“Tây” không còn được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Việt Nam?
Dự kiến điều chỉnh chính sách để hạn chế vốn của người nước ngoài vào Việt Nam hưởng chênh lệch lãi suất
Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo nghị định thay thế Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối. Quy định về tiết kiệm cá nhân là người nước ngoài dự kiến sẽ thay đổi.
Theo nội dung dự thảo, người cư trú phải là công dân Việt Nam mới được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Điều này đồng nghĩa, các cá nhân là người nước ngoài có thể sẽ không còn được gửi tiết kiệm ngoại tệ như trước.
Nội dung dự kiến thay đổi trên được ban soạn thảo giải thích là “cho phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 24 Pháp lệnh Ngoại hối (quy định người cư trú là “cá nhân” được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Nghị định 160 là mở rộng so với Pháp lệnh Ngoại hối)”.
Về cơ chế cho phép cá nhân người nước ngoài được gửi tiết kiệm ngoại tệ thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước giải trình rằng, do Nghị định 160 được ban hành trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam, nên một số quy định tại Nghị định thông thoáng hơn so với quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối (như quy định về tiết kiệm ngoại tệ của cá nhân người nước ngoài là người cư trú…). Đến nay cần phải xem xét, điều chỉnh lại để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối, đối tượng được gửi tiết kiệm ngoại tệ là công dân Việt Nam, tuy nhiên quy định tại Nghị định 160 và Quy chế tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nhà nước lại cho phép người cư trú là cá nhân (bao gồm cả công dân Việt Nam và cá nhân nước ngoài) được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
“Điều này dẫn đến sự không thống nhất giữa các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, cần sửa đổi để đưa ra các quy định thống nhất, tạo sự minh bạch của pháp luật đối với nội dung nêu trên. Việc nghiên cứu, sửa đổi các quy định cũng tạo điều kiện để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với hoạt động ngoại hối”, Ngân hàng Nhà nước giải thích.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo dự thảo nghị định trên cho rằng, trong thời gian qua, do có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, một số cá nhân là người nước ngoài đã chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Họ chuyển số ngoại tệ đó sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất và sau đó tất toán toàn bộ gốc và lãi để chuyển ra nước ngoài.
“Thực chất, đây là hoạt động đầu tư của các cá nhân người nước ngoài vào Việt Nam nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Điều này gâp áp lực lên thị trường ngoại tệ của Việt Nam đặc biệt là trong những thời kỳ căng thẳng ngoại tệ”, Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận.
Những năm trước, ngay cả trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007), lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại liên tục tăng cao, tạo chênh lệch lớn so với lãi suất trên thị trường thế giới. Cao điểm cuối năm 2010 đầu 2011, một số ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động USD, áp từ 5,5% tới 6,35%/năm cho các kỳ hạn từ 3 - 36 tháng, trong khi lãi suất trên thị trường thế giới rất thấp, các mức lãi suất tham khảo như Libor, Sibor thời điểm đó chỉ ở 0,5%/năm.
Từ ngày 13/4/2011, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp trần lãi suất huy động USD, đối với tiền gửi của tổ chức tối đa là 1%/năm, với cá nhân tối đa là 3%/năm. Sau đó, nhà điều hành tiếp tục từng bước hạ các mức trần này. Ở lần điều chỉnh gần nhất, ngày 28/6/2013, các mức trần lần lượt hạ xuống chỉ còn 0,25%/năm đối với tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của cá nhân.
Theo nội dung dự thảo, người cư trú phải là công dân Việt Nam mới được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại. Điều này đồng nghĩa, các cá nhân là người nước ngoài có thể sẽ không còn được gửi tiết kiệm ngoại tệ như trước.
Nội dung dự kiến thay đổi trên được ban soạn thảo giải thích là “cho phù hợp với quy định tại khoản 2 điều 24 Pháp lệnh Ngoại hối (quy định người cư trú là “cá nhân” được gửi tiết kiệm ngoại tệ tại Nghị định 160 là mở rộng so với Pháp lệnh Ngoại hối)”.
Về cơ chế cho phép cá nhân người nước ngoài được gửi tiết kiệm ngoại tệ thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước giải trình rằng, do Nghị định 160 được ban hành trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam, nên một số quy định tại Nghị định thông thoáng hơn so với quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối (như quy định về tiết kiệm ngoại tệ của cá nhân người nước ngoài là người cư trú…). Đến nay cần phải xem xét, điều chỉnh lại để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Pháp lệnh Ngoại hối, đối tượng được gửi tiết kiệm ngoại tệ là công dân Việt Nam, tuy nhiên quy định tại Nghị định 160 và Quy chế tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng Nhà nước lại cho phép người cư trú là cá nhân (bao gồm cả công dân Việt Nam và cá nhân nước ngoài) được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ.
“Điều này dẫn đến sự không thống nhất giữa các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy, cần sửa đổi để đưa ra các quy định thống nhất, tạo sự minh bạch của pháp luật đối với nội dung nêu trên. Việc nghiên cứu, sửa đổi các quy định cũng tạo điều kiện để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với hoạt động ngoại hối”, Ngân hàng Nhà nước giải thích.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo dự thảo nghị định trên cho rằng, trong thời gian qua, do có sự chênh lệch lớn giữa lãi suất tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ, một số cá nhân là người nước ngoài đã chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Họ chuyển số ngoại tệ đó sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất và sau đó tất toán toàn bộ gốc và lãi để chuyển ra nước ngoài.
“Thực chất, đây là hoạt động đầu tư của các cá nhân người nước ngoài vào Việt Nam nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. Điều này gâp áp lực lên thị trường ngoại tệ của Việt Nam đặc biệt là trong những thời kỳ căng thẳng ngoại tệ”, Ngân hàng Nhà nước nhìn nhận.
Những năm trước, ngay cả trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007), lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại liên tục tăng cao, tạo chênh lệch lớn so với lãi suất trên thị trường thế giới. Cao điểm cuối năm 2010 đầu 2011, một số ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động USD, áp từ 5,5% tới 6,35%/năm cho các kỳ hạn từ 3 - 36 tháng, trong khi lãi suất trên thị trường thế giới rất thấp, các mức lãi suất tham khảo như Libor, Sibor thời điểm đó chỉ ở 0,5%/năm.
Từ ngày 13/4/2011, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp trần lãi suất huy động USD, đối với tiền gửi của tổ chức tối đa là 1%/năm, với cá nhân tối đa là 3%/năm. Sau đó, nhà điều hành tiếp tục từng bước hạ các mức trần này. Ở lần điều chỉnh gần nhất, ngày 28/6/2013, các mức trần lần lượt hạ xuống chỉ còn 0,25%/năm đối với tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của cá nhân.