Thảm họa môi trường ở đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử có nguy cơ trở thành một thảm họa môi trường khủng khiếp nếu Trung Quốc không hành động kịp thời
Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử có nguy cơ trở thành một thảm họa môi trường khủng khiếp nếu Chính phủ không hành động kịp thời, các viên chức cao cấp Trung Quốc cảnh báo như vậy về tác động sinh thái của công trình này.
Lâu nay, Chính phủ Trung Quốc vẫn bày tỏ niềm tự hào về đập thủy điện Tam Hiệp - công trình vĩ đại nhất Trung Quốc kể từ khi Vạn lý Trường thành được xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, những lời bình luận đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ thứ Tư tuần trước bộc lộ một sự thừa nhận hiếm hoi rằng những dự đoán khủng khiếp của các chuyên gia quốc tế và trong nước về sự tàn phá môi trường sinh thái mà con đập lớn nhất thế giới này gây ra đang dần trở thành sự thật.
Những vụ sạt lở đất, lắng đọng bùn và xói mòn đất bên trên đập Tam Hiệp đang tạo ra các mối nguy không thể coi thường về an toàn và môi trường. Ông Vương Tiểu Phong, Giám đốc Ủy ban Xây dựng đập Tam Hiệp thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, nói rằng: “Chúng ta không thể đánh đổi sự tàn phá môi trường để lấy những lợi ích kinh tế trước mắt”.
Ô nhiễm nguồn nước và tổn thất lớn về kinh tế
Ông Wang Weiluo, một nhà khoa học thủy điện nổi tiếng của Trung Quốc, cho biết kể từ khi nước sông được đưa vào chứa trong hồ thì lưu lượng nước chậm hẳn và khả năng tự làm sạch sụt giảm. Các nhà khoa học ghi nhận lưu lượng nước sông Dương Tử phía trên đập đã giảm từ 2 m/giây xuống còn 0,2 mét/giây, khiến cho chất phù sa trong dòng nước bùn nổi tiếng của con sông này bị lắng xuống đáy sông.
Hiện tượng xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý vào hồ chứa nước và sự lắng đọng các chất độc hại đã tạo thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm tăng thì chất lượng nước giảm. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục, hồ chứa nước khổng lồ của đập Tam Hiệp sẽ bị ô nhiễm trầm trọng và tổn hại đến sức khỏe của hơn 31 triệu dân sống xung quanh.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước, Chính phủ Trung Quốc vừa mới đầu tư 40 tỉ nhân dân tệ (tương đương 5,5 tỉ USD). Nhưng Giáo sư Zhang Guangdou thuộc trường Đại học Bắc Kinh cho rằng phải mất tới 300 tỉ nhân dân tệ (40 tỉ USD). Cộng với kinh phí 200 tỉ nhân dân tệ (25 tỉ USD) đầu tư xây dựng công trình, hiệu quả kinh tế của dự án đã trở thành một câu hỏi lớn.
Lưu thông khó khăn
Là dòng sông lớn nhất nước, sông Dương Tử là thủy lộ quan trọng nhất của Trung Quốc nối miền Tây xa xôi với Thái Bình Dương gần thành phố Thượng Hải. Sau 15 năm xây dựng, đập Tam Hiệp đã làm tắc tị việc giao thông trên một quãng sông dài 600 ki lô mét. Không chỉ gây ách tắc giao thông mà theo các quan chức địa phương, tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng thường xuyên, còn các loại tảo thì bùng nổ khắp hồ chứa.
Theo ông Jean-Louis Chaussade, nhà quản trị trưởng của Công ty Suez Environment, trong cuộc gặp gỡ các quan chức địa phương Trung Quốc gần đây, sự lắng đọng gia tăng sẽ làm cho tàu bè không thể đi lại được trên nhiều phần của dòng sông. “Trung Quốc không có lựa chọn nào khác, nếu như không giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước thì tăng trưởng kinh tế sẽ ngừng lại. Đây là điều mà chính phủ nên hiểu”, ông Chaussade nói.
Nguy cơ động đất
Ông Wang Weiluo cho biết khả năng gây ra động đất của dự án đập Tam Hiệp là rất cao. Nguyên nhân chính là việc chứa trong hồ một lượng nước khổng lồ đã làm gia tăng áp lực lên vỏ trái đất và nước sẽ thâm nhập vào những vết nứt của đáy hồ, làm sạt lớp địa tầng, dẫn tới động đất. Ông này nói rằng: “Trước khi xây đập Tam Hiệp phía thượng nguồn chỉ có 150 vụ sạt lở mỗi năm, song nay thì có tới 1.200 vụ sạt lở, cao gấp gần 10 lần. Nguyên nhân của những vụ sạt lở mới này là việc gia tăng áp lực nước và dư chấn của động đất bên dưới lòng hồ”.
Để kiểm soát tình trạng sạt lở, chính quyền đã đầu tư ban đầu 4 tỉ nhân dân tệ (550 triệu USD) và đầu tư bổ sung 120 tỉ nhân dân tệ. Những khoản đầu tư này không nằm trong ngân quỹ dự án. Vì khả năng đập và hồ chứa gây ra động đất là rất lớn, các biện pháp khắc phục đang được tiến hành vẫn không thể bảo đảm rằng động đất sẽ không xảy ra trong tương lai.
Ảnh hưởng đến đời sống nhân dân
Phóng viên BBC tại Thượng Hải nói rằng Chính phủ Trung Quốc đang lo ngại rằng việc tàn phá môi sinh có thể gây bất ổn định về chính trị. Đầu mùa hè vừa qua, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ môi trường Trung Quốc cảnh báo rằng các quan ngại về môi trường đã làm tăng con số các cuộc biểu tình trong nước. Tuy nhiên nay chẳng còn con sông nào ở Trung Quốc mà không bị ngăn trở bởi các công trình thủy lợi và thủy điện.
Bắt đầu xây dựng từ năm 1993, dự án đập Tam Hiệp trị giá hơn 23,6 tỉ USD này đã gặp phải sự phàn nàn của nhiều giới về chi phí, môi trường và việc di dời 1,4 triệu người dân khỏi các khu vực bị ảnh hưởng. Bờ trái của đập đã bắt đầu phát điện từ năm 2005 và các tua-bin ở bờ phải sẽ phát dòng điện đầu tiên vào lưới điện trong tháng này. Công trình dự định sẽ hoàn chỉnh vào năm 2009.
Các quan chức Chính phủ Trung Quốc cho rằng, lợi ích về môi trường mà Nhà máy Thủy điện Tam Hiệp mang lại sẽ bù được chi phí. Hiện nay, mỗi năm đập Tam Hiệp sản xuất lượng điện đủ thay thế cho 50 triệu tấn than và giảm hơn 100 triệu tấn khí thải CO2. Dù vậy các chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để trở thành nước thải CO2 lớn nhất thế giới ngay trong năm nay.
Vấn nạn môi trường của đập Tam Hiệp cũng đã được đặt lên bàn làm việc của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đã phát biểu rằng: “Cái giá môi trường là nặng nề nhất trong số các vấn đề trầm trọng mà dự án đập Tam Hiệp gây ra”. Nhưng giải quyết thế nào là chuyện không đơn giản.
Lâu nay, Chính phủ Trung Quốc vẫn bày tỏ niềm tự hào về đập thủy điện Tam Hiệp - công trình vĩ đại nhất Trung Quốc kể từ khi Vạn lý Trường thành được xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, những lời bình luận đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ thứ Tư tuần trước bộc lộ một sự thừa nhận hiếm hoi rằng những dự đoán khủng khiếp của các chuyên gia quốc tế và trong nước về sự tàn phá môi trường sinh thái mà con đập lớn nhất thế giới này gây ra đang dần trở thành sự thật.
Những vụ sạt lở đất, lắng đọng bùn và xói mòn đất bên trên đập Tam Hiệp đang tạo ra các mối nguy không thể coi thường về an toàn và môi trường. Ông Vương Tiểu Phong, Giám đốc Ủy ban Xây dựng đập Tam Hiệp thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, nói rằng: “Chúng ta không thể đánh đổi sự tàn phá môi trường để lấy những lợi ích kinh tế trước mắt”.
Ô nhiễm nguồn nước và tổn thất lớn về kinh tế
Ông Wang Weiluo, một nhà khoa học thủy điện nổi tiếng của Trung Quốc, cho biết kể từ khi nước sông được đưa vào chứa trong hồ thì lưu lượng nước chậm hẳn và khả năng tự làm sạch sụt giảm. Các nhà khoa học ghi nhận lưu lượng nước sông Dương Tử phía trên đập đã giảm từ 2 m/giây xuống còn 0,2 mét/giây, khiến cho chất phù sa trong dòng nước bùn nổi tiếng của con sông này bị lắng xuống đáy sông.
Hiện tượng xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lý vào hồ chứa nước và sự lắng đọng các chất độc hại đã tạo thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm tăng thì chất lượng nước giảm. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục, hồ chứa nước khổng lồ của đập Tam Hiệp sẽ bị ô nhiễm trầm trọng và tổn hại đến sức khỏe của hơn 31 triệu dân sống xung quanh.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước, Chính phủ Trung Quốc vừa mới đầu tư 40 tỉ nhân dân tệ (tương đương 5,5 tỉ USD). Nhưng Giáo sư Zhang Guangdou thuộc trường Đại học Bắc Kinh cho rằng phải mất tới 300 tỉ nhân dân tệ (40 tỉ USD). Cộng với kinh phí 200 tỉ nhân dân tệ (25 tỉ USD) đầu tư xây dựng công trình, hiệu quả kinh tế của dự án đã trở thành một câu hỏi lớn.
Lưu thông khó khăn
Là dòng sông lớn nhất nước, sông Dương Tử là thủy lộ quan trọng nhất của Trung Quốc nối miền Tây xa xôi với Thái Bình Dương gần thành phố Thượng Hải. Sau 15 năm xây dựng, đập Tam Hiệp đã làm tắc tị việc giao thông trên một quãng sông dài 600 ki lô mét. Không chỉ gây ách tắc giao thông mà theo các quan chức địa phương, tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng thường xuyên, còn các loại tảo thì bùng nổ khắp hồ chứa.
Theo ông Jean-Louis Chaussade, nhà quản trị trưởng của Công ty Suez Environment, trong cuộc gặp gỡ các quan chức địa phương Trung Quốc gần đây, sự lắng đọng gia tăng sẽ làm cho tàu bè không thể đi lại được trên nhiều phần của dòng sông. “Trung Quốc không có lựa chọn nào khác, nếu như không giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước thì tăng trưởng kinh tế sẽ ngừng lại. Đây là điều mà chính phủ nên hiểu”, ông Chaussade nói.
Nguy cơ động đất
Ông Wang Weiluo cho biết khả năng gây ra động đất của dự án đập Tam Hiệp là rất cao. Nguyên nhân chính là việc chứa trong hồ một lượng nước khổng lồ đã làm gia tăng áp lực lên vỏ trái đất và nước sẽ thâm nhập vào những vết nứt của đáy hồ, làm sạt lớp địa tầng, dẫn tới động đất. Ông này nói rằng: “Trước khi xây đập Tam Hiệp phía thượng nguồn chỉ có 150 vụ sạt lở mỗi năm, song nay thì có tới 1.200 vụ sạt lở, cao gấp gần 10 lần. Nguyên nhân của những vụ sạt lở mới này là việc gia tăng áp lực nước và dư chấn của động đất bên dưới lòng hồ”.
Để kiểm soát tình trạng sạt lở, chính quyền đã đầu tư ban đầu 4 tỉ nhân dân tệ (550 triệu USD) và đầu tư bổ sung 120 tỉ nhân dân tệ. Những khoản đầu tư này không nằm trong ngân quỹ dự án. Vì khả năng đập và hồ chứa gây ra động đất là rất lớn, các biện pháp khắc phục đang được tiến hành vẫn không thể bảo đảm rằng động đất sẽ không xảy ra trong tương lai.
Ảnh hưởng đến đời sống nhân dân
Phóng viên BBC tại Thượng Hải nói rằng Chính phủ Trung Quốc đang lo ngại rằng việc tàn phá môi sinh có thể gây bất ổn định về chính trị. Đầu mùa hè vừa qua, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ môi trường Trung Quốc cảnh báo rằng các quan ngại về môi trường đã làm tăng con số các cuộc biểu tình trong nước. Tuy nhiên nay chẳng còn con sông nào ở Trung Quốc mà không bị ngăn trở bởi các công trình thủy lợi và thủy điện.
Bắt đầu xây dựng từ năm 1993, dự án đập Tam Hiệp trị giá hơn 23,6 tỉ USD này đã gặp phải sự phàn nàn của nhiều giới về chi phí, môi trường và việc di dời 1,4 triệu người dân khỏi các khu vực bị ảnh hưởng. Bờ trái của đập đã bắt đầu phát điện từ năm 2005 và các tua-bin ở bờ phải sẽ phát dòng điện đầu tiên vào lưới điện trong tháng này. Công trình dự định sẽ hoàn chỉnh vào năm 2009.
Các quan chức Chính phủ Trung Quốc cho rằng, lợi ích về môi trường mà Nhà máy Thủy điện Tam Hiệp mang lại sẽ bù được chi phí. Hiện nay, mỗi năm đập Tam Hiệp sản xuất lượng điện đủ thay thế cho 50 triệu tấn than và giảm hơn 100 triệu tấn khí thải CO2. Dù vậy các chuyên gia dự báo Trung Quốc sẽ qua mặt Mỹ để trở thành nước thải CO2 lớn nhất thế giới ngay trong năm nay.
Vấn nạn môi trường của đập Tam Hiệp cũng đã được đặt lên bàn làm việc của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Thủ tướng Ôn Gia Bảo gần đây đã phát biểu rằng: “Cái giá môi trường là nặng nề nhất trong số các vấn đề trầm trọng mà dự án đập Tam Hiệp gây ra”. Nhưng giải quyết thế nào là chuyện không đơn giản.