Tăng trưởng kinh tế 2014 có được như kỳ vọng?
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm nay là khá khả thi
Tại hội thảo quốc tế “Kinh tế thế giới và Việt Nam, thực trạng 2014 và triển vọng 2015” do Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức ngày 4/11 tới, các chuyên gia trong nước và thế giới sẽ phân tích về thực trạng kinh tế thế giới và Việt Nam, từ đó nhận định về tính khả thi của mục tiêu tăng trưởng GDP 2014.
Từ triển vọng toàn cầu…
Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 10/2014, dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2014 sẽ ở vào khoảng 3,3%, giảm 0,4% so với báo cáo hồi tháng 4.
Nguyên nhân của việc tăng trưởng thấp hơn so với dự kiến là do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn, do đó cầu hiện tại thấp, cộng với diễn biến khó lường của các thị trường tài chính, nhân tố đặc thù của từng quốc gia.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, những động lực chính cho hồi phục kinh tế tại các nền kinh tế phát triển vẫn còn, rủi ro suy giảm kinh tế đã tăng, IMF dự báo GDP toàn cầu năm 2015 sẽ ở vào khoảng 3,8%.
Chính những động lực này khiến cho điều kiện tài chính được nới lỏng tại các nước có nền kinh tế phát triển cũng như kinh tế mới nổi. Nền kinh tế toàn cầu đang có những khởi sắc nhất định, tuy không nhiều nhưng là dấu hiệu tích cực, những chỉ số chính (thương mại thế giới, sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI của khu vực chế tạo) cho thấy các hoạt động kinh tế toàn cầu đang tăng lên, tuy vẫn còn yếu và không đều.
Nhưng để đạt được sự tăng trưởng như mức dự báo, các nền kinh tế phát triển cũng như mới nổi trên toàn cầu cần cải cách cơ cấu để nâng cao năng suất và sản lượng tiềm năng, giúp tăng trưởng bền vững hơn. Đầu tư công nếu các điều kiện thuận lợi sẽ làm tăng cầu về ngắn hạn, giúp nâng cao tăng trưởng tiềm năng về dài hạn.
Tuy nhiên, mọi dự đoán cũng chỉ là lý thuyết, vì thế, việc nâng cao mức tăng trưởng thực và tiềm năng vẫn là ưu tiên hàng đầu, ngay cả Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
Đến triển vọng Việt Nam
Ở Việt Nam, trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Chính phủ trình Quốc hội hằng năm, tăng trưởng GDP luôn giữ vị trí số một. Các dự báo về chỉ tiêu này cũng được điều chỉnh theo từng quý, bởi các ban ngành, tổ chức trong nước cũng như quốc tế.
Đây cũng chính là nội dung được các diễn đàn kinh tế, báo chí cũng như các nhà kinh tế học đặc biệt quan tâm trong bối cảnh phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 đang diễn ra.
Đầu tháng 10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015. Theo đó, từ đầu năm đến nay, kinh tế xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp tục phục hồi.
Bộ trưởng Vinh cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng ấn tượng trong quý 3/2014, ước tính tăng 6,19%, giúp GDP cả năm 2014 dự kiến sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, thậm chí cao hơn.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đã đề ra, cần coi xuất khẩu là lực đẩy chính, đặc biệt từ khu vực có vốn FDI. Cần ổn định kinh tế vĩ mô như tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá…
Có được sự tự tin đó, là bởi những chỉ số kinh tế ở Việt Nam năm 2014 đã có dấu hiệu khá tích cực, qua 3 yếu tố.
Thứ nhất, lần đầu tiên kể từ năm 2011, khu vực sản xuất và công nghệp xây dựng có mức tăng cao hơn khu vực dịch vụ. Trong lĩnh vực tiêu dùng, doanh thu bán lẻ đang tăng, thu nhập cũng tăng nhanh hơn chi tiêu cho đời sống, thị trường bất động sản xuất hiện những tín hiệu phục hồi, đặc biệt là phân khúc bình dân.
Thứ hai, nguồn vốn FDI ở quý 3/2014 cũng được sử dụng hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm ngoái: vốn đăng ký và cấp mới đạt 11,18 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,9 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 15 tỷ USD và 8,62 tỷ USD.
Thứ ba, trong chi tiêu chính phủ, Chính phủ đã có những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế thâm hụt, chỉ tiêu trong năm 2012 và 2013 tăng do thu ngân sách giảm.
Trong trái phiếu chính phủ, lãi suất thấp hơn giúp chính phủ tăng vay nợ mà không làm thâm hụt ngân sách tăng quá nhiều.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm nay là khá khả thi.
* Những phân tích trên, cũng sẽ là đề tài thảo luận của Công ty Chứng khoán VPBS, đặc biệt là diễn giả Sanjay Kalra, đại diện IMF thường trú tại Việt Nam tại hội thảo quốc tế với chủ đề "Kinh tế thế giới và Việt Nam, thực trạng 2014 và triển vọng 2015", do VPBank phối hợp với VPBS tổ chức, diễn ra tại khách sạn Melia, Hà Nội sáng 4/11/2014.
Hội thảo sẽ mang đến một bức tranh tổng quát về thực trạng kinh tế Việt Nam 2014, triển vọng 2015, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và nắm bắt được các thời cơ mới cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hội thảo có khoảng 400 lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách cùng đông đảo báo chí, truyền hình tham gia.
Từ triển vọng toàn cầu…
Theo báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tháng 10/2014, dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2014 sẽ ở vào khoảng 3,3%, giảm 0,4% so với báo cáo hồi tháng 4.
Nguyên nhân của việc tăng trưởng thấp hơn so với dự kiến là do dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn, do đó cầu hiện tại thấp, cộng với diễn biến khó lường của các thị trường tài chính, nhân tố đặc thù của từng quốc gia.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại, những động lực chính cho hồi phục kinh tế tại các nền kinh tế phát triển vẫn còn, rủi ro suy giảm kinh tế đã tăng, IMF dự báo GDP toàn cầu năm 2015 sẽ ở vào khoảng 3,8%.
Chính những động lực này khiến cho điều kiện tài chính được nới lỏng tại các nước có nền kinh tế phát triển cũng như kinh tế mới nổi. Nền kinh tế toàn cầu đang có những khởi sắc nhất định, tuy không nhiều nhưng là dấu hiệu tích cực, những chỉ số chính (thương mại thế giới, sản xuất công nghiệp và chỉ số PMI của khu vực chế tạo) cho thấy các hoạt động kinh tế toàn cầu đang tăng lên, tuy vẫn còn yếu và không đều.
Nhưng để đạt được sự tăng trưởng như mức dự báo, các nền kinh tế phát triển cũng như mới nổi trên toàn cầu cần cải cách cơ cấu để nâng cao năng suất và sản lượng tiềm năng, giúp tăng trưởng bền vững hơn. Đầu tư công nếu các điều kiện thuận lợi sẽ làm tăng cầu về ngắn hạn, giúp nâng cao tăng trưởng tiềm năng về dài hạn.
Tuy nhiên, mọi dự đoán cũng chỉ là lý thuyết, vì thế, việc nâng cao mức tăng trưởng thực và tiềm năng vẫn là ưu tiên hàng đầu, ngay cả Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.
Đến triển vọng Việt Nam
Ở Việt Nam, trong hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội được Chính phủ trình Quốc hội hằng năm, tăng trưởng GDP luôn giữ vị trí số một. Các dự báo về chỉ tiêu này cũng được điều chỉnh theo từng quý, bởi các ban ngành, tổ chức trong nước cũng như quốc tế.
Đây cũng chính là nội dung được các diễn đàn kinh tế, báo chí cũng như các nhà kinh tế học đặc biệt quan tâm trong bối cảnh phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13 đang diễn ra.
Đầu tháng 10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015. Theo đó, từ đầu năm đến nay, kinh tế xã hội tiếp tục có chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp tục phục hồi.
Bộ trưởng Vinh cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng ấn tượng trong quý 3/2014, ước tính tăng 6,19%, giúp GDP cả năm 2014 dự kiến sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, thậm chí cao hơn.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP đã đề ra, cần coi xuất khẩu là lực đẩy chính, đặc biệt từ khu vực có vốn FDI. Cần ổn định kinh tế vĩ mô như tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá…
Có được sự tự tin đó, là bởi những chỉ số kinh tế ở Việt Nam năm 2014 đã có dấu hiệu khá tích cực, qua 3 yếu tố.
Thứ nhất, lần đầu tiên kể từ năm 2011, khu vực sản xuất và công nghệp xây dựng có mức tăng cao hơn khu vực dịch vụ. Trong lĩnh vực tiêu dùng, doanh thu bán lẻ đang tăng, thu nhập cũng tăng nhanh hơn chi tiêu cho đời sống, thị trường bất động sản xuất hiện những tín hiệu phục hồi, đặc biệt là phân khúc bình dân.
Thứ hai, nguồn vốn FDI ở quý 3/2014 cũng được sử dụng hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm ngoái: vốn đăng ký và cấp mới đạt 11,18 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,9 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 15 tỷ USD và 8,62 tỷ USD.
Thứ ba, trong chi tiêu chính phủ, Chính phủ đã có những biện pháp hiệu quả giúp hạn chế thâm hụt, chỉ tiêu trong năm 2012 và 2013 tăng do thu ngân sách giảm.
Trong trái phiếu chính phủ, lãi suất thấp hơn giúp chính phủ tăng vay nợ mà không làm thâm hụt ngân sách tăng quá nhiều.
Chính vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng GDP 5,8% năm nay là khá khả thi.
* Những phân tích trên, cũng sẽ là đề tài thảo luận của Công ty Chứng khoán VPBS, đặc biệt là diễn giả Sanjay Kalra, đại diện IMF thường trú tại Việt Nam tại hội thảo quốc tế với chủ đề "Kinh tế thế giới và Việt Nam, thực trạng 2014 và triển vọng 2015", do VPBank phối hợp với VPBS tổ chức, diễn ra tại khách sạn Melia, Hà Nội sáng 4/11/2014.
Hội thảo sẽ mang đến một bức tranh tổng quát về thực trạng kinh tế Việt Nam 2014, triển vọng 2015, đồng thời đưa ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh và nắm bắt được các thời cơ mới cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hội thảo có khoảng 400 lãnh đạo doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà hoạch định chính sách cùng đông đảo báo chí, truyền hình tham gia.