Tăng rất mạnh mức phạt các ngân hàng vi phạm hành chính
Các mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có thể sẽ nâng lên hàng chục lần và dự kiến áp dụng từ 7/2013
Chính phủ vừa công bố dự thảo nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Điểm nổi bật trong dự thảo là tăng hàng chục lần mức xử phạt bằng tiền so với trước đây.
Theo nội dung dự thảo, mức xử phạt hành chính được tăng lên nhiều lần ở hầu hết các lĩnh vực, từ công tác quản trị điều hành, kinh doanh ngoại hối và vàng, đầu tư bất động sản cho đến việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động…
Nếu như trước đây, theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, các mức xử phạt hành chính hầu hết dưới 20 triệu đồng hoặc chỉ ở mức độ cảnh cáo, thì ở dự thảo mới các mức cao có thể lên đến 2 tỷ đồng.
Như ở vi phạm về quản trị và điều hành, nếu bổ nhiệm những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định có thể bị phạt tới 1,2 tỷ đồng; phạt tối đa 1,6 tỷ đồng với hành vi phát hành giấy tờ có giá sai quy định; phạt tối đa 1 tỷ đồng đối với hành vi áp dụng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất theo quy định; một số hành vi vi phạm trong cấp tín dụng có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng…
Các mức phạt cao từ 1 - 2 tỷ đồng cũng được dự thảo nghị định đưa vào áp dụng trong xử phạt các vi phạm về hoạt động ngoại hối, trong an toàn kho quỹ và bảo vệ tiền Việt Nam… Các vi phạm trong việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, về dự phòng rủi ro cũng được áp phổ biến các mức cao nhất trong khung phạt theo dự thảo nghị định.
Ngoài ra, cùng với các mức xử phạt hành chính bằng tiền, dự thảo đưa ra các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, rút bớt nghiệp vụ liên quan có thời hạn đối với nhiều loại vi phạm và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Dự kiến dự thảo nghị định sẽ hoàn thiện và ban hành trong năm nay, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 và thay thế Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP.
Theo nội dung dự thảo, mức xử phạt hành chính được tăng lên nhiều lần ở hầu hết các lĩnh vực, từ công tác quản trị điều hành, kinh doanh ngoại hối và vàng, đầu tư bất động sản cho đến việc tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động…
Nếu như trước đây, theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP, các mức xử phạt hành chính hầu hết dưới 20 triệu đồng hoặc chỉ ở mức độ cảnh cáo, thì ở dự thảo mới các mức cao có thể lên đến 2 tỷ đồng.
Như ở vi phạm về quản trị và điều hành, nếu bổ nhiệm những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định có thể bị phạt tới 1,2 tỷ đồng; phạt tối đa 1,6 tỷ đồng với hành vi phát hành giấy tờ có giá sai quy định; phạt tối đa 1 tỷ đồng đối với hành vi áp dụng mức lãi suất cao hơn mức lãi suất theo quy định; một số hành vi vi phạm trong cấp tín dụng có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng…
Các mức phạt cao từ 1 - 2 tỷ đồng cũng được dự thảo nghị định đưa vào áp dụng trong xử phạt các vi phạm về hoạt động ngoại hối, trong an toàn kho quỹ và bảo vệ tiền Việt Nam… Các vi phạm trong việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động, về dự phòng rủi ro cũng được áp phổ biến các mức cao nhất trong khung phạt theo dự thảo nghị định.
Ngoài ra, cùng với các mức xử phạt hành chính bằng tiền, dự thảo đưa ra các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, rút bớt nghiệp vụ liên quan có thời hạn đối với nhiều loại vi phạm và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Dự kiến dự thảo nghị định sẽ hoàn thiện và ban hành trong năm nay, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013 và thay thế Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP.