Tăng vốn điều lệ: Nhận diện rủi ro của nhà đầu tư
Nhà đầu tư có kinh nghiệm cần tránh việc bị cuốn vào làn sóng háo hức mua vào như là hệ quả của tâm lý bầy đàn
Xin phác họa một bẫy điển hình, nhưng chưa được nhận diện đầy đủ, đó là rủi ro của nhà đầu tư gắn với việc mua cổ phiếu của những tổ chức tăng vốn điều lệ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ nhất, nếu không mua thêm những cổ phiếu mới với tỷ lệ tương ứng với đợt phát hành chứng khoán (ở đây là cổ phiếu) mới của công ty, thì các nhà đầu tư sẽ tự động bị giảm tỷ trọng cổ phiếu của mình trong tổng số các cổ phiếu đã phát hành của công ty phát hành cổ phiếu.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư giảm tương ứng vị thế, tiếng nói và quyền biểu quyết của mình trong công ty.
Thứ hai, việc mua được cổ phiếu trong cơn sốt với giá cao sẽ phải gặp những rủi ro lớn do hạ giá cổ phiếu sau cơn sốt. Điều này trong thời gian gần đây đang chứng tỏ khá phổ biến, vì liên quan đến sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của các chủng loại mặt hàng chứng khoán, cũng như liên quan đến kỹ thuật đánh bóng, làm giá của các công ty phát hành chứng khoán hoặc các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có sức và có khả năng lũng đoạn thị trường.
Thứ ba, việc tăng phát hành cổ phiếu, huy động thêm vốn, mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh phát hành cổ phiếu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tự động mang lại những khoản lợi nhuận lớn, mới như kỳ vọng của cả doanh nghiệp, lẫn nhà đầu tư chứng khoán trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn.
Đặc biệt, rủi ro sẽ càng cao nếu công ty phát hành cổ phiếu không chuẩn bị kỹ những phương án về nhân sự và tổ chức lại sản xuất kinh doanh thích ứng với phần vốn huy động thêm. Và khi đó, doanh nghiệp có khả năng gặp phải những khó khăn lớn về trả lợi tức (nhất là duy trì với mức lợi tức cao như trước khi phát hành bổ sung cổ phiếu), thậm chí duy trì sự tồn tại của công ty.
Điều này cũng có nghĩa là những rủi ro sẽ đến tức thời với những nhà đầu tư chứng khoán nắm trong tay những cổ phiếu của công ty nói trên.
Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua là của một công ty, tổ chức có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của công ty, tổ chức đó thiếu đảm bảo hiệu quả vững chắc.
Thậm chí, chỉ cần có sự thay đổi nhân sự cấp cao của ban lãnh đạo của nó thôi, cũng có thể khiến giá cả thị trường chứng khoán này sụt giảm rõ rệt.
Rủi ro càng cao khi nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán bằng vốn đi vay, sa vào vòng xoáy chiếc “bẫy nợ nần”, trong khi thị trường thì trầm lắng, còn gánh nặng trả lãi cho vốn vay thì ngày càng chồng chất.
Để góp phần giảm thiểu rủi ro trong các trường hợp kể trên, một mặt, nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn khả năng tài chính và thực hiện mua vào để duy trì tỷ trọng cổ phần trong công ty tương đương như trước khi công ty phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, hoặc thực hiện liên doanh, liên kết.
Tuy nhiên, trước đó nhà đầu tư cần tỉnh táo thu thập và xử lý các thông tin cần thiết nhằm đánh giá chính xác các cơ hội thực sự và tính khả thi trên thực tế của các phương án hoặc đợt phát hành mới tăng vốn điều lệ và liên kết mở rộng kinh doanh của công ty mình định đầu tư.
Trong quá trình đánh giá đó, việc tham khảo ý kiến của các công ty định giá tín nhiệm độc lập, có uy tín, hoặc ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia có trách nhiệm là rất quan trọng.
Hơn nữa, nhà đầu tư có kinh nghiệm cần tránh việc bị cuốn vào làn sóng háo hức mua vào như là hệ quả của tâm lý bầy đàn hoặc sự thao túng của các nhà đầu cơ lớn, lũng đoạn thị trường, thậm chí của bản thân công ty phát hành cổ phiếu...
Mặt khác, trong phạm vi chức năng của mình, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và nghiêm túc để phát triển các hoạt động thông tin và đánh giá chất lượng chứng khoán, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, cũng như tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm và lừa đảo trên thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, nếu không mua thêm những cổ phiếu mới với tỷ lệ tương ứng với đợt phát hành chứng khoán (ở đây là cổ phiếu) mới của công ty, thì các nhà đầu tư sẽ tự động bị giảm tỷ trọng cổ phiếu của mình trong tổng số các cổ phiếu đã phát hành của công ty phát hành cổ phiếu.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư giảm tương ứng vị thế, tiếng nói và quyền biểu quyết của mình trong công ty.
Thứ hai, việc mua được cổ phiếu trong cơn sốt với giá cao sẽ phải gặp những rủi ro lớn do hạ giá cổ phiếu sau cơn sốt. Điều này trong thời gian gần đây đang chứng tỏ khá phổ biến, vì liên quan đến sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của các chủng loại mặt hàng chứng khoán, cũng như liên quan đến kỹ thuật đánh bóng, làm giá của các công ty phát hành chứng khoán hoặc các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có sức và có khả năng lũng đoạn thị trường.
Thứ ba, việc tăng phát hành cổ phiếu, huy động thêm vốn, mở rộng quy mô và lĩnh vực kinh doanh phát hành cổ phiếu không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc tự động mang lại những khoản lợi nhuận lớn, mới như kỳ vọng của cả doanh nghiệp, lẫn nhà đầu tư chứng khoán trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn.
Đặc biệt, rủi ro sẽ càng cao nếu công ty phát hành cổ phiếu không chuẩn bị kỹ những phương án về nhân sự và tổ chức lại sản xuất kinh doanh thích ứng với phần vốn huy động thêm. Và khi đó, doanh nghiệp có khả năng gặp phải những khó khăn lớn về trả lợi tức (nhất là duy trì với mức lợi tức cao như trước khi phát hành bổ sung cổ phiếu), thậm chí duy trì sự tồn tại của công ty.
Điều này cũng có nghĩa là những rủi ro sẽ đến tức thời với những nhà đầu tư chứng khoán nắm trong tay những cổ phiếu của công ty nói trên.
Thật không may cho nhà đầu tư chứng khoán, khi vì một lý do nào đó, chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua là của một công ty, tổ chức có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của công ty, tổ chức đó thiếu đảm bảo hiệu quả vững chắc.
Thậm chí, chỉ cần có sự thay đổi nhân sự cấp cao của ban lãnh đạo của nó thôi, cũng có thể khiến giá cả thị trường chứng khoán này sụt giảm rõ rệt.
Rủi ro càng cao khi nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán bằng vốn đi vay, sa vào vòng xoáy chiếc “bẫy nợ nần”, trong khi thị trường thì trầm lắng, còn gánh nặng trả lãi cho vốn vay thì ngày càng chồng chất.
Để góp phần giảm thiểu rủi ro trong các trường hợp kể trên, một mặt, nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn khả năng tài chính và thực hiện mua vào để duy trì tỷ trọng cổ phần trong công ty tương đương như trước khi công ty phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ, hoặc thực hiện liên doanh, liên kết.
Tuy nhiên, trước đó nhà đầu tư cần tỉnh táo thu thập và xử lý các thông tin cần thiết nhằm đánh giá chính xác các cơ hội thực sự và tính khả thi trên thực tế của các phương án hoặc đợt phát hành mới tăng vốn điều lệ và liên kết mở rộng kinh doanh của công ty mình định đầu tư.
Trong quá trình đánh giá đó, việc tham khảo ý kiến của các công ty định giá tín nhiệm độc lập, có uy tín, hoặc ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên gia có trách nhiệm là rất quan trọng.
Hơn nữa, nhà đầu tư có kinh nghiệm cần tránh việc bị cuốn vào làn sóng háo hức mua vào như là hệ quả của tâm lý bầy đàn hoặc sự thao túng của các nhà đầu cơ lớn, lũng đoạn thị trường, thậm chí của bản thân công ty phát hành cổ phiếu...
Mặt khác, trong phạm vi chức năng của mình, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và nghiêm túc để phát triển các hoạt động thông tin và đánh giá chất lượng chứng khoán, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, cũng như tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi sai phạm và lừa đảo trên thị trường chứng khoán.