Tập đoàn kinh tế: Cần tính lại
Lần đầu tiên, Quốc hội lên tiếng về “phong trào” thành lập tập đoàn kinh tế, cho thấy tầm quan trọng của vấn đề đang rất nóng này
Lần đầu tiên, Quốc hội lên tiếng về “phong trào” thành lập tập đoàn kinh tế, cho thấy tầm quan trọng của vấn đề đang rất nóng này...
>>Khó xác định đâu là... tập đoàn
Có đến tám tập đoàn đã được thành lập cho đến nay, trong khi chủ trương ban đầu là “việc thành lập tập đoàn kinh tế chỉ thực hiện thí điểm, sau khi tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm mới xây dựng phương hướng triển khai đồng loạt”.
Bên cạnh đó, một loạt tổng công ty nhà nước khác cũng đang “xin được lên tập đoàn”. Ít nhất bốn tập đoàn, gồm tập đoàn thuốc lá và ba tập đoàn trong ngành xây dựng đang trong giai đoạn xây dựng đề án.
Nhưng báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do Chủ nhiệm Hà Văn Hiền đọc tại phiên khai mạc Quốc hội đầu tuần này nói rằng “cần phải sớm có tổng kết đánh giá việc thành lập các tập đoàn kinh tế”, gián tiếp khẳng định rằng đây là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc.
Điều gì đã khiến Quốc hội phải lo lắng? Một chuyên gia đang làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thời gian gần đây, trong các hội nghị hay diễn đàn, liên tục có những kiến nghị liên quan đến vấn đề này. Nhiều chuyên gia và nhà quản lý có trách nhiệm đã nói rằng nếu không thận trọng, phong trào “tập đoàn hóa” sẽ đưa đến những hệ lụy mới cho nền kinh tế. Một trong những vấn đề được mổ xẻ nhiều nhất là tính hiệu quả của các tập đoàn khi mở rộng hoạt động ra những lĩnh vực không phải sở trường.
Trước kỳ họp Quốc hội, một hội thảo chuyên đề về tập đoàn kinh tế đã được tổ chức tại Hà Nội mà ở đó các chuyên gia kinh tế đều lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về “phong trào tập đoàn” hiện nay.
Trả lời báo chí, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, nói các tập đoàn có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực hoạt động khác để chia sẻ rủi ro, tuy nhiên, về nguyên tắc, việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động phải nhằm hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi.
Theo dõi tình hình hiện nay, bà Lan cho rằng khi các tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì chẳng có gì đảm bảo họ sẽ thành công. Thứ hai, các tập đoàn sẽ sao nhãng việc đầu tư vào ngành cốt lõi, những lĩnh vực này không được củng cố trong khi sức ép cạnh tranh tăng cao.
Theo bà Lan, đã đến lúc “cần xem lại khi ra quyết định thành lập tập đoàn, cần quy định họ phải dành bao nhiêu nguồn lực cho hoạt động kinh doanh cốt lõi, tối thiểu cũng phải 80% vốn”.
Nhưng, một sự trùng hợp ngẫu nhiên là ngay sau đó, đại diện các tập đoàn đã ngồi lại cùng nhau trong một cuộc họp do Chính phủ tổ chức mà ở đó các đại biểu đều bày tỏ sự lạc quan về tương lai phát triển của mô hình mới.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Phạm Thanh Bình cho biết mặc dù xác định các lĩnh vực chính vẫn là đóng tàu và dịch vụ vận tải biển song trong giai đoạn trước mắt sẽ “nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, xi măng, vận tải đa phương thức, công nghiệp, hàng không, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản... để lấy ngắn nuôi dài”.
Thực tế, quan điểm “lấy ngắn nuôi dài” đã được hiện thực hóa qua nhiều kế hoạch hoạt động mới đây, chẳng hạn như việc liên doanh thành lập một công ty hàng không. Tình hình cũng đang diễn ra tương tự tại Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than - Khoáng sản... Theo các báo cáo hoạt động của các tập đoàn này mà chúng tôi có được, mọi thứ có vẻ như đang diễn ra một cách hết sức tốt đẹp.
Theo một số thông tin, Chính phủ dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị đánh giá lại việc tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Quan trọng nhất là sẽ đánh giá rõ hiệu quả của việc các tập đoàn kinh tế nhà nước mở rộng đầu tư kinh doanh đa ngành, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay Chính phủ sẽ vẫn “khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác liên kết kinh tế với nhau để hình thành những tổ hợp doanh nghiệp mạnh, làm tiền đề cho việc ra đời các tập đoàn kinh tế”. Gần như chắc chắn, vấn đề tập đoàn sẽ tiếp tục là một chủ đề được thảo luận kỹ trong thời gian tới.
>>Khó xác định đâu là... tập đoàn
Có đến tám tập đoàn đã được thành lập cho đến nay, trong khi chủ trương ban đầu là “việc thành lập tập đoàn kinh tế chỉ thực hiện thí điểm, sau khi tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm mới xây dựng phương hướng triển khai đồng loạt”.
Bên cạnh đó, một loạt tổng công ty nhà nước khác cũng đang “xin được lên tập đoàn”. Ít nhất bốn tập đoàn, gồm tập đoàn thuốc lá và ba tập đoàn trong ngành xây dựng đang trong giai đoạn xây dựng đề án.
Nhưng báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội do Chủ nhiệm Hà Văn Hiền đọc tại phiên khai mạc Quốc hội đầu tuần này nói rằng “cần phải sớm có tổng kết đánh giá việc thành lập các tập đoàn kinh tế”, gián tiếp khẳng định rằng đây là một vấn đề cần được xem xét một cách nghiêm túc.
Điều gì đã khiến Quốc hội phải lo lắng? Một chuyên gia đang làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thời gian gần đây, trong các hội nghị hay diễn đàn, liên tục có những kiến nghị liên quan đến vấn đề này. Nhiều chuyên gia và nhà quản lý có trách nhiệm đã nói rằng nếu không thận trọng, phong trào “tập đoàn hóa” sẽ đưa đến những hệ lụy mới cho nền kinh tế. Một trong những vấn đề được mổ xẻ nhiều nhất là tính hiệu quả của các tập đoàn khi mở rộng hoạt động ra những lĩnh vực không phải sở trường.
Trước kỳ họp Quốc hội, một hội thảo chuyên đề về tập đoàn kinh tế đã được tổ chức tại Hà Nội mà ở đó các chuyên gia kinh tế đều lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về “phong trào tập đoàn” hiện nay.
Trả lời báo chí, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, nói các tập đoàn có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực hoạt động khác để chia sẻ rủi ro, tuy nhiên, về nguyên tắc, việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động phải nhằm hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh cốt lõi.
Theo dõi tình hình hiện nay, bà Lan cho rằng khi các tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì chẳng có gì đảm bảo họ sẽ thành công. Thứ hai, các tập đoàn sẽ sao nhãng việc đầu tư vào ngành cốt lõi, những lĩnh vực này không được củng cố trong khi sức ép cạnh tranh tăng cao.
Theo bà Lan, đã đến lúc “cần xem lại khi ra quyết định thành lập tập đoàn, cần quy định họ phải dành bao nhiêu nguồn lực cho hoạt động kinh doanh cốt lõi, tối thiểu cũng phải 80% vốn”.
Nhưng, một sự trùng hợp ngẫu nhiên là ngay sau đó, đại diện các tập đoàn đã ngồi lại cùng nhau trong một cuộc họp do Chính phủ tổ chức mà ở đó các đại biểu đều bày tỏ sự lạc quan về tương lai phát triển của mô hình mới.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), ông Phạm Thanh Bình cho biết mặc dù xác định các lĩnh vực chính vẫn là đóng tàu và dịch vụ vận tải biển song trong giai đoạn trước mắt sẽ “nghiên cứu đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, xi măng, vận tải đa phương thức, công nghiệp, hàng không, bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản... để lấy ngắn nuôi dài”.
Thực tế, quan điểm “lấy ngắn nuôi dài” đã được hiện thực hóa qua nhiều kế hoạch hoạt động mới đây, chẳng hạn như việc liên doanh thành lập một công ty hàng không. Tình hình cũng đang diễn ra tương tự tại Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than - Khoáng sản... Theo các báo cáo hoạt động của các tập đoàn này mà chúng tôi có được, mọi thứ có vẻ như đang diễn ra một cách hết sức tốt đẹp.
Theo một số thông tin, Chính phủ dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị đánh giá lại việc tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế. Quan trọng nhất là sẽ đánh giá rõ hiệu quả của việc các tập đoàn kinh tế nhà nước mở rộng đầu tư kinh doanh đa ngành, đặc biệt là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản...
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay Chính phủ sẽ vẫn “khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác liên kết kinh tế với nhau để hình thành những tổ hợp doanh nghiệp mạnh, làm tiền đề cho việc ra đời các tập đoàn kinh tế”. Gần như chắc chắn, vấn đề tập đoàn sẽ tiếp tục là một chủ đề được thảo luận kỹ trong thời gian tới.