Thái Lan: Chỉ số rủi ro kinh doanh tăng vọt
Theo Công ty Tư vấn Rủi ro chính trị và kinh tế (PERC), các điều kiện kinh doanh tại Thái Lan năm 2007 có thể còn xấu hơn
Công ty Tư vấn Rủi ro chính trị và kinh tế (PERC) ở Hồng Kông vừa công bố kết quả điều tra cho biết, mức độ rủi ro kinh doanh tại Thái Lan tăng vọt, do các vấn đề chính trị trong nước.
Việc Thái Lan gia tăng kiểm soát tiền tệ và hạn chế đầu tư nước ngoài vừa qua đã gây sốc với giới doanh nhân và đầu tư. Các điều kiện kinh doanh tại Thái Lan trong 2007 có thể còn xấu hơn.
PERC kết luận rằng, trong 14 nước mà công ty này khảo sát, Thái Lan là nước mà các nhà đầu tư phải theo dõi hết sức chặt chẽ những thay đổi có thể tác động tới rủi ro kinh doanh.
Trong thang điểm từ 0 đến 10 mà PERC công bố (số càng thấp càng tốt), Thái Lan đứng thứ 9/14 nước với chỉ số điểm 5,49, là chỉ số rủi ro kinh doanh cao hơn nhiều nước ASEAN như: Singapore, Malaysia, Việt Nam...
Lo ngại của giới đầu tư tăng lên
Theo kết quả xếp hạng, năm 2006, trong 61 nền kinh tế thế giới, sức cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan giảm 5 bậc, từ vị trí 27 xuống 32. Bên cạnh sự sa sút do những bất ổn chính trị, kinh tế Thái Lan thời gian qua liên tục có những vấp váp do các chính sách kinh tế kém hiệu quả của Chính phủ.
Chính quyền Thái Lan hồi tháng 1 vừa qua đã chủ trương sửa đổi Luật doanh nghiệp nước ngoài, áp đặt những hạn chế mới về đầu tư. Theo đó, buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư có cổ phần lớn tại Thái Lan phải nhanh chóng tìm thêm đối tác mới để chia sẻ cổ phần đang nắm giữ tại các công ty Thái trong vòng 1 năm, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các công ty Thái xuống thấp hơn 50%. Hạn chế này đã gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngay sau khi Thái Lan công bố hạn chế mới này, chỉ số chứng khoán SET- Index của Thái đã giảm tới 2,4%, là một trong những đợt sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua. Riêng đồng Baht giảm 0,8%. Đây còn là đòn giáng mạnh vào lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, kể từ sau khi Chính phủ mới do quân đội ủng hộ lên nắm quyền.
Trước đó, Ngân hàng T.Ư Thái Lan cũng đã phải chính thức lên tiếng thừa nhận sai lầm khi vội vàng áp dụng chính sách kiểm soát tiền tệ quá hà khắc đối với thị trường chứng khoán.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Tarisa Watanagase cho biết: Ngân hàng Trung ương có tính đến phản ứng của thị trường chứng khoán nhưng không tiên liệu hết ảnh hưởng của chính sách.
Sau khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan ban bố quyết định phong toả 30% giá trị các tài khoản bằng ngoại tệ nhằm mục đích đầu tư chứng khoán vào cuối năm 2006, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước này giảm 15% - mức giảm kỉ lục của một phiên giao dịch trong vòng 31 năm lịch sử chứng khoán Thái Lan. Thiệt hại của thị trường chứng khoán lên tới 23 tỷ USD chỉ trong 1 ngày.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Bernama của Malaysia, đầu tuần qua, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanol vẫn khẳng định các kế hoạch cải cách chính sách kinh tế của Chính phủ Thái Lan sẽ không làm tổn hại đến lòng tin của giới đầu tư vào nền kinh tế nước này.
Thủ tướng Syrayud nói rằng nền kinh tế Thái Lan hiện đang vận hành tốt với tốc độ tăng trưởng khá ở mức 4%, đồng thời quả quyết ông rất hài lòng với những gì Chính phủ của ông đang làm.
Cảnh báo khủng hoảng chính trị-xã hội trầm trọng
Phát biểu nêu trên của Thủ tướng Surayud được đưa ra vài ngày sau khi ông Somkid Jatusripitak, người đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế của Chính phủ Thái Lan, từ chức sau khi nhậm chức chưa đầy một tuần.
Các nhà phân tích cho rằng sự ra đi của ông Somkid-một nhà kinh tế uy tín, sẽ làm tăng thêm những lo ngại của giới đầu tư về khả năng điều hành nền kinh tế đất nước của Thủ tướng Surayud giữa lúc ngày càng gia tăng sự không chắc chắn về các chính sách của ông cũng như những khó hiểu trong chính sách kinh tế của Thái Lan.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đề xuất của Chính phủ về sửa đổi Luật doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài không được phép kiểm soát trên 50% cổ phần trong các công ty của Thái Lan đã khiến họ không an tâm và khó hiểu.
Trong nỗ lực trấn an các nhà đầu tư, ông Surayud nói rằng đề xuất về sửa đổi Luật doanh nghiệp nước ngoài vẫn "đang trong giai đoạn thảo luận và cân nhắc" và rằng Chính phủ sẽ lắng nghe ý kiến của giới đầu tư.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) cũng vừa cho biết Chính phủ nước này có kế hoạch nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát vốn, nhằm đáp ứng lời kêu gọi của các hãng bảo hiểm của các quỹ thu nhập và tài sản cố định.
Trong tuần qua BOT vẫn phải can thiệp để làm chậm tốc độ tăng giá của đồng Baht do luồng tiền được đầu tư vào thị trường chứng khoán của nước này và thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan tiếp tục gia tăng đã khiến cho giá của đồng Bath tăng mạnh.
Bất chấp những tuyên bố lạc quan của Thủ tướng Thái Lan, giới quan sát vẫn đang tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế Thái Lan trong năm nay.
Sau vụ hai du khách nước ngoài bị tấn công tại Thái Lan cuối tháng 2 vừa qua, nhiều người lo ngại ngành du lịch vốn là một trụ cột của kinh tế của Thái sẽ gặp nhiều khó khăn do những bất ổn chính trị.
Đầu tuần qua, nhà khoa học xã hội nổi tiếng Thái Lan, ông Thirayuth Booomi đã cảnh báo Thái Lan có thể sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội trầm trọng hơn, nếu Chính phủ chưa lựa chọn được đường lối đúng đắn để đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng hiện nay.
Việc Thái Lan gia tăng kiểm soát tiền tệ và hạn chế đầu tư nước ngoài vừa qua đã gây sốc với giới doanh nhân và đầu tư. Các điều kiện kinh doanh tại Thái Lan trong 2007 có thể còn xấu hơn.
PERC kết luận rằng, trong 14 nước mà công ty này khảo sát, Thái Lan là nước mà các nhà đầu tư phải theo dõi hết sức chặt chẽ những thay đổi có thể tác động tới rủi ro kinh doanh.
Trong thang điểm từ 0 đến 10 mà PERC công bố (số càng thấp càng tốt), Thái Lan đứng thứ 9/14 nước với chỉ số điểm 5,49, là chỉ số rủi ro kinh doanh cao hơn nhiều nước ASEAN như: Singapore, Malaysia, Việt Nam...
Lo ngại của giới đầu tư tăng lên
Theo kết quả xếp hạng, năm 2006, trong 61 nền kinh tế thế giới, sức cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan giảm 5 bậc, từ vị trí 27 xuống 32. Bên cạnh sự sa sút do những bất ổn chính trị, kinh tế Thái Lan thời gian qua liên tục có những vấp váp do các chính sách kinh tế kém hiệu quả của Chính phủ.
Chính quyền Thái Lan hồi tháng 1 vừa qua đã chủ trương sửa đổi Luật doanh nghiệp nước ngoài, áp đặt những hạn chế mới về đầu tư. Theo đó, buộc các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư có cổ phần lớn tại Thái Lan phải nhanh chóng tìm thêm đối tác mới để chia sẻ cổ phần đang nắm giữ tại các công ty Thái trong vòng 1 năm, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần tại các công ty Thái xuống thấp hơn 50%. Hạn chế này đã gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngay sau khi Thái Lan công bố hạn chế mới này, chỉ số chứng khoán SET- Index của Thái đã giảm tới 2,4%, là một trong những đợt sụt giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm qua. Riêng đồng Baht giảm 0,8%. Đây còn là đòn giáng mạnh vào lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, kể từ sau khi Chính phủ mới do quân đội ủng hộ lên nắm quyền.
Trước đó, Ngân hàng T.Ư Thái Lan cũng đã phải chính thức lên tiếng thừa nhận sai lầm khi vội vàng áp dụng chính sách kiểm soát tiền tệ quá hà khắc đối với thị trường chứng khoán.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan Tarisa Watanagase cho biết: Ngân hàng Trung ương có tính đến phản ứng của thị trường chứng khoán nhưng không tiên liệu hết ảnh hưởng của chính sách.
Sau khi Ngân hàng Trung ương Thái Lan ban bố quyết định phong toả 30% giá trị các tài khoản bằng ngoại tệ nhằm mục đích đầu tư chứng khoán vào cuối năm 2006, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước này giảm 15% - mức giảm kỉ lục của một phiên giao dịch trong vòng 31 năm lịch sử chứng khoán Thái Lan. Thiệt hại của thị trường chứng khoán lên tới 23 tỷ USD chỉ trong 1 ngày.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Bernama của Malaysia, đầu tuần qua, Thủ tướng Thái Lan Surayud Chulanol vẫn khẳng định các kế hoạch cải cách chính sách kinh tế của Chính phủ Thái Lan sẽ không làm tổn hại đến lòng tin của giới đầu tư vào nền kinh tế nước này.
Thủ tướng Syrayud nói rằng nền kinh tế Thái Lan hiện đang vận hành tốt với tốc độ tăng trưởng khá ở mức 4%, đồng thời quả quyết ông rất hài lòng với những gì Chính phủ của ông đang làm.
Cảnh báo khủng hoảng chính trị-xã hội trầm trọng
Phát biểu nêu trên của Thủ tướng Surayud được đưa ra vài ngày sau khi ông Somkid Jatusripitak, người đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế của Chính phủ Thái Lan, từ chức sau khi nhậm chức chưa đầy một tuần.
Các nhà phân tích cho rằng sự ra đi của ông Somkid-một nhà kinh tế uy tín, sẽ làm tăng thêm những lo ngại của giới đầu tư về khả năng điều hành nền kinh tế đất nước của Thủ tướng Surayud giữa lúc ngày càng gia tăng sự không chắc chắn về các chính sách của ông cũng như những khó hiểu trong chính sách kinh tế của Thái Lan.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng đề xuất của Chính phủ về sửa đổi Luật doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài không được phép kiểm soát trên 50% cổ phần trong các công ty của Thái Lan đã khiến họ không an tâm và khó hiểu.
Trong nỗ lực trấn an các nhà đầu tư, ông Surayud nói rằng đề xuất về sửa đổi Luật doanh nghiệp nước ngoài vẫn "đang trong giai đoạn thảo luận và cân nhắc" và rằng Chính phủ sẽ lắng nghe ý kiến của giới đầu tư.
Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT) cũng vừa cho biết Chính phủ nước này có kế hoạch nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát vốn, nhằm đáp ứng lời kêu gọi của các hãng bảo hiểm của các quỹ thu nhập và tài sản cố định.
Trong tuần qua BOT vẫn phải can thiệp để làm chậm tốc độ tăng giá của đồng Baht do luồng tiền được đầu tư vào thị trường chứng khoán của nước này và thặng dư tài khoản vãng lai của Thái Lan tiếp tục gia tăng đã khiến cho giá của đồng Bath tăng mạnh.
Bất chấp những tuyên bố lạc quan của Thủ tướng Thái Lan, giới quan sát vẫn đang tỏ ra bi quan về tình hình kinh tế Thái Lan trong năm nay.
Sau vụ hai du khách nước ngoài bị tấn công tại Thái Lan cuối tháng 2 vừa qua, nhiều người lo ngại ngành du lịch vốn là một trụ cột của kinh tế của Thái sẽ gặp nhiều khó khăn do những bất ổn chính trị.
Đầu tuần qua, nhà khoa học xã hội nổi tiếng Thái Lan, ông Thirayuth Booomi đã cảnh báo Thái Lan có thể sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội trầm trọng hơn, nếu Chính phủ chưa lựa chọn được đường lối đúng đắn để đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng hiện nay.