“Tăng trưởng cao, cuộc sống phải dễ chịu hơn”
Ông Vũ Thành Tự Anh, giảng viên của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, có góc nhìn khác về tăng trưởng kinh tế
Ông Vũ Thành Tự Anh, giảng viên của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, có góc nhìn khác về tăng trưởng kinh tế.
Về lý thuyết thì để tăng trưởng phải "đánh đổi" với lạm phát, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Đúng là có một sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, vì để tăng trưởng thì phải tăng đầu tư, mà để tăng đầu tư thì phải tăng cung tiền, tăng tín dụng. Vấn đề là ở chỗ có nhất thiết cần từng ấy tiền đầu tư để đạt được mức tăng trưởng như vậy. Hay nói cách khác là liệu chi phí đầu tư của chúng ta có quá cao hay không?
Nếu nhìn vào hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư cần thiết để tạo thêm được một đơn vị tăng trưởng), chúng ta thấy có hai triệu chứng: Thứ nhất là ICOR của ta tăng rất nhanh, đến giữa những năm 1990 để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng, chúng ta chỉ cần hơn 3 đơn vị đầu tư thì bây giờ con số này đã tăng lên tới 4,5.
Thứ hai, hệ số ICOR của chúng ta cũng cao hơn các nước trong điều kiện phát triển tương tự (Thái Lan, Philippines những năm 1980, Trung Quốc những năm 1990). Đấy là những dấu hiệu cho thấy chúng ta đã và đang dùng quá nhiều vốn để đạt được một đơn vị tăng trưởng, tức là nền kinh tế vận hành kém hiệu quả, và đây là một nguyên nhân sâu xa gây nên lạm phát.
Nghĩa là chúng ta không cần đầu tư đến mức như vậy để có được tăng trưởng như hiện tại?
Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư công rất nghiêm trọng. Nếu chúng ta có thể tiết kiệm được 20-30% lãng phí đó thì ICOR của chúng ta sẽ trở về mức bình thường, đồng thời nền kinh tế có thể tăng trưởng được thêm khoảng 2%, tức đạt mức trên 10% chứ không phải chỉ hơn 8% như bây giờ.
Điều quan trọng là khi tăng đầu tư thì phải tăng năng suất lao động. Nếu không, khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế không được cải thiện một cách tương xứng với tốc độ tăng cung tiền và đầu tư. Khi ấy trong nền kinh tế tiền nhiều hơn hàng, hệ quả tất yếu là lạm phát.
Như vậy, nếu như chính sách tiền tệ là nguyên nhân trước mắt của tình trạng lạm phát hiện tại thì nguồn gốc sâu xa hơn của lạm phát chính là tình trạng thất thoát, lãng phí trong nền kinh tế, và kém hiệu quả trong việc tăng năng suất lao động. Không giải quyết triệt để được những căn nguyên cơ bản thì sớm muộn lạm phát cũng sẽ xuất hiện.
Ông có thấy mặc dù tăng trưởng cao nhưng cuộc sống của người dân bình thường lại chật vật hơn không?
Nền kinh tế đang tăng trưởng tương đối cao nhưng cuộc sống của nhiều người dân lại trở nên vất vả hơn. Điều ấy có nghĩa là trái ngọt và cả quả đắng do tăng trưởng cao đem lại đang được chia không đều cho các nhóm người khác nhau trong xã hội.
Khi lạm phát cao thì những người hưởng lương cố định, công chức, công nhân, nông dân, người về hưu... chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng này càng nghiêm trọng ở những vùng chịu nhiều thiên tai.
Theo ông, cần làm gì để tăng trưởng đi cùng với cải thiện chất lượng cuộc sống?
Cần làm sao để mọi người đều được hưởng thành quả của tăng trưởng. Bên cạnh đó, xã hội cần có những biện pháp "bảo hiểm" trong tình huống một số người phải gánh chịu rủi ro do tự nhiên mang lại hay do chính quá trình tăng trưởng gây ra. Nhiệm vụ quan trọng trước mắt là giảm lạm phát.
Theo ông, chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng của ta có vấn đề?
Nên coi chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng là mục tiêu, không nên chạy theo số lượng. Những chỉ tiêu kinh tế mà Quốc hội vừa thông qua không hề có chỉ tiêu chất lượng.
Việt Nam còn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng, nhưng với cơ cấu kinh tế và thể chế kinh tế Việt Nam hiện thời thì càng nâng cao mục tiêu tăng trưởng càng có nhiều nguy cơ xảy ra lãng phí, kém năng suất và tham nhũng… Và cái giá phải trả có thể là nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại trong tương lai.
Cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong khi chưa cải thiện được hiệu quả đầu tư, chất lượng nền hành chính - quản trị quốc gia thì sẽ dẫn đến ít nhất hai hậu quả. Thứ nhất là lãng phí nguồn lực. Cụ thể là nếu cải thiện được những lĩnh vực này thì Việt Nam có thể tăng trưởng 8% với mức đầu tư 32% GDP, bằng không chúng ta phải đầu tư tới 45% GDP để đạt được mức tăng trưởng chưa tới 9% như hiện nay. Hệ quả thứ hai là "méo mó” trong đầu tư.
Dồn hết sức để tăng trưởng ngay lập tức dễ dẫn đến nhiều khoản đầu tư không theo thứ tự ưu tiên đúng đắn, được thực hiện một cách cẩu thả và kém hiệu quả, và điều này càng làm xấu thêm tình trạng lãng phí và tham nhũng.
Về lý thuyết thì để tăng trưởng phải "đánh đổi" với lạm phát, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?
Đúng là có một sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, vì để tăng trưởng thì phải tăng đầu tư, mà để tăng đầu tư thì phải tăng cung tiền, tăng tín dụng. Vấn đề là ở chỗ có nhất thiết cần từng ấy tiền đầu tư để đạt được mức tăng trưởng như vậy. Hay nói cách khác là liệu chi phí đầu tư của chúng ta có quá cao hay không?
Nếu nhìn vào hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư cần thiết để tạo thêm được một đơn vị tăng trưởng), chúng ta thấy có hai triệu chứng: Thứ nhất là ICOR của ta tăng rất nhanh, đến giữa những năm 1990 để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng, chúng ta chỉ cần hơn 3 đơn vị đầu tư thì bây giờ con số này đã tăng lên tới 4,5.
Thứ hai, hệ số ICOR của chúng ta cũng cao hơn các nước trong điều kiện phát triển tương tự (Thái Lan, Philippines những năm 1980, Trung Quốc những năm 1990). Đấy là những dấu hiệu cho thấy chúng ta đã và đang dùng quá nhiều vốn để đạt được một đơn vị tăng trưởng, tức là nền kinh tế vận hành kém hiệu quả, và đây là một nguyên nhân sâu xa gây nên lạm phát.
Nghĩa là chúng ta không cần đầu tư đến mức như vậy để có được tăng trưởng như hiện tại?
Tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư, đặc biệt là đầu tư công rất nghiêm trọng. Nếu chúng ta có thể tiết kiệm được 20-30% lãng phí đó thì ICOR của chúng ta sẽ trở về mức bình thường, đồng thời nền kinh tế có thể tăng trưởng được thêm khoảng 2%, tức đạt mức trên 10% chứ không phải chỉ hơn 8% như bây giờ.
Điều quan trọng là khi tăng đầu tư thì phải tăng năng suất lao động. Nếu không, khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế không được cải thiện một cách tương xứng với tốc độ tăng cung tiền và đầu tư. Khi ấy trong nền kinh tế tiền nhiều hơn hàng, hệ quả tất yếu là lạm phát.
Như vậy, nếu như chính sách tiền tệ là nguyên nhân trước mắt của tình trạng lạm phát hiện tại thì nguồn gốc sâu xa hơn của lạm phát chính là tình trạng thất thoát, lãng phí trong nền kinh tế, và kém hiệu quả trong việc tăng năng suất lao động. Không giải quyết triệt để được những căn nguyên cơ bản thì sớm muộn lạm phát cũng sẽ xuất hiện.
Ông có thấy mặc dù tăng trưởng cao nhưng cuộc sống của người dân bình thường lại chật vật hơn không?
Nền kinh tế đang tăng trưởng tương đối cao nhưng cuộc sống của nhiều người dân lại trở nên vất vả hơn. Điều ấy có nghĩa là trái ngọt và cả quả đắng do tăng trưởng cao đem lại đang được chia không đều cho các nhóm người khác nhau trong xã hội.
Khi lạm phát cao thì những người hưởng lương cố định, công chức, công nhân, nông dân, người về hưu... chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng này càng nghiêm trọng ở những vùng chịu nhiều thiên tai.
Theo ông, cần làm gì để tăng trưởng đi cùng với cải thiện chất lượng cuộc sống?
Cần làm sao để mọi người đều được hưởng thành quả của tăng trưởng. Bên cạnh đó, xã hội cần có những biện pháp "bảo hiểm" trong tình huống một số người phải gánh chịu rủi ro do tự nhiên mang lại hay do chính quá trình tăng trưởng gây ra. Nhiệm vụ quan trọng trước mắt là giảm lạm phát.
Theo ông, chất lượng và tính bền vững trong tăng trưởng của ta có vấn đề?
Nên coi chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng là mục tiêu, không nên chạy theo số lượng. Những chỉ tiêu kinh tế mà Quốc hội vừa thông qua không hề có chỉ tiêu chất lượng.
Việt Nam còn đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng, nhưng với cơ cấu kinh tế và thể chế kinh tế Việt Nam hiện thời thì càng nâng cao mục tiêu tăng trưởng càng có nhiều nguy cơ xảy ra lãng phí, kém năng suất và tham nhũng… Và cái giá phải trả có thể là nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại trong tương lai.
Cố gắng đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong khi chưa cải thiện được hiệu quả đầu tư, chất lượng nền hành chính - quản trị quốc gia thì sẽ dẫn đến ít nhất hai hậu quả. Thứ nhất là lãng phí nguồn lực. Cụ thể là nếu cải thiện được những lĩnh vực này thì Việt Nam có thể tăng trưởng 8% với mức đầu tư 32% GDP, bằng không chúng ta phải đầu tư tới 45% GDP để đạt được mức tăng trưởng chưa tới 9% như hiện nay. Hệ quả thứ hai là "méo mó” trong đầu tư.
Dồn hết sức để tăng trưởng ngay lập tức dễ dẫn đến nhiều khoản đầu tư không theo thứ tự ưu tiên đúng đắn, được thực hiện một cách cẩu thả và kém hiệu quả, và điều này càng làm xấu thêm tình trạng lãng phí và tham nhũng.