Tăng trưởng tín dụng 2012: Làm sao tránh “kẻ ăn không hết”?
Ngày mai (17/12), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo các ngân hàng thương mại
Ngày mai (17/12), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo các ngân hàng thương mại, và dự kiến sẽ bàn đến nội dung tăng trưởng tín dụng trong năm tới.
Có lẽ như hội nghị ngành ngày 7/9 vừa qua, cuộc họp lần này sẽ hạn chế sự tham dự của báo chí.
Nhưng theo thông tin từ lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, một nội dung trọng tâm dự kiến được bàn tới là định hướng tăng trưởng tín dụng năm tới, trong đó sẽ đặt ra câu chuyện của sự công bằng.
Trước hết, ở định hướng chung, như thông tin thời gian qua, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 dự kiến sẽ tiếp tục ở mức thấp, chỉ khoảng từ 15% - 17%. Cùng với đó, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dự kiến cũng được kìm chỉ khoảng 14% - 16%.
Với những chỉ tiêu dự kiến trên, 2012 tiếp tục là năm chính sách tiền tệ được thắt chặt so với sự bùng nổ của tín dụng và tổng phương tiện thanh toán những năm trước đây. Dữ liệu lịch sử cho thấy đó là những mức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Có nhiều lý do để Ngân hàng Nhà nước xác định những giới hạn thấp đó, xuất phát từ yêu cầu kiềm chế lạm phát, từ những khuyến nghị chưa vội nới lỏng từ các tổ chức quốc tế mới đây… Và cũng có một cơ sở được tính đến là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã tốt hơn những năm trước; tín dụng tăng trưởng rất thấp năm 2011 (chỉ khoảng 13%, nếu tính cả các khoản có bản chất tín dụng có thể là 15%) nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn bám sát chỉ tiêu đề ra.
Các chỉ tiêu định hướng đã được đưa ra thời gian qua. Vấn đề còn lại là sự “phân phối” chỉ tiêu đó trong hệ thống sẽ như thế nào, hay sự công bằng tín dụng cho các nhà băng sẽ triển khai ra sao?
Ngày 5/10/2011, Ngân hàng Nhà nước có bản tin đáng chú ý, trong đó hé mở khả năng các chỉ tiêu tăng trưởng sẽ được xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng ngân hàng để tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch hoạt động của các tổ chức tín dụng, thay vì cào bằng giới hạn 20% như trong năm 2011 này.
Nay, thời điểm đã cận kề, các ngân hàng thương mại cần một bộ tiêu chí hoặc các cơ sở định hướng để hoạch định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho riêng mình trong năm tới, phù với với nhu cầu và năng lực thực tế. Rộng hơn, hệ thống cần một cơ chế giới hạn tín dụng sát thực, phù hợp với sức khỏe của từng thành viên để tránh tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” như năm 2011, dẫn đến sự hạn chế trong phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế.
Trao đổi với VnEconomy tối qua (15/12), tổng giám đốc một ngân hàng nhỏ đưa ra quan điểm rằng: việc Ngân hàng Nhà nước giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là cần thiết, vì nó cần phù hợp và cân đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, cũng cần phải tính toán để phù hợp với từng tổ chức tín dụng để tránh sự hạn chế trong cạnh tranh.
Theo tổng giám đốc này, một giới hạn cào bằng như năm 2011 dẫn tới sự mất công bằng giữa các thành viên. Năng lực vốn, năng lực bán hàng và năng lực quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng là khác nhau, trong khi cùng chung một giới hạn như vậy dẫn đến vốn chỗ thừa, chỗ thiếu trong hệ thống. Hay cùng một cỡ áo, với cơ thể này là quá chật, với cơ thể khác là quá rộng. Thực tế hoạt động cho vay của các nhà băng năm nay đã phản ánh rõ điều đó.
Quan điểm mà ông đưa ra là Ngân hàng Nhà nước có thể mở giới hạn tín dụng ngay từ đầu năm, các ngân hàng sẽ cạnh tranh để cho vay tùy theo năng lực của mình. Khi có cạnh tranh sẽ có thêm lợi ích cho người vay vốn, cụ thể ở đây là cơ hội tiếp cận vốn và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát thực tế để có sự can thiệp bằng kỹ thuật hoặc bằng hành chính nếu có dấu hiệu tăng trưởng nóng.
“Có thể với ngân hàng tôi khả năng cạnh tranh chưa mạnh, năng lực bán hàng chưa cao như nhiều thành viên khác, nhưng tôi ủng hộ hướng tạo cạnh tranh trong tín dụng như vậy. Cơ chế tín dụng ở đây không hẳn là lợi ích của mỗi thành viên trong hệ thống mà cần nhìn nhận ở lợi ích chung là phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế, có cạnh tranh để tạo lợi ích cho các doanh nghiệp vay vốn”, tổng giám đốc này nói.
Từ đầu năm 2011, sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra giới hạn tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp cho tất cả các thành viên, nhiều ý kiến trong cuộc cũng đã kiến nghị được điều chỉnh. Những ý kiến đó cho rằng cần điều chỉnh để tạo sự công bằng giữa các thành viên, khi giữa họ có sự khác nhau về năng lực vốn, năng lực quản trị, hay về các hệ số an toàn trong hoạt động… Theo đó, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các tiêu chí dựa trên cơ sở những chỉ số này để phân nhóm giới hạn cho năm 2012.
Bên cạnh đó, ông Lê Đào Nguyên, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng việc xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm tới cũng cần tính tới một số tiêu chí khác như thực tế hoạt động của mỗi ngân hàng. Trường hợp có lịch sử cho vay quá nhiều ở lĩnh vực bất động sản, đầu tư chứng khoán, hay thường có biểu hiện khó khăn thanh khoản… thì cũng cần tính toán giới hạn cho phù hợp.
Có thể sau cuộc họp ngày mai, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm thông tin về vấn đề này. Và nếu có sự phân nhóm trong chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm tới thì nhà điều hành cần thông tin minh bạch các tiêu chí hoặc cơ sở xác định, tránh sự hoài nghi về “lợi ích nhóm”, cơ chế xin - cho có thể nảy sinh trong dư luận.
Có lẽ như hội nghị ngành ngày 7/9 vừa qua, cuộc họp lần này sẽ hạn chế sự tham dự của báo chí.
Nhưng theo thông tin từ lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, một nội dung trọng tâm dự kiến được bàn tới là định hướng tăng trưởng tín dụng năm tới, trong đó sẽ đặt ra câu chuyện của sự công bằng.
Trước hết, ở định hướng chung, như thông tin thời gian qua, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 dự kiến sẽ tiếp tục ở mức thấp, chỉ khoảng từ 15% - 17%. Cùng với đó, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán dự kiến cũng được kìm chỉ khoảng 14% - 16%.
Với những chỉ tiêu dự kiến trên, 2012 tiếp tục là năm chính sách tiền tệ được thắt chặt so với sự bùng nổ của tín dụng và tổng phương tiện thanh toán những năm trước đây. Dữ liệu lịch sử cho thấy đó là những mức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Có nhiều lý do để Ngân hàng Nhà nước xác định những giới hạn thấp đó, xuất phát từ yêu cầu kiềm chế lạm phát, từ những khuyến nghị chưa vội nới lỏng từ các tổ chức quốc tế mới đây… Và cũng có một cơ sở được tính đến là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế đã tốt hơn những năm trước; tín dụng tăng trưởng rất thấp năm 2011 (chỉ khoảng 13%, nếu tính cả các khoản có bản chất tín dụng có thể là 15%) nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn bám sát chỉ tiêu đề ra.
Các chỉ tiêu định hướng đã được đưa ra thời gian qua. Vấn đề còn lại là sự “phân phối” chỉ tiêu đó trong hệ thống sẽ như thế nào, hay sự công bằng tín dụng cho các nhà băng sẽ triển khai ra sao?
Ngày 5/10/2011, Ngân hàng Nhà nước có bản tin đáng chú ý, trong đó hé mở khả năng các chỉ tiêu tăng trưởng sẽ được xác định phù hợp với trạng thái hoạt động của từng ngân hàng để tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch hoạt động của các tổ chức tín dụng, thay vì cào bằng giới hạn 20% như trong năm 2011 này.
Nay, thời điểm đã cận kề, các ngân hàng thương mại cần một bộ tiêu chí hoặc các cơ sở định hướng để hoạch định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho riêng mình trong năm tới, phù với với nhu cầu và năng lực thực tế. Rộng hơn, hệ thống cần một cơ chế giới hạn tín dụng sát thực, phù hợp với sức khỏe của từng thành viên để tránh tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần không ra” như năm 2011, dẫn đến sự hạn chế trong phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế.
Trao đổi với VnEconomy tối qua (15/12), tổng giám đốc một ngân hàng nhỏ đưa ra quan điểm rằng: việc Ngân hàng Nhà nước giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là cần thiết, vì nó cần phù hợp và cân đối với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Tuy nhiên, cũng cần phải tính toán để phù hợp với từng tổ chức tín dụng để tránh sự hạn chế trong cạnh tranh.
Theo tổng giám đốc này, một giới hạn cào bằng như năm 2011 dẫn tới sự mất công bằng giữa các thành viên. Năng lực vốn, năng lực bán hàng và năng lực quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng là khác nhau, trong khi cùng chung một giới hạn như vậy dẫn đến vốn chỗ thừa, chỗ thiếu trong hệ thống. Hay cùng một cỡ áo, với cơ thể này là quá chật, với cơ thể khác là quá rộng. Thực tế hoạt động cho vay của các nhà băng năm nay đã phản ánh rõ điều đó.
Quan điểm mà ông đưa ra là Ngân hàng Nhà nước có thể mở giới hạn tín dụng ngay từ đầu năm, các ngân hàng sẽ cạnh tranh để cho vay tùy theo năng lực của mình. Khi có cạnh tranh sẽ có thêm lợi ích cho người vay vốn, cụ thể ở đây là cơ hội tiếp cận vốn và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát thực tế để có sự can thiệp bằng kỹ thuật hoặc bằng hành chính nếu có dấu hiệu tăng trưởng nóng.
“Có thể với ngân hàng tôi khả năng cạnh tranh chưa mạnh, năng lực bán hàng chưa cao như nhiều thành viên khác, nhưng tôi ủng hộ hướng tạo cạnh tranh trong tín dụng như vậy. Cơ chế tín dụng ở đây không hẳn là lợi ích của mỗi thành viên trong hệ thống mà cần nhìn nhận ở lợi ích chung là phân bổ vốn hiệu quả cho nền kinh tế, có cạnh tranh để tạo lợi ích cho các doanh nghiệp vay vốn”, tổng giám đốc này nói.
Từ đầu năm 2011, sau khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra giới hạn tăng trưởng tín dụng dưới 20% áp cho tất cả các thành viên, nhiều ý kiến trong cuộc cũng đã kiến nghị được điều chỉnh. Những ý kiến đó cho rằng cần điều chỉnh để tạo sự công bằng giữa các thành viên, khi giữa họ có sự khác nhau về năng lực vốn, năng lực quản trị, hay về các hệ số an toàn trong hoạt động… Theo đó, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các tiêu chí dựa trên cơ sở những chỉ số này để phân nhóm giới hạn cho năm 2012.
Bên cạnh đó, ông Lê Đào Nguyên, thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho rằng việc xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm tới cũng cần tính tới một số tiêu chí khác như thực tế hoạt động của mỗi ngân hàng. Trường hợp có lịch sử cho vay quá nhiều ở lĩnh vực bất động sản, đầu tư chứng khoán, hay thường có biểu hiện khó khăn thanh khoản… thì cũng cần tính toán giới hạn cho phù hợp.
Có thể sau cuộc họp ngày mai, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm thông tin về vấn đề này. Và nếu có sự phân nhóm trong chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm tới thì nhà điều hành cần thông tin minh bạch các tiêu chí hoặc cơ sở xác định, tránh sự hoài nghi về “lợi ích nhóm”, cơ chế xin - cho có thể nảy sinh trong dư luận.