Techcombank hợp tác nâng chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ
Techcombank vừa ký bản ghi nhớ hợp tác với Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC-MPDF)
Techcombank vừa ký bản ghi nhớ hợp tác với Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân, thuộc Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC-MPDF).
Với bản ghi nhớ trên, IFC - MPDF sẽ hỗ trợ Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) mở rộng phạm vi và chất lượng các dịch vụ tài chính ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ cũng như cho các khách hàng cá nhân.
Khối doanh nghiệp trên đang là một mũi nhọn trong chủ trương ưu tiên phát triển của Techcombank.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, nói: “Chúng tôi đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trong khối kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và khách hàng bán lẻ. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng sự có mặt của mình với những sản phẩm mới và khả năng tiếp cận dễ dàng hơn cho khách hàng”.
Theo đánh giá của bà Margarete Biallas, Giám đốc IFC-MPDF, các dịch vụ tài chính và tín dụng và kênh phân phối cho hai đối tượng khách hàng nói trên còn chậm phát triển ở Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp lớn, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một phần lớn và đóng vai trò quan trọng. Theo đó, cần có các kênh dịch vụ và phân phối đặc thù cho nhóm khách hàng này.
Một đánh giá mới đây của IFC cũng cho thấy, mặc dù đã được xếp vào hàng những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam về thị phần cũng như tốc độ tăng trưởng, Techcombank hiện vẫn cần phát triển một chiến lược tổng thể, tập trung phát triển các kỹ năng cũng như các sản phẩm đặc thù cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông qua bản ghi nhớ trên, IFC sẽ hợp tác với Techcombank để tăng cường năng lực cho ngân hàng này xác định nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, phát triển những sản phẩm ngân hàng thiết yếu cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, và củng cố chức năng quản lý rủi ro của các dịch vụ và sản phẩm cho khối khách hàng này.
“Sản phẩm mới có thể bao gồm sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động. Đây là một dịch vụ mới chúng tôi đã nghiên cứu từ lâu và mong muốn sẽ phát triển hơn nữa,” ông Vinh cho biết.
Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, IFC dự kiến sẽ cung cấp cho Techcombank nguồn tín dụng dài hạn và hạn mức tài trợ thương mại toàn cầu. Ông Sin Foong Wong, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam cho biết IFC đang khẩn trương hoàn tất việc đàm phán với Techcombank về một hạn mức tài trợ thương mại toàn cầu và một khoản cho vay dài hạn bằng nội tệ, nhằm hỗ trợ Techcombank xây dựng danh mục cho vay cho khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, IFC và Techcombank dự kiến phát triển một số “bộ công cụ” dễ hiểu và áp dụng nhằm hướng dẫn nghiệp vụ phát triển và tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ mới.
Với bản ghi nhớ trên, IFC - MPDF sẽ hỗ trợ Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) mở rộng phạm vi và chất lượng các dịch vụ tài chính ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ cũng như cho các khách hàng cá nhân.
Khối doanh nghiệp trên đang là một mũi nhọn trong chủ trương ưu tiên phát triển của Techcombank.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank, nói: “Chúng tôi đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trong khối kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, và khách hàng bán lẻ. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng sự có mặt của mình với những sản phẩm mới và khả năng tiếp cận dễ dàng hơn cho khách hàng”.
Theo đánh giá của bà Margarete Biallas, Giám đốc IFC-MPDF, các dịch vụ tài chính và tín dụng và kênh phân phối cho hai đối tượng khách hàng nói trên còn chậm phát triển ở Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp lớn, trong khi đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn chiếm một phần lớn và đóng vai trò quan trọng. Theo đó, cần có các kênh dịch vụ và phân phối đặc thù cho nhóm khách hàng này.
Một đánh giá mới đây của IFC cũng cho thấy, mặc dù đã được xếp vào hàng những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam về thị phần cũng như tốc độ tăng trưởng, Techcombank hiện vẫn cần phát triển một chiến lược tổng thể, tập trung phát triển các kỹ năng cũng như các sản phẩm đặc thù cho đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông qua bản ghi nhớ trên, IFC sẽ hợp tác với Techcombank để tăng cường năng lực cho ngân hàng này xác định nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, phát triển những sản phẩm ngân hàng thiết yếu cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, và củng cố chức năng quản lý rủi ro của các dịch vụ và sản phẩm cho khối khách hàng này.
“Sản phẩm mới có thể bao gồm sản phẩm dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động. Đây là một dịch vụ mới chúng tôi đã nghiên cứu từ lâu và mong muốn sẽ phát triển hơn nữa,” ông Vinh cho biết.
Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, IFC dự kiến sẽ cung cấp cho Techcombank nguồn tín dụng dài hạn và hạn mức tài trợ thương mại toàn cầu. Ông Sin Foong Wong, Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam cho biết IFC đang khẩn trương hoàn tất việc đàm phán với Techcombank về một hạn mức tài trợ thương mại toàn cầu và một khoản cho vay dài hạn bằng nội tệ, nhằm hỗ trợ Techcombank xây dựng danh mục cho vay cho khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện dự án, IFC và Techcombank dự kiến phát triển một số “bộ công cụ” dễ hiểu và áp dụng nhằm hướng dẫn nghiệp vụ phát triển và tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ mới.