“Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân”
Đây là quy định trong Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực từ 15/11
Đây là điểm được quy định trong Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 15/11/2010 và thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, trong đó đề cập đến một số quy định về tập đoàn kinh tế.
Cụ thể, tại Điều 38, Nghị định xác định tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm công ty có quy mô lớn có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
Điều 38 cũng nêu rõ: “Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty thành lập tập đoàn tự thỏa thuận quyết định”.
Cũng theo Điều 38 của Nghị định, cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nghị định quy định Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính của tập đoàn kinh tế, của nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế.
Bộ Công Thương hướng dẫn việc giám sát các tập đoàn kinh tế, nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế thực hiện các quy định về hạn chế cạnh tranh, chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.
Bên cạnh nội dung trên, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP còn quy định một số điều liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mở chi nhánh, tổ chức đại hội cổ đông, hoạt động góp vốn - mua cổ phần, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp…
Trong đó, một quy định đáng chú ý là: thay vì quy định công ty cổ phần mới thành lập phải có cổ đông sáng lập như trước đó, Nghị định quy định cụ thể công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập; các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, trong đó đề cập đến một số quy định về tập đoàn kinh tế.
Cụ thể, tại Điều 38, Nghị định xác định tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm công ty có quy mô lớn có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
Điều 38 cũng nêu rõ: “Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty thành lập tập đoàn tự thỏa thuận quyết định”.
Cũng theo Điều 38 của Nghị định, cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
Ngoài ra, Nghị định quy định Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ báo cáo tài chính hợp nhất, giám sát hoạt động tài chính của tập đoàn kinh tế, của nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế.
Bộ Công Thương hướng dẫn việc giám sát các tập đoàn kinh tế, nhóm công ty mẹ - công ty con thuộc tập đoàn kinh tế thực hiện các quy định về hạn chế cạnh tranh, chống lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền.
Bên cạnh nội dung trên, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP còn quy định một số điều liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mở chi nhánh, tổ chức đại hội cổ đông, hoạt động góp vốn - mua cổ phần, chuyển đổi mô hình doanh nghiệp…
Trong đó, một quy định đáng chú ý là: thay vì quy định công ty cổ phần mới thành lập phải có cổ đông sáng lập như trước đó, Nghị định quy định cụ thể công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập; các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền phát hành tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.