 1% doanh thu cho hoạt động công đoàn đang được Chính phủ xem xét quyết định là khoản kinh phí đáng kể đối với doanh thu của doanh nghiệp; nhân sự của công đoàn cơ sở cũng là những người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp nên ngại va chạm...
Vấn đề nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp còn rất hạn chế, hướng giải quyết ra sao, thưa ông?
Thành phố Hà Nội đã có dự án 16 ha để xây dựng nhà ở và 2 ha để xây dựng các công trình phúc lợi khác ở Kim Chung, Đông Anh, trong đó thành phố chi 65 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng chung. Theo kế hoạch, hết năm 2008 sẽ hoàn thành toàn bộ.
Đến nay, đã xây dựng được 5 đơn nguyên, đáp ứng được một phần chỗ ở cho công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long, với giá 90.000 đồng/người/tháng. Hiện có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký cho công nhân ở và hỗ trợ tiền nhà ở cho người lao động (từ 50.000 - 70.000 đồng/người/tháng).
Gần đây đã diễn ra nhiều vụ ngừng việc tập thể tự phát tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, ông có thể cho biết nguyên nhân và hướng giải quyết?
Nguyên nhân khách quan: khủng hoảng tiền tệ, lạm phát, giá cả leo thang, mức lương trung bình của công nhân thấp, tác động đến đời sống công nhân; mức lương chênh lệch giữa các doanh nghiệp...
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phí Thái Bình đã tiếp cận ngay với giới chủ các doanh nghiệp để quán triệt họ về việc thực hiện đúng Luật Lao động; quan tâm đến điều kiện làm việc cho người lao động; yêu cầu người lao động tại các doanh nghiệp phải tuân thủ đúng pháp luật hiện hành.
UBND thành phố Hà Nội cũng đã cho thành lập Ban chỉ đạo chống ngừng việc tập thể và đình công theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ban hành nhiều văn bản yêu cầu các chủ doanh nghiệp, cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan có những biện pháp kịp thời để tránh lan rộng tình trạng ngừng việc tập thể tự phát.
UBND thành phố Hà Nội cho rằng rất có thể sẽ lan truyền tình trạng ngừng việc tập thể trong các khu công nghiệp, nên đã có những kiến nghị với Chính phủ một số biện pháp: xem xét, điều chỉnh kịp thời mức lương tối thiểu cho người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đề nghị chỉ đạo các cơ quan, chính quyền các tỉnh, thành phố rà soát lại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động, chỉ đạo để các doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh chế độ, chính sách liên quan đến người lao động; có chế tài cụ thể để giải quyết việc ngừng việc tập thể không đúng luật pháp.
Công đoàn cơ sở là cầu nối giữa giới chủ và người lao động. Tuy nhiên, cho đến nay, công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp còn rất mờ nhạt. Vậy trách nhiệm của các cơ quan chức năng?
Ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội đã phối hợp với công đoàn các khu công nghiệp và khu chế xuất, đến các doanh nghiệp tuyên truyền, vận động việc thành lập và hoạt động của các công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp.
Cho đến nay, mới có 56 tổ chức công đoàn cơ sở/183 doanh nghiệp ở các khu công nghiệp. Tình trạng chưa có công đoàn cơ sở và tiếng nói của đại diện người lao động còn hạn chế có những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thứ nhất, việc thành lập công đoàn cơ sở là trách nhiệm của công đoàn cấp trên, doanh nghiệp chỉ hỗ trợ.
Thứ hai, một số chủ không muốn thành lập công đoàn cơ sở. Thứ ba, tỷ lệ 1% doanh thu cho hoạt động công đoàn đang được Chính phủ xem xét quyết định là khoản kinh phí đáng kể đối với doanh thu của doanh nghiệp; nhân sự của công đoàn cơ sở cũng là những người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp nên ngại va chạm...
Vấn đề nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp còn rất hạn chế, hướng giải quyết ra sao, thưa ông?
Thành phố Hà Nội đã có dự án 16 ha để xây dựng nhà ở và 2 ha để xây dựng các công trình phúc lợi khác ở Kim Chung, Đông Anh, trong đó thành phố chi 65 tỷ đồng cho xây dựng hạ tầng chung. Theo kế hoạch, hết năm 2008 sẽ hoàn thành toàn bộ.
Đến nay, đã xây dựng được 5 đơn nguyên, đáp ứng được một phần chỗ ở cho công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long, với giá 90.000 đồng/người/tháng. Hiện có nhiều doanh nghiệp đã đăng ký cho công nhân ở và hỗ trợ tiền nhà ở cho người lao động (từ 50.000 - 70.000 đồng/người/tháng).