Tàu đang phải chờ bến!
Các cảng biển Việt Nam đang quá tải trầm trọng và cần tới 4 tỷ USD để nâng cấp, đầu tư mới
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, khả năng tiếp nhận hàng hóa qua hệ thống cảng biển trong nước đạt 100 triệu tấn/năm, mức độ tăng trưởng bình quân 10%/năm. Nhưng trên thực tế, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2007 lượng hàng hóa đã đạt gần 100 triệu tấn.
Dự kiến đến năm 2010, sẽ có khoảng 210 triệu tấn hàng hóa qua cảng và khoảng 400 triệu cho năm 2020.
Mức độ tăng trưởng này đòi hỏi cảng biển Việt Nam phải nâng công suất lên tới 2- 4 lần so với hiện nay và lượng vốn cần để nâng cấp, đầu tư mới cảng biển khoảng gần 4 tỉ USD. Hiện nay, cảng biển Việt Nam đang chiếm đến 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, có vai trò quyết định đến sự sống còn của một số ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ nhập khẩu như : sắt, thép, giấy, gas, xăng, dầu...
Sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp đó cùng nhiều tổ hợp các khu công nghiệp mới liên tục được hình thành đang đẩy hệ thống cảng biển vào tình trạng quá tải. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa bách hợp, chuyên dụng với chi phí vận chuyển thấp qua đường biển đòi hỏi phải có những cảng chuyên nghiệp, cảng nước sâu có năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lớn 5-7 đến 10 vạn tấn nhưng ở Việt Nam chưa có một cảng nào đáp ứng được.
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vẫn phải trung chuyển qua nhiều cảng nước ngoài dẫn đến tăng cước phí vận tải (từ 101 USD đến 231 USD/thùng hàng container 20 feets). Ngược lại các tàu hàng quốc tế đến Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng xếp hàng chờ vào bến, hay bốc xếp dỡ hàng không hết công suất.
Điển hình như Cảng than Cẩm Phả, Nghi Sơn, Qui Nhơn... Chính vì thiếu bến, bến không đủ lớn, hiện đại mà mỗi ngày doanh nghiệp phải mất thêm chi phí 7.000- 8.000USD/ngày do tàu phải nằm chờ, khiến hàng hóa vào Việt Nam đắt đỏ hơn rất nhiều.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Ngọc Huệ - Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cảng Việt Nam đang bị lạc hậu, yếu kém do không có sự qui hoạch đồng bộ một cách khoa học giữa các bộ, ngành. Xây dựng cảng chưa gắn liền với các khu công nghiệp năng động, trọng điểm. Cảng bị cô lập vì thiếu hệ thống điện nước, dịch vụ ngân hàng, thông tin liên lạc hỗ trợ.
Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng cảng như: Khu Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu), khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè - Tp.HCM) với số vốn hàng trăm triệu USD vẫn đang bị "treo" do nhiều dự án đường giao thông vào cảng không được xây dựng.
Vừa qua, Chính phủ quyết định qui hoạch, nâng cấp, di dời một loạt cảng biển thể hiện quyết tâm đưa cảng biển Việt Nam trở thành ngành vận chuyển mũi nhọn cho hàng hóa xuất nhập khẩu và để thúc đẩy khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Huệ, cần có sự cẩn trọng trong nghiên cứu qui hoạch với mục tiêu dài hạn và phải có tầm nhìn chiến lược vài chục năm có khi lên đến trăm năm (cảng Hải Phòng, Sài Gòn) tránh đầu tư lộn xộn, dàn trải như trước kia.
Theo đó, việc nâng cấp qui hoạch cảng biển trọng điểm 3 vùng kinh tế Bắc - Trung- Nam trở thành cảng cửa ngõ quốc tế : cảng cửa ngõ quốc tế Hải phòng (cảng Lạch Huyện); cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); dự án cảng trung chuyển Container quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) và luồng qua cửa Định An phục vụ tàu ra vào trên sông Hậu phải lập dự án cụ thể và có đơn vị chịu trách nhiệm quản lí khai thác trực tiếp, nhanh chóng lập quĩ đầu tư phát triển và quản lí khai thác hạ tầng cảng biển để thu hồi vốn và lãi cho nhà nước nhằm đầu tư các dự án tiếp theo.
Tuy nhiên, theo ThS. Nguyễn Anh Tuấn (Vụ Lữ hành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ trương qui hoạch phát triển cảng biển của Nhà nước chưa tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch biển. Hiện nay, trong khi chúng ta đang ra sức tuyên truyền xây dựng thương hiệu Việt Nam gắn liền với kinh tế biển thì quên lại quên mất tiềm năng to lớn của hệ thống cảng biển với du lịch.
Cảng Việt Nam vốn chỉ thực hiện một chức năng là bốc, xếp hàng hóa. Do đó, cần phải có chính sách đầu tư, chiến lược qui hoạch hạ tầng cảng biển, hậu phương cảng để có thể thu hút được nhiều đoàn tàu du lịch biển nhiều "sao" đến Việt Nam hơn. Nếu có thể, trong thời gian tới trước hết cần phải triển khai tập trung qui hoạch, đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng biển chuyên dụng đón khách du lịch tàu biển, trước là các cảng Sài Gòn, Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Đà Nẵng, Chân Mây, Hạ Long.
Cảng du lịch phải có khu vực dành riêng cho khách và các hoạt động của tàu, có ga hành khách hiện đại với đầy đủ tiện nghi như ở các ga hàng không. Đầu tư cho cảng chuyên dụng cho du lịch sẽ mất thời gian và tốn nhiều chi phí, nhưng về lâu dài lợi nhuận từ du lịch là rất lớn, và nó sẽ tạo cho Việt Nam một thương hiệu gắn liền với biển trong lòng du khách quốc tế.
Dự kiến đến năm 2010, sẽ có khoảng 210 triệu tấn hàng hóa qua cảng và khoảng 400 triệu cho năm 2020.
Mức độ tăng trưởng này đòi hỏi cảng biển Việt Nam phải nâng công suất lên tới 2- 4 lần so với hiện nay và lượng vốn cần để nâng cấp, đầu tư mới cảng biển khoảng gần 4 tỉ USD. Hiện nay, cảng biển Việt Nam đang chiếm đến 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, có vai trò quyết định đến sự sống còn của một số ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ nhập khẩu như : sắt, thép, giấy, gas, xăng, dầu...
Sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp đó cùng nhiều tổ hợp các khu công nghiệp mới liên tục được hình thành đang đẩy hệ thống cảng biển vào tình trạng quá tải. Việc xuất nhập khẩu hàng hóa bách hợp, chuyên dụng với chi phí vận chuyển thấp qua đường biển đòi hỏi phải có những cảng chuyên nghiệp, cảng nước sâu có năng lực tiếp nhận tàu trọng tải lớn 5-7 đến 10 vạn tấn nhưng ở Việt Nam chưa có một cảng nào đáp ứng được.
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vẫn phải trung chuyển qua nhiều cảng nước ngoài dẫn đến tăng cước phí vận tải (từ 101 USD đến 231 USD/thùng hàng container 20 feets). Ngược lại các tàu hàng quốc tế đến Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng xếp hàng chờ vào bến, hay bốc xếp dỡ hàng không hết công suất.
Điển hình như Cảng than Cẩm Phả, Nghi Sơn, Qui Nhơn... Chính vì thiếu bến, bến không đủ lớn, hiện đại mà mỗi ngày doanh nghiệp phải mất thêm chi phí 7.000- 8.000USD/ngày do tàu phải nằm chờ, khiến hàng hóa vào Việt Nam đắt đỏ hơn rất nhiều.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Ngọc Huệ - Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cảng Việt Nam đang bị lạc hậu, yếu kém do không có sự qui hoạch đồng bộ một cách khoa học giữa các bộ, ngành. Xây dựng cảng chưa gắn liền với các khu công nghiệp năng động, trọng điểm. Cảng bị cô lập vì thiếu hệ thống điện nước, dịch vụ ngân hàng, thông tin liên lạc hỗ trợ.
Đặc biệt, nhiều dự án xây dựng cảng như: Khu Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu), khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè - Tp.HCM) với số vốn hàng trăm triệu USD vẫn đang bị "treo" do nhiều dự án đường giao thông vào cảng không được xây dựng.
Vừa qua, Chính phủ quyết định qui hoạch, nâng cấp, di dời một loạt cảng biển thể hiện quyết tâm đưa cảng biển Việt Nam trở thành ngành vận chuyển mũi nhọn cho hàng hóa xuất nhập khẩu và để thúc đẩy khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Huệ, cần có sự cẩn trọng trong nghiên cứu qui hoạch với mục tiêu dài hạn và phải có tầm nhìn chiến lược vài chục năm có khi lên đến trăm năm (cảng Hải Phòng, Sài Gòn) tránh đầu tư lộn xộn, dàn trải như trước kia.
Theo đó, việc nâng cấp qui hoạch cảng biển trọng điểm 3 vùng kinh tế Bắc - Trung- Nam trở thành cảng cửa ngõ quốc tế : cảng cửa ngõ quốc tế Hải phòng (cảng Lạch Huyện); cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); dự án cảng trung chuyển Container quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) và luồng qua cửa Định An phục vụ tàu ra vào trên sông Hậu phải lập dự án cụ thể và có đơn vị chịu trách nhiệm quản lí khai thác trực tiếp, nhanh chóng lập quĩ đầu tư phát triển và quản lí khai thác hạ tầng cảng biển để thu hồi vốn và lãi cho nhà nước nhằm đầu tư các dự án tiếp theo.
Tuy nhiên, theo ThS. Nguyễn Anh Tuấn (Vụ Lữ hành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ trương qui hoạch phát triển cảng biển của Nhà nước chưa tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch biển. Hiện nay, trong khi chúng ta đang ra sức tuyên truyền xây dựng thương hiệu Việt Nam gắn liền với kinh tế biển thì quên lại quên mất tiềm năng to lớn của hệ thống cảng biển với du lịch.
Cảng Việt Nam vốn chỉ thực hiện một chức năng là bốc, xếp hàng hóa. Do đó, cần phải có chính sách đầu tư, chiến lược qui hoạch hạ tầng cảng biển, hậu phương cảng để có thể thu hút được nhiều đoàn tàu du lịch biển nhiều "sao" đến Việt Nam hơn. Nếu có thể, trong thời gian tới trước hết cần phải triển khai tập trung qui hoạch, đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng biển chuyên dụng đón khách du lịch tàu biển, trước là các cảng Sài Gòn, Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang, Đà Nẵng, Chân Mây, Hạ Long.
Cảng du lịch phải có khu vực dành riêng cho khách và các hoạt động của tàu, có ga hành khách hiện đại với đầy đủ tiện nghi như ở các ga hàng không. Đầu tư cho cảng chuyên dụng cho du lịch sẽ mất thời gian và tốn nhiều chi phí, nhưng về lâu dài lợi nhuận từ du lịch là rất lớn, và nó sẽ tạo cho Việt Nam một thương hiệu gắn liền với biển trong lòng du khách quốc tế.