Tăng trưởng tín dụng đã chậm lại
Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã chậm lại trong tháng 8 vừa qua, thấp hơn mức tăng của hai tháng trước đó
Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đã chậm lại trong tháng 8 vừa qua, thấp hơn mức tăng của hai tháng trước đó và chỉ đạt 2,1%.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng tín dụng trong tháng 8 vừa qua tăng 2,1% so với tháng 7 và tính chung 8 tháng đầu năm mới chỉ tăng 15%; trong khi đó định hướng tăng trưởng cho năm 2010 là 25%.
Như vậy, sau khi bật lên khá rõ nét trong hai tháng trước (6 và 7) với 2,91% và 2,45%, tăng trưởng tín dụng đã chậm lại. Điều này phản ánh sự khó khăn của các ngân hàng thương mại trong việc mở rộng tín dụng.
Điểm đáng chú ý là từ tháng 8 chính sách hạ lãi suất triển khai trong tháng 7 đã bắt đầu đến với các doanh nghiệp vay vốn (ưu đãi theo các nhóm đối tượng cụ thể). Nguồn vốn khả dụng của hệ thống cũng đã có trạng thái tốt, một phần phản ánh qua giao dịch trên thị trường mở (OMO) những tuần gần đây.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa qua, lãi suất cho vay hiện nay vẫn khá cao đối với khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, và điều này là một trong những khó khăn của nền kinh tế từ nay đến cuối năm.
Trao đổi với VnEconomy sáng nay, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cũng có nhận định trên khi cho rằng một nguyên nhân chính khiến tín dụng khó cải thiện là lãi suất hiện vẫn khá cao, dù đã có nỗ lực giảm trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cung tiền yếu cũng là một nguyên nhân; cụ thể tăng cung tiền (M2) 8 tháng đầu năm mới chỉ đạt khoảng 13% trong khi kế hoạch là 20%, theo số liệu từ nguồn nói trên.
Dĩ nhiên, những rào cản đối với tín dụng hiện nay còn được phân tích ở những chính sách mới như những quy định về vốn trong Thông tư 13, về trích dự phòng theo Điều 9 Quyết định 493… Đó là những quy định mang tính dài hạn, nhưng theo TS. Nghĩa, “dài hạn mà khó thế thì ngắn hạn càng khó gỡ”.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng tín dụng trong tháng 8 vừa qua tăng 2,1% so với tháng 7 và tính chung 8 tháng đầu năm mới chỉ tăng 15%; trong khi đó định hướng tăng trưởng cho năm 2010 là 25%.
Như vậy, sau khi bật lên khá rõ nét trong hai tháng trước (6 và 7) với 2,91% và 2,45%, tăng trưởng tín dụng đã chậm lại. Điều này phản ánh sự khó khăn của các ngân hàng thương mại trong việc mở rộng tín dụng.
Điểm đáng chú ý là từ tháng 8 chính sách hạ lãi suất triển khai trong tháng 7 đã bắt đầu đến với các doanh nghiệp vay vốn (ưu đãi theo các nhóm đối tượng cụ thể). Nguồn vốn khả dụng của hệ thống cũng đã có trạng thái tốt, một phần phản ánh qua giao dịch trên thị trường mở (OMO) những tuần gần đây.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ tại nghị quyết về phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa qua, lãi suất cho vay hiện nay vẫn khá cao đối với khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, và điều này là một trong những khó khăn của nền kinh tế từ nay đến cuối năm.
Trao đổi với VnEconomy sáng nay, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cũng có nhận định trên khi cho rằng một nguyên nhân chính khiến tín dụng khó cải thiện là lãi suất hiện vẫn khá cao, dù đã có nỗ lực giảm trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cung tiền yếu cũng là một nguyên nhân; cụ thể tăng cung tiền (M2) 8 tháng đầu năm mới chỉ đạt khoảng 13% trong khi kế hoạch là 20%, theo số liệu từ nguồn nói trên.
Dĩ nhiên, những rào cản đối với tín dụng hiện nay còn được phân tích ở những chính sách mới như những quy định về vốn trong Thông tư 13, về trích dự phòng theo Điều 9 Quyết định 493… Đó là những quy định mang tính dài hạn, nhưng theo TS. Nghĩa, “dài hạn mà khó thế thì ngắn hạn càng khó gỡ”.