Tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng riêng: Không được phép!
Thời gian qua, có những thông tin về một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn đứng ra xin mở ngân hàng
Thời gian qua, có những thông tin về một số tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn như: PetroVietnam, Bảo Việt, FPT, VNPT, Vinatex, Habeco... đứng ra xin mở ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một số tập đoàn kinh tế (được thành lập trên cơ sở các tổng công ty Nhà nước) cũng cho phép các tập đoàn hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm. Điều này làm không ít người tỏ ra lo ngại.
Tập đoàn chỉ là một cổ đông sáng lập
Với mức vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỉ đồng để thành lập một ngân hàng mới thì hầu như ngân hàng nào cũng phải cần có một nhóm cổ đông sáng lập mới đủ lực. Đã có nhiều đề án thành lập ngân hàng do các tập đoàn đứng ra khởi xướng và ý định ban đầu của họ là nắm giữ số cổ phần chi phối, lấy tên của tập đoàn làm tên ngân hàng.
Tuy nhiên, quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (ban hành theo Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) đã quy định rõ một cổ đông là tổ chức sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng và chỉ được tham gia góp vốn thành lập tại một ngân hàng.
Như vậy, các tập đoàn kinh tế dù có năng lực tài chính và tham vọng lớn đến đâu, về nguyên tắc, cũng không thể có ngân hàng riêng của mình.
Doanh nghiệp có nên tham gia thành lập ngân hàng?
Luật pháp không cấm các doanh nghiệp đầu tư tài chính, trong đó có việc tham gia hoạt động ngân hàng. Theo QĐ 24/2007/QĐ-NHNN, doanh nghiệp (không phải ngân hàng thương mại) có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỉ đồng, kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề đủ điều kiện là cổ đông tổ chức của ngân hàng.
Bên cạnh đó, phải khẳng định rằng Việt Nam với dân số 85 triệu dân đang thiếu ngân hàng, nhất là ở các tỉnh. ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia mà thị trường vốn chưa phát triển như Việt Nam.
Ngân hàng đang đóng vai trò kênh thu hút tiền nhàn rỗi quan trọng, là định chế cung cấp số vốn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh doanh. Việc thành lập các ngân hàng mới là cần thiết và việc các doanh nghiệp tham gia thành lập ngân hàng cũng là cần thiết để tạo cho các ngân hàng mới đủ quy mô vốn để cạnh tranh.
Tuy nhiên có hai vấn đề dư luận quan tâm: Các doanh nghiệp có nên đua nhau lao vào hoạt động ngân hàng? Quản trị rủi ro thế nào để tránh những hậu quả khi doanh nghiệp vừa là cổ đông lớn vừa là khách hàng?
Ông Tuấn, một nhà đầu tư ở Hà Nội, nói: " Tôi không hiểu làm sao doanh nghiệp Việt Nam chẳng chú tâm vào xây dựng thương hiệu mạnh trên chức năng nhiệm vụ chính của mình. Tập đoàn lớn thì định thành lập ngân hàng hoặc công ty tài chính, doanh nghiệp vừa vừa thì có phòng đầu tư tài chính... Thế này thì có khác gì quay lại mô hình "tự cung, tự cấp". Cuối cùng thì thành doanh nghiệp kinh doanh "tạp pí lù".
FPT là một ví dụ. Cứ khoe mục tiêu là trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có tên trên thế giới. Nay thì sao? IBM, Microsoft, Google... họ có đi kinh doanh ngân hàng không?".
Có thể nói lý do chính xui khiến các doanh nghiệp đua nhau tham gia hoạt động ngân hàng vì giá cổ phiếu và mức lợi nhuận rất cao của loại hình kinh doanh này. Thử hỏi cùng quy mô vốn, doanh nghiệp nào có thể kiếm được lợi nhuận trước thuế 1.100 tỉ đồng như ACB trong 8 tháng đầu năm 2007?
Về vấn đề liệu doanh nghiệp tham gia thành lập ngân hàng có gây ra những rủi ro không? Nếu đúng như luật định thì không. Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về những tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Ví dụ, Luật các Tổ chức tín dụng quy định tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Chính điều này nhiều doanh nghiệp khi "rắp ranh" tham gia thành lập ngân hàng cũng chưa lường hết được.
Nếu tuân thủ đúng các quy định thì không có chỗ cho việc các doanh nghiệp có thể lợi dụng vai trò cổ đông để trục lợi. Còn những vấn đề về nhân lực, công nghệ, quản trị... thì ngân hàng cũng là một hoạt động kinh doanh mà khi tham gia vào, các doanh nghiệp cũng mong muốn có những ngân hàng mạnh, cạnh tranh hiệu quả để đạt lợi nhuận cao. Vì vậy, họ cũng phải có những chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Nhưng cần phải lường trước những vấn đề có thể xảy ra là phần lớn doanh nghiệp là các cổ đông sáng lập, nắm giữ cổ phần lớn, họ có quyền cử các thành viên hội đồng quản trị, khi đó nếu các quy chế nội bộ không được tuân thủ và kiểm soát chặt chẽ dễ dẫn đến sự lạm quyền và nới lỏng điều kiện vay, bảo lãnh đối với các doanh nghiệp.
Nên chặt chẽ hơn trong cấp phép
Quản trị rủi ro là vấn đề sau khi ngân hàng đã thành lập và đi vào hoạt động. Tất cả các ngân hàng Việt Nam đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản trị ngân hàng lành mạnh của Uỷ ban Basel như các ngân hàng các nước tiên tiến để kiểm soát được các rủi ro về uy tín, về pháp lý và tài chính.
Việc xem xét để cho phép thành lập một ngân hàng mới đã có những quy định rất rõ ràng, cụ thể. Chắc sẽ khó có việc châm chước cho các cổ đông tổ chức không đủ điều kiện. Tuy nhiên, cần phải thẩm định rất kỹ để tránh một tập đoàn có thể tham gia thành lập nhiều ngân hàng dưới danh nghĩa tập đoàn và các công ty con.
Quyết định 24 không cho phép các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng của mình, nhưng để tránh việc một tập đoàn có thể nắm giữ số cổ phần quá lớn trong một ngân hàng thì Chính phủ cũng nên xem xét lại việc cho phép các tập đoàn kinh tế lớn. Ví dụ như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Ngân hàng Cổ phần Dầu khí như là một công ty con của công ty mẹ (Quyết định 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2007).
Và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng nên rất hạn chế phê duyệt việc sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ (đã được quy định trong Điều 5.4.d của Quyết định 24)... Có như vậy, Việt Nam mới tránh được rủi ro từ sự vi phạm quy định an toàn trong cung cấp tín dụng, tạo nên cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng...
* Khuyến cáo của ông Noritaka Akamatsu, Chuyên gia trưởng tài chính kinh tế của Ngân hàng Thế giới: “Đối với các ngành khác, nếu một công ty hoạt động không hiệu quả thì phải phá sản, nhưng với ngành ngân hàng thì việc phá sản là điều khó có thể chấp nhận được, vì nó tạo ra hiệu ứng hệ thống, gây ra những tác động khó lường.
Một giả định khác là các tập đoàn kinh tế hoặc các tổng công ty tính đến việc mở ngân hàng hoặc thôn tính vài ngân hàng nhỏ để tạo ra tiềm lực mới cho mình. Nếu việc đó thành sự thực thì việc tập trung quyền lực vào một vài tập đoàn sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế.
Đối với bản thân các tập đoàn, hiện nay lợi nhuận của các ngân hàng khá cao nhưng trong tương lai thì chưa chắc. Còn nếu các tập đoàn nghĩ khi thành lập ngân hàng sẽ được tiếp cận với những nguồn tín dụng dễ dàng và rẻ hơn, thì sẽ vi phạm quy định về sự an toàn trong cung cấp tín dụng. Ở các nước, đây là điều không được phép.”
Bên cạnh đó, trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập một số tập đoàn kinh tế (được thành lập trên cơ sở các tổng công ty Nhà nước) cũng cho phép các tập đoàn hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm. Điều này làm không ít người tỏ ra lo ngại.
Tập đoàn chỉ là một cổ đông sáng lập
Với mức vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỉ đồng để thành lập một ngân hàng mới thì hầu như ngân hàng nào cũng phải cần có một nhóm cổ đông sáng lập mới đủ lực. Đã có nhiều đề án thành lập ngân hàng do các tập đoàn đứng ra khởi xướng và ý định ban đầu của họ là nắm giữ số cổ phần chi phối, lấy tên của tập đoàn làm tên ngân hàng.
Tuy nhiên, quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần (ban hành theo Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ngày 7/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) đã quy định rõ một cổ đông là tổ chức sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của một ngân hàng và chỉ được tham gia góp vốn thành lập tại một ngân hàng.
Như vậy, các tập đoàn kinh tế dù có năng lực tài chính và tham vọng lớn đến đâu, về nguyên tắc, cũng không thể có ngân hàng riêng của mình.
Doanh nghiệp có nên tham gia thành lập ngân hàng?
Luật pháp không cấm các doanh nghiệp đầu tư tài chính, trong đó có việc tham gia hoạt động ngân hàng. Theo QĐ 24/2007/QĐ-NHNN, doanh nghiệp (không phải ngân hàng thương mại) có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỉ đồng, kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề đủ điều kiện là cổ đông tổ chức của ngân hàng.
Bên cạnh đó, phải khẳng định rằng Việt Nam với dân số 85 triệu dân đang thiếu ngân hàng, nhất là ở các tỉnh. ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia mà thị trường vốn chưa phát triển như Việt Nam.
Ngân hàng đang đóng vai trò kênh thu hút tiền nhàn rỗi quan trọng, là định chế cung cấp số vốn cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh doanh. Việc thành lập các ngân hàng mới là cần thiết và việc các doanh nghiệp tham gia thành lập ngân hàng cũng là cần thiết để tạo cho các ngân hàng mới đủ quy mô vốn để cạnh tranh.
Tuy nhiên có hai vấn đề dư luận quan tâm: Các doanh nghiệp có nên đua nhau lao vào hoạt động ngân hàng? Quản trị rủi ro thế nào để tránh những hậu quả khi doanh nghiệp vừa là cổ đông lớn vừa là khách hàng?
Ông Tuấn, một nhà đầu tư ở Hà Nội, nói: " Tôi không hiểu làm sao doanh nghiệp Việt Nam chẳng chú tâm vào xây dựng thương hiệu mạnh trên chức năng nhiệm vụ chính của mình. Tập đoàn lớn thì định thành lập ngân hàng hoặc công ty tài chính, doanh nghiệp vừa vừa thì có phòng đầu tư tài chính... Thế này thì có khác gì quay lại mô hình "tự cung, tự cấp". Cuối cùng thì thành doanh nghiệp kinh doanh "tạp pí lù".
FPT là một ví dụ. Cứ khoe mục tiêu là trở thành một tập đoàn công nghệ hàng đầu ở Việt Nam và có tên trên thế giới. Nay thì sao? IBM, Microsoft, Google... họ có đi kinh doanh ngân hàng không?".
Có thể nói lý do chính xui khiến các doanh nghiệp đua nhau tham gia hoạt động ngân hàng vì giá cổ phiếu và mức lợi nhuận rất cao của loại hình kinh doanh này. Thử hỏi cùng quy mô vốn, doanh nghiệp nào có thể kiếm được lợi nhuận trước thuế 1.100 tỉ đồng như ACB trong 8 tháng đầu năm 2007?
Về vấn đề liệu doanh nghiệp tham gia thành lập ngân hàng có gây ra những rủi ro không? Nếu đúng như luật định thì không. Việt Nam đã có những quy định chặt chẽ về những tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Ví dụ, Luật các Tổ chức tín dụng quy định tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Chính điều này nhiều doanh nghiệp khi "rắp ranh" tham gia thành lập ngân hàng cũng chưa lường hết được.
Nếu tuân thủ đúng các quy định thì không có chỗ cho việc các doanh nghiệp có thể lợi dụng vai trò cổ đông để trục lợi. Còn những vấn đề về nhân lực, công nghệ, quản trị... thì ngân hàng cũng là một hoạt động kinh doanh mà khi tham gia vào, các doanh nghiệp cũng mong muốn có những ngân hàng mạnh, cạnh tranh hiệu quả để đạt lợi nhuận cao. Vì vậy, họ cũng phải có những chiến lược và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Nhưng cần phải lường trước những vấn đề có thể xảy ra là phần lớn doanh nghiệp là các cổ đông sáng lập, nắm giữ cổ phần lớn, họ có quyền cử các thành viên hội đồng quản trị, khi đó nếu các quy chế nội bộ không được tuân thủ và kiểm soát chặt chẽ dễ dẫn đến sự lạm quyền và nới lỏng điều kiện vay, bảo lãnh đối với các doanh nghiệp.
Nên chặt chẽ hơn trong cấp phép
Quản trị rủi ro là vấn đề sau khi ngân hàng đã thành lập và đi vào hoạt động. Tất cả các ngân hàng Việt Nam đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản trị ngân hàng lành mạnh của Uỷ ban Basel như các ngân hàng các nước tiên tiến để kiểm soát được các rủi ro về uy tín, về pháp lý và tài chính.
Việc xem xét để cho phép thành lập một ngân hàng mới đã có những quy định rất rõ ràng, cụ thể. Chắc sẽ khó có việc châm chước cho các cổ đông tổ chức không đủ điều kiện. Tuy nhiên, cần phải thẩm định rất kỹ để tránh một tập đoàn có thể tham gia thành lập nhiều ngân hàng dưới danh nghĩa tập đoàn và các công ty con.
Quyết định 24 không cho phép các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng của mình, nhưng để tránh việc một tập đoàn có thể nắm giữ số cổ phần quá lớn trong một ngân hàng thì Chính phủ cũng nên xem xét lại việc cho phép các tập đoàn kinh tế lớn. Ví dụ như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có Ngân hàng Cổ phần Dầu khí như là một công ty con của công ty mẹ (Quyết định 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2007).
Và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng nên rất hạn chế phê duyệt việc sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ (đã được quy định trong Điều 5.4.d của Quyết định 24)... Có như vậy, Việt Nam mới tránh được rủi ro từ sự vi phạm quy định an toàn trong cung cấp tín dụng, tạo nên cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng...
* Khuyến cáo của ông Noritaka Akamatsu, Chuyên gia trưởng tài chính kinh tế của Ngân hàng Thế giới: “Đối với các ngành khác, nếu một công ty hoạt động không hiệu quả thì phải phá sản, nhưng với ngành ngân hàng thì việc phá sản là điều khó có thể chấp nhận được, vì nó tạo ra hiệu ứng hệ thống, gây ra những tác động khó lường.
Một giả định khác là các tập đoàn kinh tế hoặc các tổng công ty tính đến việc mở ngân hàng hoặc thôn tính vài ngân hàng nhỏ để tạo ra tiềm lực mới cho mình. Nếu việc đó thành sự thực thì việc tập trung quyền lực vào một vài tập đoàn sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế.
Đối với bản thân các tập đoàn, hiện nay lợi nhuận của các ngân hàng khá cao nhưng trong tương lai thì chưa chắc. Còn nếu các tập đoàn nghĩ khi thành lập ngân hàng sẽ được tiếp cận với những nguồn tín dụng dễ dàng và rẻ hơn, thì sẽ vi phạm quy định về sự an toàn trong cung cấp tín dụng. Ở các nước, đây là điều không được phép.”